Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Cánh diều năm học 2024 - 2025

Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân sách Cánh diều

Mời các bạn tham khảo Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 7 có đáp án năm 2024 - 2025 sách Cánh diều. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, được biên soạn sát với nội dung trong SGK Giáo dục công dân 7 Cánh diều. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.

Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Cánh diều - Đề 1

KHUNG MA TRẬN DÀNH CHO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục Đạo đức

Tự hào truyền thông quê hương

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

4 câu

1 câu

3

Bảo vệ di sản văn hóa

4 câu

1/2 câu

1/2 câu

4câu

1 câu

3.5

Quan tâm, thông cảm, chia sẻ

4 câu

1 câu

4câu

1 câu

3.5

Tổng

12

1,5

1

0.5

12

3

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

35%

20%

15%

30%

70%

Tỉ lệ chung

65%

35%

100%

BẢNG ĐẶC TẢDÀNH CHO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

TT

Mạch nội dung

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục Đạo đức

1. Tự hào truyền thông quê hương

Nhận biết:

- Nhận biết được các truyền thống tốt đẹp của quê hương

Thông hiểu:

- Hiểu được ý nghĩa của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Vận dụng:

+ Vận dụng để liên hệ truyền thống tốt đẹp của địa phương em.

4 TN

1/2TL

1/2TL

2. Bảo vệ di sản văn hóa

+ Nêu được khái niệm của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

+ Nêu được biểu hiện của việc bảo vệ di sản văn hóa

+ Thực hành việc bảo vệ di sản văn hóa

+ Phê phán những biểu hiện hủy hoại di sản văn hóa.

4 TN

1/2 câu

1/2 câu

3. Quan tâm, thông cảm, chia sẻ

+ Nêu được khái niệm quan tâm, thông cảm, chia sẻ

+ Biểu hiện của quan tâm, thông cảm, chia sẻ

+ Thực hành được việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ.

+ Nhận xét, đánh giá sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ của bản thân và những người xung quanh.

4 TN

1 TL

Tổng

12 TN

1,5 TL

1 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %

30

35

20

15

Tỉ lệ chung

30%

70%

Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn đáp án đúng nhất ( mỗi câu 0.25đ)

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Yêu nước.

B. Hà tiện ích kỷ.

C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.

D. Cần cù lao động.

Câu 2: Trang phục nào sau đây không phải là truyền thống của Việt Nam?

A. Áo dài.

B. Áo bà ba.

C. Kimono.

D. Áo tứ thân.

Câu 3: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” câu nói đề cập đến truyền thống nào của quê hương?

A. Truyền thống yêu thương con người

B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống cần cù yêu lao động.

Câu 4: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.

B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.

C. T rất lễ phép với bố mẹ và thầy cô.

D. Q hào hứng tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

Câu 5: Di sản văn hóa là:

A. Sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị Lịch sử, văn hóa khoa học.

B. Sản phẩm tinh thần có giá trị Lịch sử, văn hóa khoa học .

C. Di tích lịch sử văn hóa có giá trị.

D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị.

Câu 6: Di sản văn hóa vật thể là:

A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

B. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học..

C. Di tích lịch sử văn hóa.

D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 7: Di sản văn hóa bao gồm?

A. Di sản văn hóa vật thể,di vật.

B. Di sản văn hóa vật chất và di vật.

C. Di sản văn háo vật thể và phi vật thể.

D. Di sản văn hóa tinh thần và di tích.

Câu 8: Di sản văn hóa phi vật thể là:

A. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

B. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học..

C. Di tích lịch sử văn hóa.

D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 9: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ ?

A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân

B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn mất mát của người khác

C. Khích lệ động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn

D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân

Câu 10: Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là

A. trung thực. B. khiêm tốn. C. chia sẻ. D. tiết kiệm.

Câu 11: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn. B. Chế giễu, trêu chọc bạn bị tật.

C. Gen ghét, đố kị với người khác. D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 12: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác theo

A. khả năng của mình. B. nhu cầu của mình.

C. sở thích của mình. D. mong muốn của mình.

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (2,5đ)? Em hãy nêu một số truyền thống của địa phương em ? Nêu những việc nên làm để phát huy truyền thống quê hương?

