Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm 2024 - Tất cả các môn

VnDoc giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm học 2024 - 2025, bao gồm đề thi các môn Toán 7, Ngữ văn 7, Tiếng Anh 7, GDCD 7, Lịch sử và Địa lí 7... Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 KNTT được biên soạn bám sát chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7 mới, giúp các em có nguồn tài liệu ôn thi hiệu quả. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề.

Các bạn có thể tải về để xem toàn bộ đề và đáp án, hoặc truy cập vào đường link của từng môn bên dưới:

Link tải chi tiết Đề thi giữa kì 1 lớp 7 KNTT

1. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Toán Kết nối tri thức

Câu 1. Khẳng định nào sau đây đúng nhất:

Nếu a ∈ℤ thì

A. a ∈ ℝ;

B. a ∈ℚ;

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Kết quả của phép tính \frac{{22}}{4}:\frac{{11}}{8}\(\frac{{22}}{4}:\frac{{11}}{8}\) bằng:

A. 1B. 2C. 3D. 4

Câu 3: Giá trị x thỏa mãn \frac{3}{4}x = \frac{{15}}{{16}}\(\frac{3}{4}x = \frac{{15}}{{16}}\) là:

A. x = \frac{{ - 4}}{5}\(x = \frac{{ - 4}}{5}\)B. x = \frac{4}{5}\(x = \frac{4}{5}\)C. x = \frac{{ - 5}}{4}\(x = \frac{{ - 5}}{4}\)D. x = \frac{5}{4}\(x = \frac{5}{4}\)

Câu 4: \frac{{ - 1}}{6}\(\frac{{ - 1}}{6}\) là kết quả của phép tính:

A. \frac{{22}}{{14}}.\frac{7}{{11}}.\frac{1}{6}\(\frac{{22}}{{14}}.\frac{7}{{11}}.\frac{1}{6}\)B. \frac{3}{4}.\left( {\frac{{ - 7}}{{14}}} \right).\frac{4}{{21}}\(\frac{3}{4}.\left( {\frac{{ - 7}}{{14}}} \right).\frac{4}{{21}}\)
C. \frac{5}{{16}}.\frac{8}{{15}}.2\(\frac{5}{{16}}.\frac{8}{{15}}.2\)D. \frac{{ - 4}}{{12}}.\left( {\frac{{ - 5}}{6}} \right).\left( {\frac{{ - 9}}{{15}}} \right)\(\frac{{ - 4}}{{12}}.\left( {\frac{{ - 5}}{6}} \right).\left( {\frac{{ - 9}}{{15}}} \right)\)

Câu 5. Trong các số sau đây số nào là số thập phân vô hạn không tuần hoàn:

A. 1,(3);

B. 1,2(21);

C. 1,11111…;

D. 2,64575…

Câu 6. Căn bậc hai số học của số a không âm là:

A. √ a ;

B. − √ a ;

C. √ a và − √ a

D. Không có đáp án.

Câu 7. Cho x = -12. Tính |x + 2|.

A. 10;

B. -10;

C. 12;

D. -12.

Câu 8. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có một giá trị x thỏa mãn x2 = 3 được biểu diễn bởi điểm nằm trước điểm 0, cách 0 một đoạn bằng √ 3 3 trên trục số;

B. Chỉ có một giá trị x thỏa mãn x2 = 3 được biểu diễn bởi điểm nằm sau điểm 0, cách 0 một đoạn bằng √ 3 3 trên trục số;

C. Có hai giá trị x thỏa mãn x2 = 3 được biểu diễn bởi hai điểm, một điểm nằm trước và một điểm nằm sau điểm 0, hai điểm đều cách điểm 0 một khoảng bằng √ 3 3 trên trục số;

D. Không có giá trị nào của x thỏa mãn x2 = 3.

Câu 9. Cho hình vẽ sau:

Đề thi Giữa kì 1 Toán lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề + ma trận)

Số cặp góc kề bù (không kể góc bẹt) có trong hình vẽ trên là

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Câu 10. Cho ˆ x O y = 120 ° xOy^=120° , tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Số đo góc xOt là:

A.120°;

B. 80°;

C. 60°;

D.150°.

Câu 11. Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng x, ta vẽ hai đường thẳng qua A và song song với x thì:

A. Hai đường thẳng đó trùng nhau;

B. Hai đường thẳng cắt nhau tại A;

C. Hai đường thẳng song song;

D. Hai đường thẳng vuông góc.

Câu 12. Định lí sau được phát biểu thành lời là:

Giả thiết

a // b, c ⊥ a

Kết luận

c ⊥ b

A. Nếu một đường thẳng vuông góc một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia.

B. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia.

C. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng kia một góc 600.

D. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng kia một góc 1800.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Bài 1. (1,5 điểm)

a) Biết biểu thức 68 . 125 viết được dưới dạng 2a . 3b. Tính a – b.

b) Cho a = √ 99\(√ 99\) = 9,94987471… và b = 5,(123).

i) Hai số b là số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn hay số vô tỉ? Tìm chữ số thập phân thứ năm của số b.

ii) Ước lượng tích của a và b.

Bài 2. (1,5 điểm) Thực hiện phép tính (bằng cách hợp lí nếu có thể)

a. 1\frac{3}{5}.\frac{4}{7}+5\frac{2}{3}.\frac{4}{7}\(a. 1\frac{3}{5}.\frac{4}{7}+5\frac{2}{3}.\frac{4}{7}\)b. \frac{3}{8}+\left( \frac{3}{4}-1\frac{1}{5} \right):\frac{16}{5}\(b. \frac{3}{8}+\left( \frac{3}{4}-1\frac{1}{5} \right):\frac{16}{5}\)
c. {{\left( \frac{-4}{3} \right)}^{3}}:\frac{{{\left( \frac{-1}{3} \right)}^{2}}}{6}\(c. {{\left( \frac{-4}{3} \right)}^{3}}:\frac{{{\left( \frac{-1}{3} \right)}^{2}}}{6}\)

Bài 3. (1,5 điểm)  Tìm x biết:

a. \left( x-2 \right)\left( 3-2x \right)=0\(a. \left( x-2 \right)\left( 3-2x \right)=0\)
b. \frac{1}{3}+\frac{2}{3}:x=5\(b. \frac{1}{3}+\frac{2}{3}:x=5\)

c) 7,2 : [41 – (2x – 5)] = 23.5;

Bài 4. (2,0 điểm)

Cho đường thẳng xy đi qua điểm O. Vẽ tia Oz sao cho \widehat {xOz} = 135^\circ\(\widehat {xOz} = 135^\circ\). Vẽ tia Ot sao cho \widehat {yOt} = 90^\circ\(\widehat {yOt} = 90^\circ\)\widehat {zOt} = 135^\circ\(\widehat {zOt} = 135^\circ\). Gọi Ov là tia phân giác của \widehat {xOt}\(\widehat {xOt}\). Các góc \widehat {xOv}\(\widehat {xOv}\)\widehat {yOz}\(\widehat {yOz}\) có phải là hai góc đối đỉnh không? Vì sao?

Bài 5. (0,5 điểm) 

\frac{1}{2} - \frac{2}{3} + \frac{3}{4} - \frac{4}{5} + \frac{5}{6} - \frac{6}{7} + \frac{7}{8} + \frac{6}{7} - \frac{5}{6} + \frac{4}{5} - \frac{3}{4} + \frac{2}{3} - \frac{1}{2} + 1\(\frac{1}{2} - \frac{2}{3} + \frac{3}{4} - \frac{4}{5} + \frac{5}{6} - \frac{6}{7} + \frac{7}{8} + \frac{6}{7} - \frac{5}{6} + \frac{4}{5} - \frac{3}{4} + \frac{2}{3} - \frac{1}{2} + 1\)

2. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Ngữ văn Kết nối tri thức

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CỦ KHOAI NƯỚNG

Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.

Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ. Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch. Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem "anh bạn khổng lồ" kia có thể chơi được không. Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa - cậu lẩm bẩm. Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên. Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.

Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.

Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa. Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.

- Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.

Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:

- Tôi chỉ xin lửa thôi...

Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.

- Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!

Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một... Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai... Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy.

Mặc dù rong trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ?

(Theo truyện ngắn Tạ Duy Anh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm?

A. Cuối đông

B. Chớm hè

C. Cuối xuân

D. Đầu thu

Câu 2. Ai là người kể chuyện?

A. Cậu bé Mạnh

B. Ông lão ăn mày

C. Một người khác không xuất hiện trong truyện

D. Cậu bé ăn mày

Câu 3. Đâu là thành phần trạng ngữ trong câu “Sau trận mưa rào vòm trời được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.”?

A. Sau trận mưa rào

B. Vòm trời

C. Rửa sạch

D. Xanh và cao hơn

Câu 4. Chủ đề của truyện là gì?

A. Lòng dũng cảm

B. Tinh thần lạc quan

C. Tinh thần đoàn kết

D. Lòng yêu thương con người

Câu 5. Vì sao cậu bé Mạnh lại có “cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá”?

A. Vì cậu đã chia sẻ một phần khoai nướng với cậu bé ăn mày.

B. Vì nhận được lời cảm ơn của ông lão.

C. Vì được thưởng thức món ăn ngon.

D. Vì không bị lão ăn mày làm phiền.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo ra một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này.”?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Nói qúa

D. Nói giảm nói tránh

Câu 7. Từ “lật đật” trong câu “Ông lão lật đật đứng dậy.” miêu tả hành động như thế nào?

A. Chậm dãi, thong thả

B. Mạnh mẽ, dứt khoát

C. Nhẹ nhàng, khoan khoái

D. Vội vã, tất tưởi

Câu 8. Cậu bé Mạnh có thái độ như thế nào đối với hai ông cháu lão ăn mày?

A. Tôn trọng

B. Coi thường

C. Biết ơn

D. Khinh bỉ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Nếu em là nhân vật cậu bé Mạnh trong câu chuyện, em có cư xử với hai ông cháu lão ăn mày như nhân vật trong truyện đã làm hay không, vì sao?

Câu 10. Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.

3. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Tiếng Anh sách Global Success

Choose the word with a different way of pronunciation in the underlined part.

1. A. developed

B. visited

C. planted

D. needed

2. A. bird

B. girl

C. sister

D. first

3. A. hobby

B. hour

C. hotel

D. hot

Fill each blank with the present simple, present continuous or past simple form of the verb in brackets

1. When Tom was a teenager, his hobby ___________ (be) horse riding.

2. Do you know that the sun always ___________ (rise) in the East?

3. Look! Toby ___________ (have) some fast food again!

4. Trung never ___________ (watch) TV before finishing all his homework.

Choose the best option to complete each sentence

1. Tom is having a lot of fast food! He needs to change his ___________.

A. hobby

B. diet

C. condition

2. You can use this ___________ to stick these pieces of color paper to decorate your dollhouse.

A. nail

B. glue

C. model

3. Some hobbies can help students learn to be ___________ with their work.

A. patient

B. popular

C. valuable

4. They have decided to clean up the neighbourhood __________ it is full of rubbish.

A. so

B. because

C. but

5. We came to the remote village and _________ meals for homeless children.

A. cooked

B. made

C. do

6. He ate a lot of fried food, so he __________ fat quickly.

A. get

B. got

C. will get

Read the passage. Circle the best answer A, B, or C to each of the questions.

Judo, one of the most popular martial arts, comes from Japan and it is quite well-known in Viet Nam. When we do judo, we will learn some basic techniques in throwing, grappling, and striking. We learn them carefully and steps by steps so that we do not have to worry too much about injuries. Judo teaches us how to train our bodies and minds as well as how to use our energy in the best way. It first appeared in the Olympic Games in Tokyo in 1964 and since 1972 it has been an official event in the Olympic Games. Vietnamese judokas – people who do judo – have won some international recognition and are trying their best to win first medals in the Olympic Games.

1. What is the passage mainly about?

A. The development of judo.

B. The development and benefits of judo.

C. The development of judo in Viet Nam.

2. What does the word It in line 6 mean?

A. Energy.

B. Mind.

C. Judo.

3. What is one of the benefits of practising judo?

A. Knowing how to throw people.

B. Learning to control our bodies.

C. Winning medals in competitions.

4. When did Judo first appear in the Olympic Games?

A. In 1954.

B. In 1964.

C. In 1968.

5. How many Olympic medals did Vietnamese judokas win in 1972?

A. None.

B. One.

C. Two.

Find and correct the mistakes

1. Did Linda went to a pharmacy three days ago?

2. Yesterday, I go to school late because I missed the bus.

3. Lack of exercise may harms your health.

Rewrite the following sentences without changing its meaning

1. How old are you? (What)

__________________________________________

2. She likes singing more than dancing. (prefers)

__________________________________________

3. James isn’t a fast swimmer. (doesn’t)

__________________________________________

4. She usually does her homework for two hours. (spends)

__________________________________________

4. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí Kết nối tri thức

(PHÂN MÔN LỊCH SỬ)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Lĩnh vực nào đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Văn học, triết học.

B. Khoa học – kĩ thuật.

C. Nghệ thuật, Toán học.

D. Văn học, Nghệ thuật.

Câu 2: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Anh.

B. I-Ta_li-a.

C. Đức.

D. Mỹ.

Câu 3: Bức hoạ Nàng La Giô – công – đơ là kiệt tác nghệ thuật của hoạ sĩ nổi tiếng nào?

A. Lê-ô-na-đơ Vanh-xi.

B. Mi-ken-lăng-giơ.

C. W.Sếch-xpia.

D. M.Xéc-van-tét.

Câu 4: Thời Đường, loại hình văn học phát triển nhất là

A. ca múa.

B. tiểu thuyết.

C. thơ.

D. kịch nói.

Câu 5: Dưới Vương triều Gup ta, tôn giáo nào phát triển nhất?

A. Đạo Phật.

B. Đạo Thiên Chúa.

C. Đạo Tin lành.

D. Đạo Hin - đu.

Câu 6: Dưới thời phong kiến, ở Ấn Độ Vương triều nào được xem là thịnh vượng nhất?

A. Gúp- ta.

B. Đê li.

C. Môn gôn.

D. Nanda.

Câu 7: Thành tựu kiến trúc nổi bật của Trung Quốc là

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. đền Ăng-co-Vát.

C. đền Ăng-co- Thom.

D. đền Taj Mahal.

Câu 8: Vương quốc Lan Xang phát triển thịnh vượng vào khoảng thời gian nào?

A. TK X đến TK XV.

B. TK XV đến TK XVI.

C. TK XV đến TK XVII.

D. TK XVI đến TK XVIII.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?

Câu 2: (1.0 điểm) Trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc từ TK VII đến TK XIX em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Câu 3: (0,5 điểm) Việc sáng tạo ra chữ viết riêng của nhiều quốc gia Đông Nam Á có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống ?

PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1. Châu Âu có diện tích

A. trên 9 triệu km2

B. trên 10 triệu km2.

C. trên 11 triệu km2.

D. trên 12 triệu km2.

Câu 2. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào?

A. Đới ôn hòa.

B. Đới lạnh.

C. Đới nóng.

D. Cả 3 đới.

Câu 3. Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở

A. phía bắc.

B. phía nam.

C. phía đông nam.

D. Phía tây.

Câu 4: Các sông lớn ở châu Âu là

A. Đa - nuyp, Rai- nơ và U-ran.

B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.

C. Đa - nuyp, Von- ga và U-ran.

D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.

Câu 5: Năm 2020, số dân của châu Âu khoảng

A. 747 triệu người.

B. 757 triệu người.

C. 767 triệu người.

D. 777 triệu người.

Câu 6: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm là

A. tỉ lệ dân thành thị thấp.

B. đô thị hóa nông thôn kém phát triển.

C. các đô thị mở rộng và nối liền nhau tạo thành các dải đô thị.

D. châu lục có mức đô thị hóa thấp.

Câu 7: Phần đất liền châu Á không tiếp giáp đại dương nào sau dây?

A. Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 8: Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại

A. Pa-let-tin

B. Ấn Độ

C. I – Ran

D. A-rập-xê-út

B. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) (0,5 điểm). Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình miền núi ở châu Âu.

b) (1,5 điểm). Nêu một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.

Câu 2 (1,0 điểm)

Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa như thế nào đối với các nước châu Á?

5. Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân KNTT

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

A. tỉnh này sang tỉnh khác.

B. đời này sang đời khác.

C. nơi này sang nơi khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Hèn nhát.

D. Cần cù lao động.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương?

A. Làn điệu dân ca.

B. Trang phục truyền thống.

C. Những câu truyện cổ dân gian.

D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương?

A. Cần cù lao động.

B. Tổ chức ma chay linh đình.

C. Trân trọng trang phục truyền thống.

D. Yêu thích ẩm thực của địa phương.

Câu 5. Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho

A. tinh thần yêu nước.

B. tinh thần nhân đạo.

C. thái độ cần cù lao động.

D. lòng yêu thương con người.

Câu 6. Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Bắc Ninh và Bắc Giang.

B. Nghệ An và Hà Tĩnh.

C. Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

D. Đà Nẵng và Quảng Nam.

Câu 7. Lễ hội truyền thống mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là

A. lễ hội chùa Thầy.

B. lễ hội Lồng Tồng.

C. lễ cày tịch điền.

D. lễ hội đền Hùng.

Câu 8. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. H đã tự may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và dự định sẽ mặc trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn P và Q đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn P và Q.

B. Bạn H và P.

C. Bạn H và Q.

D. Cả 3 bạn H, P, Q.

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ?

A. Nhường cơm, sẻ áo

B. Góp gió thành bão.

C. Tích tiểu, thành đại.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 10. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. những vấn đề thời sự của xã hội.

B. những người thân trong gia đình.

C. mọi người và sự việc xung quanh.

D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 11. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. hiểu được cảm xúc của người đó.

B. chê bai, giễu cợt. xúc phạm người đó.

C. đồng tình với việc làm của người đó.

D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. An ủi.

B. Khích lệ.

C. Hỏi thăm.

D. Mỉa mai.

Câu 13. Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự

A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.

B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

D. Giúp đỡ về vật chất và rinh thần với những người đang gặp khó khăn.

Câu 15. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông?

A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình.

B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.

C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt.

D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán.

Câu 16.Hoàn cảnh gia đình A rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. A tâm sự với N và muốn N không nói với ai. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Giữ lời hứa không nói chuyện của A với ai.

B. Trêu chọc và kể chuyện của A với các bạn khác.

C. Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm cách giúp đỡ A.

D. Nghe A tâm sự nhưng không quan tâm vì không liên quan tới mình.

Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai

A. động viên.

B. nhắc nhở.

C. chỉ bảo.

D. hướng dẫn.

Câu 18. Khi tự giác, tích cực học tập, chúng ta sẽ được rèn luyện những đức tính nào?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Tương thân tương ái.

C. Quan tâm, cảm thông.

D. Kiên cường, bất khuất.

Câu 19. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ

A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai.

B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người.

C. thường xuyên bị người khác lợi dụng.

D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập.

C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể.

Câu 21.Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.

B. Môi hở, răng lạnh.

C. Học bài nào, xào bài ấy.

D. Trên kính, dưới nhường.

Câu 22. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.

B. xác định đúng đắn mục đích học tập.

C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 23. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà T thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện T là người

A. thiếu tự giác, tích cực.

B. thiếu kĩ năng học tập.

C. luôn tự tin trong cuộc sống.

D. tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 24. Bạn K đến rủ M đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra môn tiếng Anh. Nếu em là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.

B. Đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

C. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

D. Mắng cho K một trận vì làm phiền trong lúc học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác hay không? Tại sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến 1. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

- Ý kiến 2. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Ý kiến 3. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

- Ý kiến 4. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.

6. Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?

A. Cây ngô

B. Cây su hào

C. Cây vải thiều

D. Cây tiêu

Câu 2. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả?

A. Cây lạc

B. Cây su hào

C. Cây nhãn

D. Cây ngô

Câu 3. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây gia vị?

A. Cây lạc

B. Cây su hào

C. Cây nhãn

D. Cây tiêu

Câu 4. Vai trò của cây trồng:

A. Cung cấp lương thực

B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

C. Cung cấp nguyên liệu công nghiệp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5. Ở Việt Nam có phương thức trồng trọt phổ biến nào?

A. Trồng trọt ngoài tự nhiên

B. Trồng trọt trong nhà có mái che

C. Trồng trọt kết hợp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6. Trồng trọt trong nhà có mái che:

A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.

B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên.

C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7. Kĩ sư trồng trọt:

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn cà phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8. Kĩ sư chọn giống cây trồng:

A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.

B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.

C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn cà phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9. Đất trồng có mấy thành phần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10. Phần lỏng của đất trồng giúp:

A. Cây đứng vững

B. Cung cấp nước cho cây

C. Cung cấp oxygen cho cây

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11. Phần khí của đất trồng giúp:

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

B. Hòa tan chất dinh dưỡng cho cây

C. Làm đất tơi xốp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12. Phần rắn của đất trồng giúp:

A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

B. Hòa tan chất dinh dưỡng cho cây

C. Làm đất tơi xốp

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13. Làm đất trồng cây gồm mấy công việc chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 14. Mục đích của việc lên luống là?

A. Dễ chăm sóc

B. Chống ngập úng

C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15. Cày đất có tác dụng gì:

A. Làm đất tơi, xốp

B. Giúp đất thoáng khí

C. Chôn vùi cỏ dại

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16. Có cách bón phân nào?

A. Rắc đều lên mặt luống

B. Theo hàng

C. Theo hốc

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17. Có hình thức gieo trồng chính nào?

A. Bằng hạt

B. Bằng cây con

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 18. Khi gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu về:

A. Thời vụ

B. Mật độ

C. Khoảng cách

D. Thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.

Câu 19. Nước ta có mấy vụ gieo trồng chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20. Vụ mùa vào khoản thời gian nào?

A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau

B. Tháng 4 đến tháng 7

C. Tháng 7 đến tháng 11

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21. Làm cỏ giúp:

A. Giảm cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.

B. Cây đứng vững

C. Tạo độ tơi xốp cho đất

D. Tạo độ thoáng khí cho đất

Câu 22. Vun xới giúp:

A. Tạo điều kiện cây sinh trưởng, phát triển

B. Hạn chế nơi trú ẩn của sâu

C. Hạn chế nơi trú ẩn của bệnh

D. Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng

Câu 23. Hình ảnh nào thể hiện công việc làm cỏ, vun xới?

Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

Câu 24. Hình ảnh nào thể hiện cây bị úng nước?

Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề)

II. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che

Câu 2 (2 điểm). Trình bày phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ở địa phương?

7. Đề thi giữa học kì I Khoa học tự nhiên 7

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7

Thời gian làm bài 90 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Hãy chọn đáp án đúng nhất điền vào bảng trả lời trắc nghiệm trong phần bài làm

Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên (2 câu)

Câu 1 (B): Để đo chính xác độ dày của một quyển sách KHTN 7, người ta dùng

A. cân đồng hồ.

B. thước đo độ chia nhỏ nhất là 1mm.

C. nhiệt kế thuỷ ngân.

D. ước lượng bằng mắt thường.

Câu 2 (H): Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Đưa ra dự đoán khoa học đẻ giải quyết vấn đề;

(2) Rút ra kết luận;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán;

(4) Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu;

(5) Thực hiện kế hoạch kế hoạch kiểm tra dự đoán.

Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

A. (1); (2); (3); (4); (5).

B. (5); (4); (3); (2); (1).

C. (4); (1); (3); (5); (2).

B. (3); (4); (1); (5); (2).

Nguyên tử (2 câu)

Câu 3 (B): Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là

A. electron.

B. electron và neutron.

C. proton.

D. proton và neutron.

Câu 4 (H): Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt

A. electron và proton.

B. electron, proton và neutron.

C. neutron và electron.

D. proton và neutron.

Nguyên tố hoá học (4 câu)

Câu 5 (B): Nguyên tố magnesium có kí hiệu hóa học là

A. mg.

B. Mg.C. mg.D. mG.

Câu 6 (B): Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học

A. 90.

B. 100.C. 118.D. 1180.

Câu 7 (H): Hình bên mô tả cấu tạo nguyên tử oxygen.

Số hiệu nguyên tử (số proton) của nguyên tố oxygen là:

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 8 (H): Cho biết sơ đồ cấu tạo nguyên tử của nguyên tố như hình bên.

Nguyên tố trên là

A. Be.

B. C.

C. O.

D. Na.

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (2 câu)

Câu 9 (B): Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có

A. 7 nhóm A.

B. 8 nhóm A.

C. 9 nhóm A.

D. 10 nhóm A.

Câu 10 (B): Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là

A. 1e.

B. 2e.

C. 3e.

D. 7e.

Phân tử- Đơn chất – Hợp chất ( 6 câu)

Câu 11 (B): Chất nào dưới đây là đơn chất?

A. CO.

B. NaCl.

C. H2S.

D. O2.

Câu 12 (H): Dãy chỉ gồm toàn hợp chất là

A. FeO, NO, C, S.

B. Mg, K, S, C.

C. Fe, NO2, H2O, CuO.

D. CuO, KCl, HCl, CO2

Giới thiệu về liên kết hoá học

Câu 13 (B) Phân tử nào dưới đây được hành thành từ liên kết ion?

A. NaCl.B. H2.C. O2D. H2O.

Câu 14 (B): Trong phân tử O2, hai nguyên tử O đã liên kết với nhau bằng

A. 1 cặp electron dùng chung.

B. 2 cặp electron dùng chung.

C. 3 cặp electron dùng chung.

D. 4 cặp electron dùng chung.

Hoá trị và công thức hoá học

Câu 15 (B): Con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác là

A. Số hiệu nguyên tử.

B. Hoá trị.

C. Khối lượng nguyên tử.

D. Số liên kết của các nguyên tử.

Câu 16 (B): Cho potassium (K) có hoá trị I, Oxygen (O) hoá trị II. Công hoá hoá học potassium oxide là

A. KO

B. K2O

C. K2O2

D. KO2

PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Nguyên tử (2 câu)

Câu 17 (H) (1,0 điểm): Quan sát hình mô phỏng cấu tạo các nguyên tử dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

a) Số hạt proton của nguyên tử trong các hình trên là bao nhiêu?

b) Vì sao mỗi nguyên tử trung hoà về điện?

Câu 18 (VD) (0,5 điểm): Tổng số hạt của nguyên tố oxygen là 49. Biết số hạt mang điện tích âm là 16. Tính số hạt còn lại.

Giới thiệu về liên kết hoá học

Câu 19 (H)(1,0 điểm): Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử chlorine (Cl) như hình bên:

Hãy biểu diễn sự hình thành liên kết hoá trị trong phân tử Cl2.

Sơ đồ cấu tạo nguyên tử Cl

Câu 20 (2,5 điểm):

a) (B) Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.

Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm nào?

( đvkt thuộc 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học)

b) (H) Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 6.

Cho biết vị trí của nguyên tố A trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.

Nguyên tố A là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

(Đvkt thuộc 3. Nguyên tố hoá học)

c) (VD) Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử fructose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Hãy viết công thức hoá học của fructose và tính khối lượng phân tử fructose.

(Đvkt thuộc 5. Phân tử- Đơn chất – Hợp chất)

Hoá trị và công thức hoá học

Câu 21 (VDC) (1,0 điểm): Một oxide có công thức XOn, trong đó X chiếm 30,43% về khối lượng. Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Xác định công thức hoá học của oxide trên.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 Tải nhiều

Chia sẻ, đánh giá bài viết
26
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    mình đã tải, cảm ơn ad

    Thích Phản hồi 25/10/23
    • Bơ

      tha hồ ôn

      Thích Phản hồi 25/10/23
      • Bảo Ngân
        Bảo Ngân

        cày đi các bạn

        Thích Phản hồi 25/10/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Đề thi giữa kì 1 lớp 7

        Xem thêm