Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có Đáp án + Ma trận)
Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 CTST năm 2024
VnDoc giới thiệu tới các bạn Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 sách Chân trời sáng tạo có đáp án. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Toán bao gồm 2 đề khác nhau cho các em tham khảo. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.
Xem thêm: Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo có đáp án
1. Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1
Đề thi Toán giữa kì 1 lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Chọn chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Số hữu tỉ là:
A. Phân số khác 0
B. Các số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in N,b \ne 0} \right)\)
C. Các số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in Z,b \ne 0} \right)\)
D. Các số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in Z} \right)\)
Câu 2: Giá trị x thỏa mãn \(27{x^2} - 3 = 0\)là:
A. \(x = \dfrac{1}{9}\); B. \(x = \dfrac{1}{3}\);
C. \(x = 3\) D. \(x = \pm \dfrac{1}{3}\).
Câu 3: Kết quả của phép tính \(\dfrac{{{3^5}{{.4}^4}}}{{{9^2}{{.8}^2}}}\)là
A. \(\dfrac{3}{{16}}\); B.\(1\);
C. \(\dfrac{3}{4}\); D. Một kết quả khác.
Câu 4: Hình lăng trụ đứng tam giác có bao nhiêu mặt?
A. 3 B. 5 C. 6 D. 9
Câu 5: Hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác có 3 cạnh đều bằng \(3cm\), chiều cao hình lăng trụ bằng \(10cm\). Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đó là:
A. \(30c{m^2}\) B. \(90c{m^2}\) C. \(90c{m^3}\) D. \(13c{m^2}\) Câu 6: Một bể cá hình lập phương có độ dài cạnh là \(0,8m\), thể tích nước chiếm \(\dfrac{3}{4}\) bể. Hỏi trong bể chứa bao nhiêu lít nước?
A. 348 lít nước B. 384 lít nước C. 405 lít nước D. 400 lít nước
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm) Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) \({\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{{ - 4}}{{13}}.10\dfrac{3}{{41}} - \dfrac{4}{{13}}.2\dfrac{{38}}{{41}}\) b) \({\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \sqrt {25} .\left( {0,4 - 1\dfrac{1}{2}} \right):\left[ {{{\left( { - 2} \right)}^3}.\dfrac{{11}}{8}} \right]\)
Câu 8: (1,5 điểm)
Tìm x, biết:
a) \(0,2 - x = - 1\dfrac{2}{5}\)
b) \(\dfrac{{x + \dfrac{3}{2}}}{6} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\)
c) \(3.\left( { - 2x + \dfrac{5}{2}} \right).\left( {x + 11} \right) = 0\)
Câu 9: (1 điểm)
Có hai tấn ảnh kích thước 20 cm x 30 cm được in trên giấy ảnh kích thước 43,2 cm x 55,8 cm. Nếu cắt ảnh theo đúng kích thước thì diện tích phần giấy ảnh còn lại là bao nhiêu?
Câu 10: (3,5 điểm)
1. Một cái thùng sắt hình hộp chữ nhật có chiều rộng bằng \(\dfrac{5}{8}\) chiều dài và kém chiều dài 3,6 m; chiều cao bằng 2,5 m. Hỏi
a) Diện tích toàn phần của cái thùng
b) Nếu người ta sơn bên ngoài cái thùng, cứ 3,6 m2 tốn 3 kg sơn thì cần bao nhiêu kg sơn?
2. Người ta đào một đoạn mương có dạng hình lăng trụ đứng tứ giác. Biết mương có chiều dài 30 m, sâu 1,5 m, trên bề mặt có chiều rộng 1,8 m và đáy mương là 1,2 m.
a) Tính diện tích đáy hình thang của hình lăng trụ
b) Tính thể tích đất phải đào lên.
Câu 11: (0,5 điểm)
Cho biểu thức \(A = \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}\). Chứng minh \(A < \dfrac{1}{4}\)
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: C | Câu 2: D | Câu 3: D | Câu 4: B | Câu 5: B | Câu 6: B |
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm)
\(a)\begin{array}{*{20}{l}}{{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{{ - 4}}{{13}}.10\dfrac{3}{{41}} - \dfrac{4}{{13}}.2\dfrac{{38}}{{41}}}\\{ = \dfrac{{ - 4}}{{13}}\left( {10\dfrac{3}{{41}} + 2\dfrac{{38}}{{41}}} \right)}\\{ = \dfrac{{ - 4}}{{13}}.13}\\{ = - 4}\end{array}b)\begin{array}{*{20}{l}}{{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \sqrt {25} .\left( {0,4 - 1\dfrac{1}{2}} \right):\left[ {{{\left( { - 2} \right)}^3}.\dfrac{{11}}{8}} \right]}\\{ = 5.\left( {\dfrac{2}{5} - \dfrac{3}{2}} \right):\left( { - 8.\dfrac{{11}}{8}} \right)}\\{ = 5.\left( {\dfrac{4}{{10}} - \dfrac{{15}}{{10}}} \right):\left( { - 11} \right)}\\{ = 5.\dfrac{{ - 11}}{{10}}.\dfrac{{ - 1}}{{11}}}\\{ = \dfrac{1}{2}}\end{array}\)
Câu 8
a)
\(\begin{array}{l}0,2 - x = - 1\dfrac{2}{5}\\ \Leftrightarrow \dfrac{2}{{10}} - x = \dfrac{{ - 7}}{5}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{5} - x = \dfrac{{ - 7}}{5}\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{5} - (\dfrac{{ - 7}}{5})\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{5} + \dfrac{7}{5}\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{8}{5}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{8}{5}\)
b)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{x + \dfrac{3}{2}}}{6} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2.(x + \dfrac{3}{2})}}{{12}} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2x + 3}}{{12}} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\\ \Leftrightarrow 2x + 3 = - 5\\ \Leftrightarrow 2x = - 5 - 3\\ \Leftrightarrow 2x = - 8\\ \Leftrightarrow x = - 4\end{array}\)
Vậy x = -4
c)
\(\begin{array}{l}3.\left( { - 2x + \dfrac{5}{2}} \right).\left( {x + 11} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 2x + \dfrac{5}{2} = 0}\\{x + 11 = 0}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x = \dfrac{5}{2}}\\{x = - 11}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{5}{4}}\\{x = - 11}\end{array}} \right.\end{array}\)
Vậy \(x \in \left\{ {\dfrac{5}{4}; - 11} \right\}\)
Câu 9: (1 điểm)
Diện tích 2 tấm ảnh là: 2.(20.30)=1200 (cm2)
Diện tích tờ giấy ảnh là: 43,2 . 55,8 = 2410,56 (cm2)
Diện tích phần giấy ảnh còn lại là: 2410,56 – 1200 = 1210,56 (cm2)
Câu 10: (3,5 điểm)
a) Hiệu số phần bằng nhau là: 8 – 5 = 3 (phần)
Chiều rộng hình hộp là: 3,6 : 3 . 5 =6 (m)
Chiều dài hình hộp là: 3,6 : 3 . 8 =9,6 (m)
Diện tích xung quanh hình hộp là: \({S_{xq}} = 2.\left( {6 + 9,6} \right).2,5 = 78\left( {{m^2}} \right)\)
Diện tích đáy hình hộp là: \({S_{day}} = 6.9,6 = 57,6\left( {{m^2}} \right)\)
Diện tích toàn phần của thùng là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2.{S_{day}} = 78 + 2.57,6 = 193,2\left( {{m^2}} \right)\)
b) Cứ 1 m2 tốn số kg sơn là: 3 : 3,6 = \(\dfrac{5}{6}\) (kg)
Người ta sơn bên ngoài cái thùng cần số kg sơn là: \(193,2.\dfrac{5}{6} = 161\left( {kg} \right)\)
Đoạn mương có dạng hình lăng trụ tứ giác có đáy là hình thang có 2 đáy là 1,2 m và 1,8 m, chiều cao là 1,5 m; chiều cao lăng trụ là 30 m.
a) Diện tích đáy hình thang của lăng trụ là: S = (1,2+1,8).1,5:2=2,25 (m2)
b) Thể tích đất phải đào lên là: V = S . h = 2,25 . 30 = 67,5 (m2)
Câu 11: (0,5 điểm)
\(\begin{array}{l}A = \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}\\ \Rightarrow 5A = \dfrac{5}{5} + \dfrac{5}{{{5^2}}} + \dfrac{5}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{5}{{{5^{2022}}}}\\ = 1 + \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2021}}}}\\ \Rightarrow 5A - A = 1 + \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2021}}}} - \left( {\dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}} \right)\\ \Rightarrow 4A = 1 - \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}\\ \Rightarrow A = \dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{{{{4.5}^{2022}}}} < \dfrac{1}{4}\end{array}\)
Vậy \(A < \dfrac{1}{4}\)
2. Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Chân trời sáng tạo - Đề 2
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 CTST
TT | Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Số hữu tỉ | Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ | 3 câu (TN1; TN2; TN3) 0,75đ | 1 câu (TN4) 0,25đ | 5,0 | ||||||
Các phép tính với số hữu tỉ | 1 câu (TN5) 0,25đ | 1 câu (TN6) 0,25đ | 2 câu (TL1a, TL2a) 1,0đ | 4 câu (TL1b, TL1c; TL2b, TL2c) 2,0đ | 1 câu (TL6) 0,5đ | ||||||
2 | Các hình khối trong thực tiễn | Hình hộp chữ nhật và hình lập phương | 2 câu (TN7, TN8) 0,5đ | 1 câu (TN9) 0,25 đ | 2 câu (TL3; 4) 2,25đ | 3,5 | |||||
Lăng trụ đứngtam giác, lăng trụ đứng tứ giác | 2 câu (TN10, TN11) 0,5 đ | ||||||||||
3 | Góc và đường thẳng song song | Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc | 1 câu (TN12) 0,25 đ | 1 (TL5a) 0,5đ | 1 câu (TL5b) 0,75đ | 1,5 | |||||
Tổng: Số câu Điểm | 9 2,25đ | 1 0,5đ | 3 0,75 đ | 2 1,0đ | 7 5,0đ | 1 0,5đ | 10,0 | ||||
Tỉ lệ % | 27,5% | 17,5% | 50% | 5% | 100% | ||||||
Tỉ lệ chung | 45% | 55% | 100% |
Chú ý: Tổng tiết : 33 tiết
Bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 Toán 7 CTST
TT | Chương/Chủ đề | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Số hữu tỉ | Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ | Nhận biết: – Nhận biết được số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. – Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ. – Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ. | 3 câu (TN1; TN2; TN3) | |||
Thông hiểu: – Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số. | 1 câu (TN4) | ||||||
Vận dụng: – So sánh được hai số hữu tỉ. | |||||||
Các phép tính với số hữu tỉ | Thông hiểu: – Mô tả được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính đó (tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa). – Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ. | 1TN (TN5) | 1TN và 2TL (TN6, TL1a, TL2a) | ||||
Vận dụng: – Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ. – Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí). – Giải quyết được một số́vấn đề thực tiễn gắn với các phép tính về số hữu tỉ. (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, trong đo đạc,...). | 5TL (TL1b, TL1c; TL2b, TL2c; TL6) | ||||||
2 | Các hình khối trong thực tiễn | Hình hộp chữ nhật và hình lập phương | Nhận biết: – Nhận biết được hình hộp chữ nhật, một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. | 2TN (TN7, TN8) | |||
Thông hiểu Mô tả được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. | 1TN (TN9) | ||||||
Vận dụng – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. | |||||||
Lăng trụ đứngtam giác, lăng trụ đứng tứ giác | Nhận biết – Nhận biết được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. | 2TN (TN10, TN11) | |||||
Thông hiểu: – Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. | |||||||
Vận dụng: – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản) gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên. | 2TL (TL3; 4) | ||||||
3 | Góc và đường thẳng song song | Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc | Nhận biết: – Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh). – Nhận biết được tia phân giác của một góc. | 1TN (TN12) | |||
Vận dụng: – Vận dụng được tính chất của các góc ở vị trí đặc biệt, tia phân giác để tính số đo góc. | 1TL (TL5) |
Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Toán sách Chân trời sáng tạo
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:
Câu 1. Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Số hữu tỉ âm nhỏ hơn số hữu tỉ dương;
B. Số 0 là số hữu tỉ dương;
C.Số nguyên âm không phải là số hữu tỉ âm;
D. Tập hợp ℚ gồm các số hữu tỉ dương và các số hữu tỉ âm.
Câu 2: Kết quả của phép tính \(\frac{4}{5} - \frac{{23}}{{15}}\) bằng:
A. \(\frac{7}{{15}}\) | B. \(\frac{{ - 1}}{{15}}\) | C. \(\frac{{ - 11}}{{15}}\) | D. \(\frac{{ - 7}}{{15}}\) |
Câu 3: Giá trị x thỏa mãn \(x - \left( { - \frac{4}{5}} \right) = \frac{6}{{20}}\) là:
A. \(x = \frac{1}{5}\) | B. \(x = \frac{1}{2}\) | C. \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) | D. \(x = \frac{{ - 1}}{5}\) |
Câu 4: Cho x1 là giá trị thỏa mãn \(\frac{3}{7} + \frac{1}{7}:x = \frac{3}{{14}}\) và x2 là giá trị thỏa mãn \(\frac{5}{7} + \frac{6}{{11}}:x = 2\). Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
A. \({x_1} = {x_2}\) | B. \({x_1} < {x_2}\) |
C. \({x_1} > {x_2}\) | D. \({x_1} = 2{x_2}\) |
Câu 5: Tìm số nguyên dương n thỏa mãn \({\left( {\frac{5}{3}} \right)^n} = \frac{{625}}{{81}}\)
A. n = 2 | B. n = 3 |
C. n = 4 | D. n = 5 |
Câu 6. \(\frac{1}{4}\)là kết quả của phép tính:
A. \(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} + \frac{{30}}{{32}}\) | B. \(\frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\) | C. \(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8}\) | D. \(\frac{5}{{16}} + \frac{7}{8} - \frac{{30}}{{32}}\) |
Câu 7. Trong hình dưới đây có bao nhiêu hình lập phương, bao nhiêu hình hộp chữ nhật?
A. 2 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;
B. 1 hình lập phương, 3 hình hộp chữ nhật;
C. 2 hình lập phương, 2 hình hộp chữ nhật;
D. 0 hình lập phương, 4 hình hộp chữ nhật.
Câu 8 . Hãy chọn khẳng định sai.
Hình lập phương ABCD.A ' B ' C ' D ' có:
A. 8 đỉnh;
B. 4 mặt bên;
C. 6 cạnh;
D. 6 mặt.
Câu 9. Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH. Cho AB = 4 cm, BC = 2 cm,
AE = 4 cm. Khẳng định đúng là:
A. HG = 4 cm, HE = 2 cm, GC = 4 cm;
B. HG = 2 cm, HE = 2 cm, GC = 4 cm;
C. HG = 4 cm, HE = 2 cm, GC = 2 cm;
D. HG = 4 cm, HE = 4 cm, GC = 4 cm.
Câu 10. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt bên là hình tam giác;
B. Hình lăng trụ đứng tam giác là có mặt đáy là hình chữ nhật;
C. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tam giác;
D. Hình lăng trụ đứng tam giác có mặt đáy là hình tứ giác.
Câu 11. Tấm bìa bên dưới có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều.
Chiều cao của hình lăng trụ đứng là:
A. 2 cm;
B. 2,2 cm;
C. 4 cm;
D. 4,4 cm.
Câu 12. Chọn phát biểu sai:
A. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau;
B. Hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh;
C. Hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm tạo thành hai cặp góc đối đỉnh;
D. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Thực hiện phép tính:
\(a. {{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{2}}+\frac{3}{4}:\frac{-2}{3}\)
\(b. \left( 2\frac{1}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( -3\frac{2}{3}+4\frac{1}{2} \right)\)
\(c. \left( -0,5-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}:2\)
Bài 2. (1,5 điểm) Tìm x, biết:
\(a. 2x+\frac{1}{3}=\frac{5}{6}\)
\(b. 1\frac{2}{3}:x+\frac{3}{7}=-\frac{6}{5}\)
c) (x – 5)2 = (1 – 3x)2.
Bài 3. (0,75 điểm) Bác Long có một căn phòng hình hộp chữ nhật có một cửa ra vào và một cửa sổ hình vuông với các kích thước như hình vẽ.
Hỏi bác Long cần trả bao nhiêu chi phí để sơn bốn bức tường xung quanh của căn phòng này (không sơn cửa)? Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tốn 30 nghìn đồng.
Bài 4. (1,5 điểm) Một khối gỗ có dạng hình lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có kích thước thước hai cạnh góc vuông là 3 dm; 4 dm, cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) là 0,5 m. Người ta khoét một lỗ lăng trụ đứng đáy tam giác vuông hai cạnh góc vuông có kích thước là 1,5 dm; 2 dm; cạnh huyền 2,5 dm. Biết khối gỗ dài 0,45 m (hình vẽ).
a) Tính thể tích của khối gỗ.
b) Người ta muốn sơn tất cả các bề mặt của khối gỗ. Tính diện tích cần sơn (đơn vị mét vuông).
Bài 5 (1,25 điểm)
Vẽ góc xOy có số đo bằng 600. Vẽ tia Om là tia đối của tia Ox.
a) Gọi tên hai góc kề bù có trong hình vừa vẽ.
b) Tính số đo góc yOm.
c) Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc xOy. Tính số đo các góc tOy và tOm.
Bài 6 (0,5 điểm) Một công ty phát triển kĩ thuật có một số thông báo rất hấp dẫn: Cần thuê một nhóm kĩ thuật viên hoàn thành một dự án trong vòng 17 ngày, công việc rất khó khăn nhưng tiền công cho dự án rất thú vị. Nhóm kĩ thuật viên được nhận làm dự án sẽ lựa chọn một trong hai phương án trả tiền công như sau:
– Phương án 1: Nhận một lần và nhận tiền công trước với mức tiền 170 triệu đồng;
– Phương án 2: Ngày đầu tiên nhận 3 đồng, ngày sau nhận gấp 3 lần ngày trước đó.
Em hãy giúp nhóm kỹ thuật viên lựa chọn phương án để nhận được nhiều tiền công hơn và giải thích tại sao chọn phương án đó.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 CTST
Bảng đáp án trắc nghiệm
1. A | 2. C | 3. C | 4. B | 5. C | 6. D |
7. D | 8. C | 9. A | 10. C | 11. B | 12. D |
Hướng dẫn giải chi tiết tự luận
Bài 1. (1,5 điểm)
\(a,{{\left( \frac{-1}{2} \right)}^{2}}+\frac{3}{4}:\frac{-2}{3}=\frac{1}{4}+\frac{3}{4}.\frac{3}{-2}=\frac{1}{4}-\frac{9}{8}=\frac{2}{8}-\frac{9}{8}=\frac{-7}{8}\)
\(\begin{align} & b,\left( 2\frac{1}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( -3\frac{2}{3}+4\frac{1}{2} \right)=\left( \frac{7}{3}+\frac{1}{6} \right):\left( \frac{-7}{3}+\frac{9}{2} \right) \\ & =\left( \frac{14}{6}+\frac{1}{6} \right):\left( \frac{-14}{6}+\frac{27}{6} \right)=\frac{15}{6}:\frac{13}{6}=\frac{15}{6}.\frac{6}{13}=\frac{15}{13} \\ \end{align}\)
\(\begin{align} & c,\left( -0,5-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{6}:2=\left( -\frac{1}{2}-\frac{3}{5} \right):3+\frac{1}{3}+\frac{1}{12}=-\frac{11}{10}:3+\frac{5}{12} \\ & =\frac{-11}{30}+\frac{5}{12}=\frac{-22}{60}+\frac{25}{60}=\frac{3}{60}=\frac{1}{20} \\ \end{align}\)
Bài 2. (1,5 điểm)
Câu 2:
\(\begin{align} & a,2x+\frac{1}{3}=\frac{5}{6} \\ & 2x=\frac{5}{6}-\frac{1}{3} \\ & 2x=\frac{1}{2} \\ & x=\frac{1}{4} \\ \end{align}\)
Vậy \(x=\frac{1}{4}\)
\(\begin{align} & b,1\frac{2}{3}:x+\frac{3}{7}=-\frac{6}{5} \\ & \frac{5}{3}:x=\frac{-6}{5}-\frac{3}{7} \\ & \frac{5}{3}:x=\frac{-57}{35} \\ & x=\frac{5}{3}:\frac{-57}{35}=\frac{5}{3}.\frac{35}{-57} \\ & x=\frac{-175}{171} \\ \end{align}\)
Vậy \(x=\frac{-175}{171}\)
c) (x – 5)2 = (1 – 3x)2.
Trường hợp 1: x – 5 = 1 – 3x.
x + 3x = 1 + 5.
4x = 6.
x = 6/4
x = 3/2
Trường hợp 2: x – 5 = ‒(1 – 3x)
x – 5 = ‒1 + 3x
x ‒ 3x = ‒1 + 5.
‒2x = 4.
x = 4 : (‒2).
x = ‒2.
Vậy x = 3/2; x = ‒2.
Bài 3. (0,75 điểm)
Để tính được số tiền bác Long dùng để sơn căn phòng ta phải tính được diện tích phần cần sơn.
Diện tích phần cần sơn = Diện tích xung quanh của căn phòng – Diện tích các cửa.
Diện tích xung quanh của căn phòng là:
Sxq = 2. (5 + 6) . 3 = 66 (m2).
Diện tích phần cửa lớn và cửa sổ là:
1,2 . 2 + 1 . 1 = 3,4 (m2)
Diện tích phần cần sơn là:
66 – 3,4 = 62,6 (m2).
Tổng chi phí cần để sơn là:
62,6. 30 000 = 1 878 000 (đồng).
Vậy bác Long cần 1 878 000 đồng để sơn bốn bức tường xung quanh của căn phòng này.
Bài 4. (1,5 điểm)
Đổi 3 dm = 30 cm; 4 dm = 40 cm; 5 dm = 50 cm;
1,5 dm = 15 cm; 2 dm = 20 cm; 2,5 dm = 25 cm;
0,45 m = 45 cm.
a) Thể tích của khối gỗ là:
1 2 12 . 40 . 30 . 45 – 1 2 12 . 20 . 15 . 25 = 23 250 (cm3).
b) Diện tích xung quanh của khối kim loại là:
(30 + 40 + 50).45 = 5 400 (cm2).
Diện tích xung quanh của cái lỗ là:
(20 + 15 + 25).45 = 2 700 (cm2).
Diện tích hai đáy trừ đi diện tích hai cái đáy lỗ là:
1 2 12 .30.40 – 1 2 12 .15.20 = 450 (cm2).
Diện tích bề mặt cần sơn là:
5 400 + 2 700 – 450 = 7 650 (cm2) = 0,765 (m2)
Vậy diện tích cần sơn là 0,765 mét vuông.
Bài 5 (1,25 điểm)
a) Hai góc kề bù có trong hình vẽ là góc xOy và góc yOm.
b) Quan sát hình vẽ ta có:
Góc xOy và góc yOm là hai góc kề bù (câu a)
Suy ra: \(\widehat {xOy} + \widehat {yOm} = {180^0}\)
\(\begin{matrix} {60^0} + \widehat {yOm} = {180^0} \hfill \\ \Rightarrow \widehat {yOm} = {180^0} - {60^0} = {120^0} \hfill \\ \end{matrix}\)
Vậy góc yOm có số đo là 1200
c) Theo bài ra ta có:
Ot là tia phân giác của góc xOy
=> \(\widehat {xOt} = \widehat {yOt} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2} = \frac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}\)
Ta có:
\(\widehat {tOm} = \widehat {yOm} + \widehat {yOt} = {120^0} + {30^0} = {150^0}\)
(Hay \(\widehat {tOm} = {180^0} - \widehat {xOt} = {180^0} - {30^0} = {150^0}\))
Bài 6 (0,5 điểm)
Theo phương án 2 ta có: Số tiền nhận được vào ngày thứ nhất là 3 đồng; ngày thứ hai là 3 . 3 = 32 đồng; ngày thứ ba là 32 . 3 = 33 đồng; … ; ngày thứ mười bảy là 317 đồng.
Như vậy số tiền công nhận được theo phương án 2 là:
T = 3 + 32 + 33 + … + 317
Suy ra 3T = 3 . (3 + 32 + 33 + … + 317)
= 3. 3 + 3. 32 + 3 . 33 + … + 3 . 317
= 32 + 33 + 34 + … + 318
Do đó 3T – T = (32 + 33 + 34 + … + 318) – (3 + 32 + 33 + … + 317)
Hay 2T = 318 – 3 = 387 420 489 – 3 = 387 420 486 (đồng)
Suy ra T = 193 710 243 (đồng) > 170 000 000 (đồng).
Vậy nhóm kĩ thuật viên nên chọn phương án 2 để nhận được nhiều tiền công hơn.
Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 Tải nhiều
- Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 - Tất cả các môn
- Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 có đáp án năm học 2023 - 2024 Sách mới
- Bộ đề thi giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều năm học 2023 - 2024 có đáp án
- Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn năm học 2023 - 2024 Sách mới
- Bộ 7 đề thi tiếng Anh lớp 7 giữa học kì 1 có đáp án năm 2023 - 2024
- Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 - Tất cả các môn
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Cánh Diều năm 2023 - 2024 - Tất cả các môn
- Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Kết nối tri thức năm học 2023 - 2024 - Tất cả các môn
- Bộ đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm học 2023 - 2024 Cánh diều
- Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí năm học 2023 - 2024
- Top 3 đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí năm học 2023 - 2024
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Tin học năm học 2023 - 2024 sách mới
............................
Để chuẩn bị tốt cho kì thi giữa học kì 1 lớp 7 sắp tới, các em học sinh cần thực hành luyện đề đề làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau và nắm được cấu trúc đề thi. VnDoc giới thiệu tới các bạn chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 7 với đầy đủ các môn, do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.