Câu 2: (2,5đ) Tình huống

Vào những ngày lễ lớn, mẹ Trang thường có thói quen mặc áo dài và luôn cảm thấy tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống này. Nhưng Trang lại tỏ thái độ chê bai vì cho rằng áo dài nước mình rất quê mùa và không hợp mốt thời trang hiện đại với ngày nay.

a. Theo em, suy nghĩ của Trang là đúng hay sai? Tại sao?

b. Nếu là bạn của Trang, em sẽ nói như thế nào với Trang?

Câu 3: (2đ) Tại sao trong cuộc sống mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?

Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7 

Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm/câu)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

A

B

A

B

C

A

C

C

A

A

Phần tự luận: (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1(2,5đ)

- HS nêu được ít nhất 2 truyền thống quê hương

- Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết, giúp đỡ nhau.

-Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng địa phương

- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống quê hương.

1

0,5

0,5

0,5

Câu 2(2,5đ)

a/- Suy nghĩ của Trang là sai

- Việc mẹ Trang mặc áo dài vào các ngày lễ lớn là biết giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương

- Đây là nét văn hóa rất đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các dịp lễ hội cần được giữ gìn và phát huy.

b/ Nếu là bạn của Trang, em sẽ nói với Trang:

- Mình thấy mẹ bạn mặc áo dài rất đẹp chứ không như bạn nghĩ.

- Việc mẹ mặc áo dài vào các ngày lễ là một việc làm rất cần thiết để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương. Nếu ai cũng nghĩ như bạn thì truyền thống mặc áo dài sẽ bị mai một, đánh mất. Vì thế việc mẹ mặc áo dài vào các ngày lễ là bạn nên khuyến khích và khen ngợi để mẹ thêm yêu tà áo dài Việt Nam.

0,5

1

1

Câu 3(2đ)

-Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa vô cùng lớn trong đời sống.

- Giúp chúng ta hiểu rõ nhau hơn, gắn bó, đoàn kết hơn và là cầu nối giữa người với người tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp

- Người nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn, có thêm ý chí để bước tiếp.

- Người cho đi sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng.
=>Có như vậy, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc, xã hội mới văn mình, tốt đẹp.

0,5

0,5

0,5

0,5

2. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân - Đề 2

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. “Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Phong tục tập quán.

B. Truyền thống quê hương.

C. Thuần phong, mĩ tục.

D. Bản sắc văn hóa.

Câu 2. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Yêu nước; tương thân, tương ái; hiếu học.

B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất, kiên cường.

C. Cần cù lao động; ích kỉ; đoàn kết chống ngoại xâm.

D. Hiếu học; lười biếng; vị tha; bao dung.

Câu 3. Làm gốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?

A. Làng Bát Tràng (Hà Nội).

B. Làng Non Nước (Đà Nẵng).

C. Làng Vòng (Hà Nội).

D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).

Câu 4. Hát Dân ca Quan họ là nét đẹp truyền thống của cư dân ở địa phương nào sau đây?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Bắc Ninh, Bắc Giang.

D. Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Giấy rách phải giữ lấy lề.

D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Câu 6. Truyền thống tốt đẹp nào được phản ánh trong câu ca dao dưới đây?

“Ai về, tôi gửi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy,

Ai về, tôi gửi đôi giày

Phòng khi mưa gió để thầy, mẹ đi”.

A. Hiếu thảo.

B. Hiếu học.

C. Chăm chỉ.

D. Yêu nước.

Câu 7. Hành động: mở các “cây ATM gạo”, “cây ATM khẩu trang”,… để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?

A. Cần cù lao động.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Tương thân, tương ái.

D. Dũng cảm, kiên cường.

Câu 8. Anh P sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm, sản phẩm gốm sứ từ cơ sở sản xuất của anh P đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.

Trường hợp này cho thấy: anh P là người như thế nào?

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.

C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “…….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Di sản văn hóa.

B. Thuần phong, mĩ tục.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Phong tuch, tập quán.

Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và

A. di sản văn hóa vật chất.

B. di sản văn hóa phi vật thể.

C. danh lam thắng cảnh.

D. di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 11. Di sản văn hóa phi vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Di vật, bảo vật quốc gia.

B. Làn điệu dân ca truyền thống.

C. Trò chơi dân gian.

D. Lễ hội truyền thống.

Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Dân ca Quan họ.

C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

D. Nghi lễ và trò chơi kéo co.

Câu 13. Nhận định nào dưới đâyy không đúng về di sản văn hóa?

A. Chỉ những sản phẩm vật chất mới đượcu coi là di sản văn hóa.

B. Di sản văn hóa là tài sản và niềm tự hào của toàn dân tộc.

C. Di sản văn hóa gồm: di sản vật thể và di sản phi vật thể.

D. Góp phần phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, các tổ chức, cá nhân có quyền nào sau đây?

A. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.

B. Vận chuyển trái phép bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

C. Tham quan, nghiên cứu về di sản văn hóa.

D. Phá hoại các di sản văn hóa.

Câu 15. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Ông P tuyên truyền sai lệch về di sản văn hóa của địa phương.

B. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.

C. Anh K tổ chức vận chuyển trái phép cổ vật ra nước ngoài.

D. Bạn X có hành vi xả rác bừa bãi ra khu di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 16. Trong quá trình đào móng để lầm lại nhà, ông K đã phát hiện ra một số chén đĩa, bình hoa bằng gốm sứ có hoa văn đẹp mắt. Hoa văn và màu men gốm trên số chén đĩa, bình hoa đó mang nét đặc trưng của gốm hoa nâu thời Trần. Chuyện ông K đào được cổ vật truyền ra ngoài, có nhiều người tới hỏi mua và trả giá cao.

Trong trường hợp trên, theo em, ông K nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tổ chức đấu giá để bán số cổ vật vừa tìm được.

B. Cất giữ số cổ vật đó và coi đó là “bảo vật gia truyền”.

C. Cất giữ một nửa, còn một nửa thì nộp lại cho chính quyền địa phương.

D. Nhanh chóng báo cáo và giao nộp toàn bộ cổ vật cho cơ quan chức năng.

Câu 17. Quan tâm được hiểu là

A. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.

B. đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được cảm xúc của họ.

C. sự cho đi hoặc giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

D. tôn trọng và tin tưởng mọi người xung quanh.

Câu 18. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. chiếm được lòng tin của người đó.

B. nhận được sự yêu mến của người đó.

C. hiểu được cảm xúc của người đó.

D. trêu chọc, mỉa mai người đó.

Câu 19. “Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Chia sẻ.

C. Cảm thông.

D. Thấu hiểu.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Mỉa mai.

B. Trêu chọc.

C. Lợi dụng.

D. Động viên, an ủi.

Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự sẻ chia?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Năng nhặt, chặt bị.

D. Ở hiền gặp lành.

Câu 22. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là người thường xuyên

A. đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.

B. động viên, an ủi khi người khác gặp khó khăn.

C. bất chấp mọi việc để đạt được mục đích cá nhân.

D. trêu ghẹo, gây gổ, đánh nhau với người khác.

Câu 23. A và N là bạn cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà, đưa vở của mình cho N chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bào học trên lớp. H là bạn cùng lớp, thấy vậy, nên đã trách A làm thế là không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Bạn H.

B. Bạn A.

C. Bạn H và N.

D. Bạn A và H.

Câu 24. Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

A. Không chơi với những bạn học kém.

B. Làm ngơ khi thấy người bị tai nạn giao thông.

C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.

D. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác không còn phù hợp trong xã hội hiện đại sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Em nhận xét thế nào về ý kiến trên?

Đáp án đề thi GDCD 7 giữa kì 1 sách Cánh diều Đề 2

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-A

4-C

5-D

6-A

7-C

8-A

9-A

10-B

11-A

12-C

13-A

14-C

15-B

16-D

17-A

18-C

19-B

20-D

21-A

22-B

23-B

24-C

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, học sinh cần:

+ Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa tới người thân, bạn bè trong và ngoài nước.

+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa

+ …

Câu 2 (2,0 điểm):

- Em không đồng tình với ý kiến trên, vì:

+ Tuy những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người giải quyết mọi tình huống, đặc biệt là các tình huống phức tạp và máy móc cũng không thể thay thế con người trong việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội.

+ Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực và sự cô đơn, do đó, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ càng cần thiết.

Tài liệu vẫn còn trong file tải

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm