Top 4 đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức năm 2024
Bộ Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Công nghệ Kết nối tri thức gồm 4 đề thi khác nhau, có đầy đủ đáp án và ma trận cho các em tham khảo. Tài liệu được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng, bám sát kiến thức trong SGK Công nghệ 7 sách Kết nối tri thức, giúp các em ôn luyện hiệu quả trước kỳ thi, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 4 đề thi và đáp án.
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Công nghệ Kết nối tri thức năm 2024
1. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 7 KNTT - Đề 1
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ, LỚP 7 | ||||||
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | ||
1. Giới thiệu về trồng trọt | - Vai trò của cây trồng. - Các phương pháp trồng trọt | - Các ngành nghề trồng trọt. - Ưu điểm, nhược điểm của trồng trọt ngoài tự nhiên. | ||||
Số câu: 2 Điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Sô câu: 2 Điểm: 3,5 Tỉ lệ: 35% | Số câu: 4 Điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45% | ||||
2. Làm đất trồng cây | Thành phần của đất. | Mục đích của việc lên luống. | ||||
Số câu: 1 Điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 2 Điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | ||||
3. Gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh | - Các cách bón phân cho cây trồng. - Các hình thức gieo trồng chính. | Tác dụng của việc làm cỏ. | ||||
Số câu: 2 Điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: 1 Điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 3 Điểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | ||||
4. Nhân giống vô tính cây trồng | Cách thực hiện 1 phương pháp nhân giống vô tính cây trồng. | |||||
Câu: 1 Điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | Câu: 1 Điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | |||||
Số câu: 5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25% | Số câu: 4 Số điểm: 4,5 Tỉ lệ: 45 % | Sô câu: 1 Điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | Số câu: 10 Điểm: 10 Tỉ lể: 100% |
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Vai trò của cây trồng:
A. Cung cấp lương thực
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
C. Cung cấp nguyên liệu công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Ở Việt Nam có phương thức trồng trọt phổ biến nào?
A. Trồng trọt ngoài tự nhiên
B. Trồng trọt trong nhà có mái che
C. Trồng trọt kết hợp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Kĩ sư trồng trọt:
A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Đất trồng có mấy thành phần?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 5. Mục đích của việc lên luống là?
A. Dễ chăm sóc
B. Chống ngập úng
C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Có cách bón phân nào?
A. Rắc đều lên mặt luống
B. Theo hàng
C. Theo hốc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Làm cỏ giúp:
A. Cây đứng vững.
B. Giảm cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
C. Tạo độ tơi xốp cho đất
D. Tạo độ thoáng khí cho đất
Câu 8. Có hình thức gieo trồng chính nào?
A. Bằng hạt, cây con.
B. Bằng hạt, cây con, thân.
C. Bằng hạt, cây con, thân, củ.
D. Đáp án khác
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên.
Câu 2 (3 điểm) Trình bày một phương pháp nhân giống vô tính cây trồng mà gia đình (địa phương) em đã thực hiện.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Công nghệ lớp 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | ||
I | TRẮC NGHIỆM | 4,0 | |||
1 | D | 0,5 | |||
2 | D | 0,5 | |||
3 | A | 0,5 | |||
4 | C | 0,5 | |||
5 | D | 0,5 | |||
6 | D | 0,5 | |||
7 | B | 0,5 | |||
8 | A | 0,5 | |||
II | TỰ LUẬN | 6,0 | |||
1 | Là phương thức trồng trọt phổ biến và được áp dụng cho hầu hết các loại cây trồng. | 1,0 | |||
Đơn giản, dễ thực hiện. Có thể tiến hành trên diện tích rộng | 1,0 | ||||
Cây trồng dễ bị sâu, bệnh hại và các điều kiện bất lợi của thời tiết. | 1,0 | ||||
2 | HS trình bày được 1 trong 3 phương pháp 1. Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ. Sau đó cắm xuống đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới 2. Ghép: Dùng một bộ phận sinh dưỡng cùa một cây (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) ghép vào một cây khác. 3. Chiết cành: Chọn cành khoẻ mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài và dùng dây buộc chặt hai đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thi cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng. | 3,0 |
3. Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức - Đề 2
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?
A. Cây ngô
B. Cây su hào
C. Cây vải thiều
D. Cây tiêu
Câu 2. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả?
A. Cây lạc
B. Cây su hào
C. Cây nhãn
D. Cây ngô
Câu 3. Cây nào sau đây thuộc nhóm cây gia vị?
A. Cây lạc
B. Cây su hào
C. Cây nhãn
D. Cây tiêu
Câu 4. Vai trò của cây trồng:
A. Cung cấp lương thực
B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
C. Cung cấp nguyên liệu công nghiệp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Ở Việt Nam có phương thức trồng trọt phổ biến nào?
A. Trồng trọt ngoài tự nhiên
B. Trồng trọt trong nhà có mái che
C. Trồng trọt kết hợp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Trồng trọt trong nhà có mái che:
A. Là phương thức trồng trọt phổ biến, mọi công việc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên.
B. Là phương thức trồng trọt tiến hành ở nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc khó áp dụng với cây trồng khó sinh trưởng, phát triển ở điều kiện tự nhiên.
C. Kết hợp giữa trồng trọt tự nhiên với trồng trọt trong nhà có mái che.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7. Kĩ sư trồng trọt:
A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn cà phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Kĩ sư chọn giống cây trồng:
A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt; nghiên cứu cải tiến và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn cà phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Đất trồng có mấy thành phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Phần lỏng của đất trồng giúp:
A. Cây đứng vững
B. Cung cấp nước cho cây
C. Cung cấp oxygen cho cây
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 11. Phần khí của đất trồng giúp:
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
B. Hòa tan chất dinh dưỡng cho cây
C. Làm đất tơi xốp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12. Phần rắn của đất trồng giúp:
A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
B. Hòa tan chất dinh dưỡng cho cây
C. Làm đất tơi xốp
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 13. Làm đất trồng cây gồm mấy công việc chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Mục đích của việc lên luống là?
A. Dễ chăm sóc
B. Chống ngập úng
C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Cày đất có tác dụng gì:
A. Làm đất tơi, xốp
B. Giúp đất thoáng khí
C. Chôn vùi cỏ dại
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Có cách bón phân nào?
A. Rắc đều lên mặt luống
B. Theo hàng
C. Theo hốc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 17. Có hình thức gieo trồng chính nào?
A. Bằng hạt
B. Bằng cây con
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 18. Khi gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu về:
A. Thời vụ
B. Mật độ
C. Khoảng cách
D. Thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
Câu 19. Nước ta có mấy vụ gieo trồng chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 20. Vụ mùa vào khoản thời gian nào?
A. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau
B. Tháng 4 đến tháng 7
C. Tháng 7 đến tháng 11
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 21. Làm cỏ giúp:
A. Giảm cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
B. Cây đứng vững
C. Tạo độ tơi xốp cho đất
D. Tạo độ thoáng khí cho đất
Câu 22. Vun xới giúp:
A. Tạo điều kiện cây sinh trưởng, phát triển
B. Hạn chế nơi trú ẩn của sâu
C. Hạn chế nơi trú ẩn của bệnh
D. Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng
Câu 23. Hình ảnh nào thể hiện công việc làm cỏ, vun xới?
Câu 24. Hình ảnh nào thể hiện cây bị úng nước?
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Nêu ưu, nhược điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che
Câu 2 (2 điểm). Trình bày phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ở địa phương?
Đáp án đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | C | D | D | D | B | A | C | C | B | C | A |
Câu | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | C | D | D | D | C | D | C | C | A | A | B | D |
II. Tự luận
Câu 1.
Phương thức trồng trọt trong nhà có mái che:
- Ưu điểm:
+ Cây ít bị sâu, bệnh.
+ Có thể tạo ra năng suất cao.
+ Chủ động trong việc chăm sóc.
+ Có thể sản xuất được rau quả trái vụ, an toàn.
+ Giá thành sản phẩm cao.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi phải đầu tư lớn.
+ Đòi hỏi kĩ thuật cao hơn so với trồng trọt ngoài tự nhiên.
Câu 2.
Phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ở địa phương em:
- Đào: khoai, sắn
- Hái: cà chua, xoài, ổi, ngô
- Nhổ: cà rốt
3. Đề thi Giữa kì 1 Công nghệ 7 Kết nối tri thức - Đề 3
I. Trắc nghiệm: (6,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Vai trò của trồng trọt là
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Cung cấp nông sản cho sản xuất
D. Tất cả các ý trên
Câu 2: Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực?
A. Cà phê B. Su hào, cải bắp, cà chua
C. Ngô, khoai lang, khoai tây D. Bông, cao su, sơn
Câu 3: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không phải là lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?
A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.
C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.
D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.
Câu 4: Ưu điểm của phương thức trồng trọt trong nhà có mái che
A. cây trồng ít bị sâu bệnh. B. cây trồng cho năng suất cao.
C. Có thể trồng được các loại rau trái vụ. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 5: Kĩ sư trồng trọt
A. Là người làm nhiệm vụ giám sát và quản lí toàn bộ quá trình trồng trọt, nghiên cứu cải tiến và ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng trọt.
B. Là người làm nhiệm vụ nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại để bảo vệ cây trồng.
C. Là người làm nhiệm vụ bảo tồn và phát triển các giống cây trồng hiện có, nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Những nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây công nghiệp?
A. Chè, cà phê, cao su. B. Bông, hồ tiêu, vải.
C. Hoa hồng, hoa lan, hoa cúc. D. Bưởi, nhãn, chôm chôm.
Câu 7: Thành phần đất trồng gồm:
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ. B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ.
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng. D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ.
Câu 8: Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót?
A. Phân đạm. B. Phân hữu cơ. C. Phân kali. D. Phân bón lá.
Câu 9: Đâu là nội dung không đúng về vai trò của đất trồng
A. Giúp cây trồng đứng vững. B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
C. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng. D. Cung cấp nước cho cây trồng.
Câu 10: Bón phân lót cho cây trồng được thực hiện vào thời điểm nào sau đây?
A. Bón trước khi trồng cây B. Bón trước khi thu hoạch
C. Bón sau khi cây ra hoa D. Bón sau khi cây đậu quả
Câu 11: Tác dụng của bừa/dập đất là:
A. Làm xáo trộn lớp đất mặt. B. Làm nhỏ đất.
C. Tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Ưu điểm của cày, bừa đất bằng máy so với sử dụng trâu, bò là gì?
A. Cần có dụng cụ máy móc phức tạp. B. Làm nhanh, ít tốn công.
C. Chi phí cao. D. Dụng cụ đơn giản.
Câu 13: Nên tưới nước cho cây trồng vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa. B. Buổi trưa hoặc buổi chiều muộn.
C. Vào bất kì thời gian nào trong ngày. D. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
Câu 14: Khi nào cần dặm cây?
A. Cây trồng bị thiếu ánh sáng. B. Cây mọc quá dày.
C. Cây mọc quá thưa. D. Cây trồng bị thừa dinh dưỡng.
Câu 15: Khi gieo trồng cần đảm bảo yêu cầu về:
A. Thời vụ. B. Mật độ.
C. Khoảng cách và độ nông sâu. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 16: Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Yêu cầu khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:
A. Đúng lúc. B. Nhanh, gọn. C. Cẩn thận. D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 18: Máy gặt được sử dụng để thu hoạch sản phẩm nào sau đây?
A. Cà phê. B. Chè. C. Lúa. D. Lạc.
Câu 19: Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học phòng trừ sâu và bệnh hại cần đảm bảo các yêu cầu nào sau đây?
1. Sử dụng đúng loại thuốc.
2. Sử dụng đúng nồng độ và liều lượng.
3. Lúc đầu sử dụng nồng độ thấp, sau đó giảm dần nồng độ.
4. Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định.
5. Không phun ngược chiều gió.
6. Sử dụng nồng độ thấp để tiết kiệm thuốc và tránh ô nhiễm môi trường.
A. 1, 2, 4, 5.
B. 2, 3, 4, 6.
C. 1, 2, 4, 6.
D. 1, 2, 5, 6.
Câu 20: Theo em, cây lúa, ngô, đậu tương, mướp, bí,.. sẽ sử dụng phương pháp gieo trồng nào?
A. Gieo bằng hạt.
B. Gieo bằng cây con
C. Gieo bằng củ
D. Gieo bằng đoạn thân
Câu 21: Hình ảnh dưới đây là phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt nào?
A. Bảo quản lạnh.
B. Bảo quản thường trong kho.
C. Bảo quản bằng hút chân không.
D. Bảo quản kín.
Câu 22: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là đúng nhất?
A. Thu hoạch càng sớm càng tốt.
B. Thu hoạch đúng thời điểm.
C. Thu hoạch càng muộn càng tốt.
D. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng.
Câu 23: Hình ảnh dưới đây là phương pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt nào?
A. Bảo quản lạnh.
B. Bảo quản bằng hút chân không.
C. Bảo quản kín.
D. Bảo quản thường trong kho.
Câu 24: Mục đích của thu hoạch sản phẩm trồng trọt là:
A. Đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất.
B. Đảm bảo chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Đáp án khác.
II. Tự luận: (4 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Nêu khái niệm nhân giống vô tính cây trồng. Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính cây trồng
Câu 2 (2 điểm):
a) Nêu mục đích của việc lên luống đất.
b) Trình bày phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ở địa phương em? Cho các ví dụ.
Câu 3 (1 điểm): Ở địa phương em, loại cây trồng nào được trồng phổ biến? Với loại cây đã chọn, em sẽ chăm sóc nó như thế nào?
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