Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 5 đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 7 năm 2024 sách Kết nối tri thức gồm 5 đề thi khác nhau. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân có đầy đủ đáp án, bảng ma trận và bản đặc tả đề thi, là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi và cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 5 đề thi và đáp án trong file tải.

1. Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 KNTT - Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7

Phần 1- Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm)

Mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm

Câu 1: Dân tộc ta có các truyền thống tốt đẹp nào sau đây?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A,B,C.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C. Ganh ghét, để kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 3: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Có thêm nhiều kiến thức.

B. Đạt kết quả cao trong học tập.

C. Sự vất vả.

D. Sự xa lánh của bạn bà.

Câu 4: Giữ chữ tín là?

A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

B. tôn trọng mọi người.

C. yêu thương, tôn trọng mọi người.

D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 5: Biểu hiện của người giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.

B. Biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,...

C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.

Câu 6: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên?

A. Dũng cảm.

B. Giữ chữ tín.

C. Tích cực học tập.

D. Tiết kiệm.

Câu 7 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 8: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 10: Một trong những biễn pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là?

A. Thường quyên tập luyện thể dục thể thao.

B. Tách biệt, không trò chuyện với mọi người.

C. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.

D. Lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 11: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.

B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.

C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.

D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 12: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.

B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

C. Tâm lí không ổn định, bất an, thể chất yếu đuối.

D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.

Phần II: Tự luận

Câu 1 (2,5 điểm).

a. Theo em giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào?

b. Cho tình huống: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.”

Theo em, bạn T có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao?

Câu 2 ( 2,5 điểm).

Cho tình huống: Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tường, thân cây,... để đánh dấu những nơi mình đã tới.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H trong tình huống trên? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá?

b. Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, viết một bài giới thiệu ngắn về một di sản văn hoá của Việt Nam.

Câu 3 (2 điểm)

Cho tình huống:

Gần đây, A nhận được nhiều tin nhắn với những lời lẽ thiếu văn hóa và đề nghị khiếm nhã từ một người lạ mặt làm bạn thấy hoang mang, lo sợ, mất tập trung vào việc học tập. Hàng trăm câu hỏi cứ hiện lên trong đầu: “Họ nhắn tin cho mình với mục đích gì?”, “Tại sao họ lại biết tên trường và lớp học của mình?”,... khiến cho A thường mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến trường.

a. Theo em, nguyên nhân bạn A gặp phải những dấu hiện trên là gì? Nếu bạn A tiếp tục hoang mang, lo sợ như vậy có thể dẫn đến hậu quả gì?

b. Em hãy đóng vai là bạn của A để hướng dẫn bạn cách để không hoang mang, lo sợ và mất tập trung vào học tập?

Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7

Phần I- Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

B

D

A

B

C

A

D

A

A

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm

Phần II- Tự luận ( 7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

( 2,5 điểm)

a. HS chỉ ra được ý nghĩa của giữ chữ tín:

- Giữ chữ tín giúp chúng ta được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công trong công việc và cuộc sống.

- Giữ chữ tín làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

b. Bạn T là người không biết giữ chữ tín vì đã hứa sẽ trả bạn sau 1 tuần nhưng lại không trả đúng hẹn vì lí do cá nhân. Bạn T không biết coi trọng lời hứa và lòng tin của mọi người với mình.

0,75

0,75

1

Câu 2

( 2,5 điểm)

a. Nhận xét về việc làm của H:

- Nêu được nhận xét phù hợp về hành động của bạn H khắc tên lên di tích lịch sử nơi tham quan.

- Giải thích được lí do cho nhận xét:

Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo tồn di sản văn hóa?

HS đưa ra được những việc làm tích cực để bảo tồn di sản văn hóa.

b. HS đóng vai là 1 hướng dẫn viên du lịch viết một bài giới thiệu ngắn tầm câu 7 – 10 dòng giới thiệu về một di sản văn hoá của dân tộc.

0,5

0,5

0,5

1

Câu 3

( 2 điểm)

a. - HS trả lời được đúng nguyên nhân ( 0,25 điểm)

- Nêu được hậu quả nếu bạn A tiếp tục rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ. ( 0,75 điểm)

b. Em hãy đóng vai là bạn của A để hướng dẫn bạn một số cách giảm hoang mang, lo lắng:

HS có thể hướng dẫn người khác được một số cách giảm căng thẳng, mệt mỏi (1 điểm)

1

1

2. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7 KNTT - Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn GDCD 7

TT

Nội dung/chủ đề/bài học

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

1.Tự hào về truyền thống quê hương

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4 điểm

2.Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4 điểm

3. Học tập tự giác, tích cực

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

2 điểm

Tổng câu

12 câu

12 câu

3 câu

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

10 điểm

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 KNTT

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

A. tỉnh này sang tỉnh khác.

B. đời này sang đời khác.

C. nơi này sang nơi khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Hèn nhát.

D. Cần cù lao động.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương?

A. Làn điệu dân ca.

B. Trang phục truyền thống.

C. Những câu truyện cổ dân gian.

D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương?

A. Cần cù lao động.

B. Tổ chức ma chay linh đình.

C. Trân trọng trang phục truyền thống.

D. Yêu thích ẩm thực của địa phương.

Câu 5. Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho

A. tinh thần yêu nước.

B. tinh thần nhân đạo.

C. thái độ cần cù lao động.

D. lòng yêu thương con người.

Câu 6. Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Bắc Ninh và Bắc Giang.

B. Nghệ An và Hà Tĩnh.

C. Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

D. Đà Nẵng và Quảng Nam.

Câu 7. Lễ hội truyền thống mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là

A. lễ hội chùa Thầy.

B. lễ hội Lồng Tồng.

C. lễ cày tịch điền.

D. lễ hội đền Hùng.

Câu 8. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. H đã tự may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và dự định sẽ mặc trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn P và Q đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn P và Q.

B. Bạn H và P.

C. Bạn H và Q.

D. Cả 3 bạn H, P, Q.

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ?

A. Nhường cơm, sẻ áo

B. Góp gió thành bão.

C. Tích tiểu, thành đại.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 10. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. những vấn đề thời sự của xã hội.

B. những người thân trong gia đình.

C. mọi người và sự việc xung quanh.

D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 11. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. hiểu được cảm xúc của người đó.

B. chê bai, giễu cợt. xúc phạm người đó.

C. đồng tình với việc làm của người đó.

D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. An ủi.

B. Khích lệ.

C. Hỏi thăm.

D. Mỉa mai.

Câu 13. Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự

A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.

B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

D. Giúp đỡ về vật chất và tinh thần với những người đang gặp khó khăn.

Câu 15. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông?

A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình.

B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.

C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt.

D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán.

Câu 16.Hoàn cảnh gia đình A rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. A tâm sự với N và muốn N không nói với ai. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Giữ lời hứa không nói chuyện của A với ai.

B. Trêu chọc và kể chuyện của A với các bạn khác.

C. Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm cách giúp đỡ A.

D. Nghe A tâm sự nhưng không quan tâm vì không liên quan tới mình.

Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai

A. động viên.

B. nhắc nhở.

C. chỉ bảo.

D. hướng dẫn.

Câu 18. Khi tự giác, tích cực học tập, chúng ta sẽ được rèn luyện những đức tính nào?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Tương thân tương ái.

C. Quan tâm, cảm thông.

D. Kiên cường, bất khuất.

Câu 19. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ

A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai.

B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người.

C. thường xuyên bị người khác lợi dụng.

D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập.

C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể.

Câu 21.Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.

B. Môi hở, răng lạnh.

C. Học bài nào, xào bài ấy.

D. Trên kính, dưới nhường.

Câu 22. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.

B. xác định đúng đắn mục đích học tập.

C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 23. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà T thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện T là người

A. thiếu tự giác, tích cực.

B. thiếu kĩ năng học tập.

C. luôn tự tin trong cuộc sống.

D. tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 24. Bạn K đến rủ M đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra môn tiếng Anh. Nếu em là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.

B. Đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

C. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

D. Mắng cho K một trận vì làm phiền trong lúc học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác hay không? Tại sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến 1. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

- Ý kiến 2. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Ý kiến 3. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

- Ý kiến 4. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.

Đáp án đề kiểm tra GDCD 7 giữa kì 1 KNTT

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 -B

2-C

3-D

4-B

5-A

6-B

7-C

8-A

9-A

10-C

11-A

12-D

13-B

14-C

15-C

16-C

17-B

18-A

19-B

20-A

21-C

22-B

23-D

24-C

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác. Vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui vầ hạnh húc; các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: tất cả mọi người đều cần tự giác,tích cực học tập.

- Ý kiến 2. Đồng tình. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra; hòan thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống….

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: việc đặt mục tiêu học tập quá cao so với năng lực của bản thân dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc thất vọng (trong quá trình thực hiện); khi lập kế hoạch học tập, chúng ta nên đặt mục tiêu học tập vừa sức.

- Ý kiến 4. Không đồng tình. Vì hành động này thể hiện cách học mang tính chất đối phó.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Minh Chau Tôn Nữ
    Minh Chau Tôn Nữ

    câu 14 đề b đáp án sai nhé bạn


    Thích Phản hồi 31/10/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm