Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020

VnDoc.com gửi tới Quý thầy cô và các em học sinh Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 có đáp án năm học 2019 - 2020. Đây là bộ đề kiểm tra giữa kì lớp 7 mới nhất do VnDoc biên soạn với đầy đủ đáp án và hướng dẫn chi tiết, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh chuẩn bị tốt cho bài thi giữa kì sắp tới, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn thi giữa kì 1 cũng như các thầy cô giáo có tư liệu tham khảo để ra đề thi, VnDoc giới thiệu bộ Đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn bám sát nội dung học trong nhà trường. Các em hãy luyện tập để làm quen với nhiều dạng đề đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi giữa kì sắp tới của mình. Chúc các em đạt điểm cao trong các kì thi.

Tham khảo thêm: Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2020 - 2021

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỚP 7 MÔN VĂN - ĐỀ 1

PHÒNG GD & ĐT ….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

TRƯỜNG ………. Môn Ngữ Văn lớp 7 - Đề 1

Năm học 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì?

A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

B. Hãy hành động vì trẻ em.

C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.

D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có.

Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

A. Nữ hoàng thi ca.

B. Đệ nhất nữ sĩ.

C. Bà chúa thơ Nôm.

D. Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?

A. Những con búp bê.

B. Hai anh em.

C. Người mẹ.

D. Cô giáo.

Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là

A. Khúc ca khải hoàn.

B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

C. Bài ca chiến thắng.

D. Áng thiên cổ hùng văn.

Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận?

A. Oa oa.

B. Nhanh nhẹn.

C. Nho nhỏ.

D. Ầm ầm.

Câu 6: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?

A. Bàn ghế.

B. Liêu xiêu.

C. Róc rách.

D. Lom khom.

B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):

Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?

Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)

Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”. Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

A. Phần trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

C

B

B

B

A

B/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)

- Nêu đủ nội dung:

· Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút, có sự sống con người nhưng còn thưa thớt, vắng vẻ (0,5 điểm)

· Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả (0,5 điểm)

· Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)

Câu 2:

Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):

Qua Đèo Ngang

Bạn đến chơi nhà

Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan)

- Sự cô đơn thầm lặng của tác giả

Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình)

- Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp)

Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:

- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn (1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)

- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:

· Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)

· Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người (0,5 điểm)

· Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)

→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người.

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỚP 7 MÔN VĂN - ĐỀ 2

PHÒNG GD & ĐT ….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

TRƯỜNG ………. Môn Ngữ Văn lớp 7 - Đề 2

Năm học 2019 – 2020

Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; ....

Câu 1: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn.

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Song thất lục bát.

Câu 2: Bài thơ Qua đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.

B. Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

C. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.

Câu 3: Bài thơ Bánh trôi nước có ngụ ý sâu sắc gì?

A. Miêu tả bánh trôi nước.

B. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và nghĩa tình sắt son của người phụ nữ.

C. Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tình sắt son của người phụ nữ, đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của họ.

D. Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.

Câu 4: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”

Nghệ thuật nổi bật trong hai câu thơ trên là gì?

A. Nhân hóa.

B. Dùng từ láy.

C. So sánh.

D. Đảo ngữ

Câu 5: Đâu là từ ghép đẳng lập trong các từ sau?

A. Nhà cửa.

B. Xanh ngắt.

C. Tím nâu.

D. Nhà cao tầng.

Câu 6: Từ ghép gồm những loại từ nào?

A. Từ ghép - từ láy.

B. Từ ghép đẳng lập - từ láy.

C. Từ đơn - từ phức.

D. Từ ghép chính phụ - từ ghép đẳng lập.

Câu 7: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?

A. Từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.

B. Dùng từ Hán Việt nghe lịch sự.

C. Từ Hán Việt mang mang tính biểu cảm.

D. Từ Hán Việt mang tính chân thật.

Câu 8: Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời?

A. Thiên lí.

B. Thiên thư.

C. Thiên thanh.

D. Thiên tử.

B. TỰ LUẬN (6 điểm)

Phát biểu cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý nhất.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI NGỮ VĂN GIỮA KÌ 1 LỚP 7

A. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

D

C

D

A

D

A

A

A. TỰ LUẬN:

a) Mở bài:

Giới thiệu người thân mà em yêu quý và tình cảm của em đối với người ấy.

b) Thân bài

- Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động,… của người thân và tình cảm, cảm xúc của em.

- Biểu cảm vai trò của người thân và mối quan hệ của người thân đối với người xung quanh và thái độ của họ…

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thân, biểu cảm về kỉ niệm đó.

- Tình cảm của em đối với người thân: Sự mong muốn biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thân, sự nỗ lực để xứng đáng với người thân của mình.

c) Kết bài:

- Khẳng định vai trò của người thân trong cuộc sống

- Thể hiện cảm xúc của em đối với người thân.

* Biểu điểm:

- Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, bài viết có cảm xúc, có sáng tạo.

- Điểm 3-4: Đảm bảo 1/2 yêu cầu điểm 5-6, đôi chỗ sai.

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 LỚP 7 MÔN VĂN - ĐỀ 3

PHÒNG GD & ĐT ….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

TRƯỜNG ………. Môn Ngữ Văn lớp 7 - Đề 3

Năm học 2019 – 2020

Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới :

Thứ sáu, ngày 28

"Enricô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả....

....Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cứu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát."

(Trích chương 8 - Những tấm lòng cao cả - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: (0,5 điểm). Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích?

Câu 3: (1,0 diểm). Việc sử dụng các từ ngữ: khí giới, chiến trường, quân đội, cứu địch, tên lính có đảm bảo tính mạch lạc của đoạn trích không? Vì sao?

Câu 4: (1,0 điểm). Qua đoạn trích người bố muốn khuyên En-ri-cô điều gì?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm).

Câu 1: (2,0 điểm).

Trong học tập em thấy mình là một tên lính hèn nhát hay dũng cảm? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (200 chữ) về chủ đề trên.

Câu 2: (5,0 điểm).

Trong năm học vừa qua em có rất nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè, mái trường...

Hãy kể lại một kỷ niệm em cho là đáng nhớ nhất.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I. ĐỌC HIỂU

1

- PTBĐ của VB: Biểu cảm

0,5

2

Nội dung: En-ri-cô chưa ham học trong khi tất cả mọi người đều phải học. Việc học tập như chiến trường, En-ri-cô phải cố gắng để ko là một tên lính hèn nhát.

0,5

3

Các từ ngữ không phá vỡ tính mạch lạc vì nó được dùng với nghĩa ẩn dụ cho việc học tập của con người.

1,0

4

- Nói về sự cần thiết của việc học. Học tập là quan trọng, cần thiết với tất mọi người. Vì vậy người cha cha mong con phải cố gắng để không là tên lính hèn nhát trong chiến trường chinh phục kiến thức.

1,0

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

1

1. Yêu cầu về kỹ năng :

HS viết được đoạn văn ngắn có cấu trúc hoàn chỉnh, nội dung phải trình bày được ý kiến và có lý giải thuyết phục.

2. Về kiến thức:

+ Mở đoạn: Nêu vấn đề

0,5

+ Thân đoạn: Lý giải vấn đề

- Là tên lính hèn nhát vì : Chưa có sự cố gắng, còn ngại khó, ngại khó, ngại khổ, chưa coi việc học là niềm vui. Là mục đích phấn đấu...

- Là tên lính dũng cảm vì: Chăm chỉ, chịu khó. Không ngại khó khăn, gian khổ, tìm tòi, sáng tạo...

1,0

+ Kết đoạn: Bài học rút ra.

0,5

2

1. Yêu cầu về kỹ năng :

HS viết được một bài tự sự có bố cục rõ ràng. Biết kết hợp các yếu tố MT, BC, NL

2. Về kiến thức:

HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau miễn là làm rõ được yêu cầu của đề. Một số gợi ý :

a. Mở bài

- Giới thiệu về kỷ niệm khó quên : Với ai, về việc gì

0,5

b. Thân bài

+ Hoàn cảnh xảy ra sự việc

0,5

+ Diễn biến sự việc

- Mở đầu

- Thắt nút, cao trào, gỡ nút

- Kết thúc

2,5

+ Bài học rút ra

1,0

c. Kết bài

- Tình cảm thái độ đối với câu chuyện.

0,5

Mời các bạn xem đầy đủ cả 4 đề thi và đáp án trong file tải của Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2019 - 2020. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
259 78.185
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm