Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 8 đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 KNTT năm học 2024 - 2025

VnDoc gửi tới các bạn Bộ Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 KNTT năm 2024 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận đề thi. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện, làm quen với nhiều đề thi khác nhau mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.

Xem chi tiết:

1. Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT - Đề 1

1.1 Ma trận đề kiểm tra Văn giữa kì 1 lớp 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Mẩu truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Cảm nhận về một đoạn thơ bốn chữ, năm chữ.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

1.2 Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cuộc hành trình của tha thứ

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người xảy ra một cuộc tranh luận. Một người nổi nóng đã buông lời miệt thị người kia. Tuy bị xúc phạm nhưng người bạn không nói gì, chỉ lẳng lặng viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp và tìm thấy một ốc đảo, họ quyết định đi bơi. Người bạn bị miệt thị lúc nãy bị sa lầy và lún dần xuống. Người bạn kia đã cố gắng cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh vui vẻ lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn hỏi anh: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Niềm vui và tình người sẽ thật sự bền vững khi bạn biết tha thứ, biết quan tâm đến người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình.

(Hạt giống tâm hồn, Nhà xuất bản Tổng hợp)

Câu 1. Ngôi kể của truyện?

A. Ngôi thứ hai

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Câu 2. Cụm từ “Trong chuyến đi” trong câu “Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận” là thành phần:

A. Vị ngữ

B. Thành phần giải thích

C. Chủ ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 4. Từ “lẳng lặng” trong câu “…chỉ lẳng lặng viết lên cát” là từ:

A. Từ láy

B. Từ ghép

C. Từ đơn

D. Cụm từ

Câu 5. Người bạn đã có thái độ và hành động gì khi bị miệt thị?

A. Im lặng chịu đựng.

B. Lặng lẽ bước đi.

C. Người bạn không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”

D. Người bạn buồn rầu và viết lên cát.

Câu 6. Nghĩa của từ “miệt thị” trong câu: “Một người nổi nóng đã buông lời miệt thị người kia” là gì?

A. Tự cho mình hơn người nên cao ngạo, kiêu căng.

B. Tỏ thái độ khinh rẻ, coi thường người khác.

C. Tức giận, phẫn nộ.

D. Không tốt đẹp.

Câu 7. Người bạn bị miệt thị trong câu chuyện là một người như thế nào?

A. Là một người biết tha thứ và biết trân trọng những điều tốt đẹp.

B. Là một người tự ti, mặc cảm.

C. Là một người khiêm tốn.

D. Là một người cao ngạo, đầy bản lĩnh.

Câu 8. Vì sao người bạn viết nỗi buồn lên cát và niềm vui tạc trên đá?

A. Vì muốn ghi lại những cảm xúc vừa trải qua.

B. Vì muốn nhớ mãi những điều đã qua.

C. Vì trên sa mạc chỉ có cát và đá.

D. Vì những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.

Câu 9. Em có đồng ý với cách ứng xử và hành động của người bạn (bị miệt thị) không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (Trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết đoạn văn cảm nhận của em về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ đã học, đã đọc.

1.3. Đáp án đề thi Văn 7 giữa kì 1 KNTT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

D

0,5

3

A

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

B

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

- Nêu được quan điểm: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.

- Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân.

(Quan điểm và lý giải phải phù hợp chuẩn mực đạo đức và lối sống)

Gợi ý: Đồng ý vì người bạn đã biết nhẫn nhịn để giữ gìn được những điều tốt đẹp trong lòng mình và bỏ qua, xóa nhòa những gì không vui vẻ, tốt đẹp. Đây là cách sống cần phải học hỏi, phát huy.

1,0

10

Đây là dạng câu hỏi mở, mỗi học sinh có thể rút ra được những bài học nhận thức riêng cho bản thân nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Gợi ý

- Không nên chấp nhặt những điều làm tổn thương mình và người khác. Hoặc: cần nhìn nhận mọi việc trong cái nhìn của sự bao dung, sống phải biết tha thứ và trân trọng những điều tốt đẹp.

- Lý giải: Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều cảm xúc, nếu cứ chấp nhặt những điều đau buồn, ta sẽ không còn chỗ để chứa đựng những điều hạnh phúc, yêu thương. Hãy tha thứ cho những lỗi lầm và ghi nhận những điều tốt đẹp. Vì “ Niềm vui và tình người sẽ thật sự bền vững khi bạn biết tha thứ, biết quan tâm đến người khác như đã từng quan tâm đến bản thân mình.”

1,0

II

LÀM VĂN

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nhận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết đoạn văn cảm nhận một bài thơ 4 chữ (5 chữ) đã học hoặc đã đọc.

0,25

c. Cảm nhận bài thơ:

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3,0

- Mở đoạn : Giới thiệu bài thơ của tác giả nào, nội dung bài thơ hướng tới điều gì sâu sắc ?

- Thân đoạn:

+ Ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.

+ Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Từ nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ thấy được tâm tình gì của tác giả ?

- Kết đoạn : Khái quát cảm xúc về bài thơ

0,5

2.0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, sáng tạo.

0,25

2. Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT - Đề 2

2.1 Ma trận đề kiểm tra Văn giữa kì 1 lớp 7

TT

năng

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Tổng

%

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số

câu

T.gi

an

TL

Số

câu

T.

gian

T

L

Số

câu

T.

gian

T

L

Số

câu

T.

gian

T

L

Số

câu

T.

gian

1

Đọc

hiểu

Thơ (bốn chữ, năm chữ)

6

15P

30

%

1

15P

10

%

1

15 P

20

%

8

45p

60%

2

Viết

Viết bài văn nghị luận

1

45p

40

%

1

45p

40%

Số

câu

6

1

1

1

9

Số

điểm

3,0

1,0

2,0

4,0

10

Tổng tỉ lệ %

30%

10%

20%

40%

90p

100%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2.2 Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT

Phần I: ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Sang năm con lên bảy

Cha đưa con đến trường

Giờ con đang lon ton

Khắp sân vườn chạy nhảy

Chỉ mình con nghe thấy

Tiếng muôn loài với con

Mai rồi con lớn khôn

Chim không còn biết nói

Gió chỉ còn biết thổi

Cây chỉ còn là cây

Đại bàng chẳng về đây

Đậu trên cành khế nữa

Chuyện ngày xưa, ngày xửa

Chỉ là chuyện ngày xưa

Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con”

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 3 (0,5 điểm): Bài thơ trên chủ yếu được gieo vần gì?

Câu 4 (0,5 điểm): Tổ hợp từ “đưa con đến trường” trong câu thơ Cha đưa con đến trường, thuộc cụm từ gì?

Câu 5 (0,5 điểm): Các sự việc, nhân vật được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai gợi cho em nhớ đến câu chuyện cổ tích nào đã học?

Câu 6 (0,5 điểm): Xác định số từ được sử dụng trong bài thơ.

Câu 7 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ trên?

Câu 8 (2,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình đối với mỗi con người.

Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4,0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật) … và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

Từ ấn tượng về các nhân vật trên, hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích.

_______________HẾT_______________

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

3. Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT - Đề 3

3.1 Ma trận đề kiểm tra Văn giữa kì 1 lớp 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ 5 chữ Ngữ liệu “Dặn con” trong tập (“Hạt lại gieo” – Huy Cận).

3c

0

4c

0

0

2c

0

60

Số điểm

1,5

2,5

2.0

2

Viết

Phân tích nhân vật trong một tpvh.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

3.2 Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT

ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

DẶN CON

Con lớn lên, con ơi
Yêu đời và yêu người
Yêu tình yêu say đắm
Nghìn năm mặn muối đời;

*

Yêu tạo vật thiên nhiên

Yêu tổ tiên đất nước
Yêu mộng đẹp nối liền
Tuổi trẻ, già sau trước.

*

Lòng con rồi tha thiết
Cha đoán chẳng sai đâu!

Cứ lòng cha cha biết
Yêu người đến khổ đau.

*

Nhưng con ơi, cha dặn
Trong trái tim vô hạn
Dành riêng chỗ, con nghe
Cho chói ngời tình bạn.

*

Lớn lên con sẽ rõ
Tình đó chẳng có nhiều
Lại càng nên chăm chút
Cho đời thêm phì nhiêu.

*

Cha làm thơ dặn con
Mà cũng là tặng bạn
Ôi tình nghĩa vẹn tròn
Chẳng bao giờ nứt rạn.

(Huy Cận, Hạt lại gieo , NXB Văn học, 1984)

* Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 tới câu 4 (chọn đúng mỗi đáp án được 0,25 điểm).

Câu 1: Mỗi dòng trong văn bản có mấy tiếng?

A. Ba tiếng

B. Bốn tiếng

C. Năm tiếng

D. Sáu tiếng

Câu 2: Chỉ ra cách gieo vần trong khổ thơ cuối .

A. Vần chân, vần cách

B. Vần lưng, vần liền

C. Vần chân, vần liền

D. Vần lưng, vần cách

Câu 3: Theo em, hình ảnh nào là hình ảnh thể hiện chủ đề bài thơ?

A. Hình ảnh tổ tiên

B. Hình ảnh thiên nhiên

C. Hình ảnh đất nước

D. Hình ảnh “trái tim vô hạn”

Câu 4: Hình ảnh của người cha trong bài thơ hiện lên như thế nào?

A. Người cha đang ngồi bên con âu yếm, thủ thỉ những lời dạy bảo có ý nghĩa làm rung động trái tim người đọc.

B. Người cha đang ngồi bên con dạy con đọc bài làm rung động trái tim người đọc.

C. Người cha đang ngồi bên con dạy con viết chữ làm rung động trái tim người đọc.

D. Người cha đang ngồi bên con hát ru con ngủ làm rung động trái tim người đọc.

Câu 5 (1.0 điểm): Điền vào chỗ trống(…) những từ ngữ thích hợp để chỉ rõ đặc điểm của bài thơ được thể hiện trong đoạn trích trên.

A. Bài thơ trên được viết theo thể (1) ……….. Vì được gọi tên theo (2)………….. trong mỗi dòng thơ.

B. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là (3)…………………. đã thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình thông qua yếu tố tự sự và (4)…………….. trong bài thơ.

Câu 6 (1.0 điểm): Hãy khoanh tròn từ Đúng (Đ) hoặc sai (S) tương ứng với từng ý kiến nhận xét về nội dung và ý nghĩa của bài thơ trong bảng sau:

Nội dung

Nhận xét

A. Văn bản viết về lời dạy bảo ân cần của cha dành cho con bằng giọng kể giản dị, chân thành đã để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

Đ

S

B. Người con trong bài thơ đã không nghe lời cha nên người cha phải dặn con.

Đ

S

C. Qua bài thơ, chúng ta cảm nhận được tình yêu thương con thắm thiết của người cha.

Đ

S

D."Dặn con" không đơn thuần chỉ là lời nhắn gửi cha dành cho con mà đó còn là bức thông điệp cuộc sống cho tất cả chúng ta.

Đ

S

Câu 7 ( 1.0 điểm): Nối cột A và cột B có ở bài thơ trên cho phù hợp.

Cột A

Nối

Cột B

1. Yếu tố tự sự trong bài thơ có tác dụng.

1 với …

A. Làm rõ nghĩa hơn về những lời cha dặn con nên chăm chút…

2. Điệp từ “yêu” trong bài thơ có tác dụng.

2 với…

B. Nhấn mạnh lời nhắc nhở của cha với con thể hiện tình cảm người cha dành cho con.

3. Phó từ “ lại, càng” trong câu thơ trên có tác dụng.

3 với …

C. Thể hiện những đối tượng mà người cha dặn dò con phải yêu thương.

4. Những hình ảnh “thiên nhiên, tổ tiên, đất nước, bạn bè…” trong bài thơ

4 với …

D. Giúp người đọc cảm nhận được tình cảm gần gũi tha thiết giữa người cha và người con, câu truyện thêm thêm sinh động.

E.Nhắc nhở con phải luôn yêu thương và kính trọng cha

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (1.0 điểm): Từ tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ, em thấy mình cần phải thể hiện tình cảm như thế nào đối với cha của mình?

Câu 9 (1.0 điểm): Trình bày thông điệp và bài học rút ra từ bài thơ?

VIẾT: (4,0 điểm)

Đề bài: Hãy viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em sau khi học xong văn bản "Gặp lá cơm nếp"

_______________HẾT_______________

3.3 Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi Văn giữa kì 1 lớp 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,25

2

A

0,25

3

D

0,25

4

A

0,25

5

Điền đúng vào mỗi chỗ trống (…) những từ ngữ thích hợp được 0,25 điểm ( 4x 0,25 = 1.0đ)

(1): thơ năm chữ; (2): số chữ/ tiếng ; (3): người cha; (4): ngôn ngữ hoặc hình ảnh

`1.0

6

Khoanh tròn mỗi ý đúng: 0,25 điểm (4 ý x 0,25 = 1.0 điểm)

A: Đúng ; B: Sai ; C: Đúng ; D: Đúng

1.0

7

Nối đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm (4 ý x 0,25 = 1.0 điểm)

1 nối với D; 2 với B; 3 với A; 4 với C

1.0

8

- Tình yêu thương của cha dành cho con là vô bờ bến, cha như người thầy vĩ đại; vì thế chúng ta phải yêu kính, quý trọng, biết vâng lời cha và thể hiện lòng hiếu thảo bằng những hành động cụ thể.

- HS có thể có nhiều kết quả khác nhau. GV chấp nhận tất cả những kết quả được cho là đúng, hợp lý .

1.0

9

- Lời dạy bảo như lời tâm tình, thủ thỉ, để từ đó ta sống tốt hơn, biết yêu thương tất cả những gì gần gũi quanh ta.

- Tình yêu trong trái tim mỗi người là vô hạn. Hãy yêu thương tất cả để cuộc sống tốt đẹp hơn.

HS có thể có nhiều kết quả khác nhau. GV chấp nhận tất cả những kết quả được cho là đúng, hợp lý.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn

Mở đọan, Thân đoạn, Kết đoạn.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết đoạn văn trình bày cảm xúc sau khi học xong văn bản "Gặp lá cơm nếp"

0,25

c. Triển khai nội dung

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt yếu tố biểu cảm; đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. (0,5đ)

- Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. (1,5đ)

- Khái quát cảm xúc về bài thơ. ( 0,5đ)

2,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; trình bày rõ ràng mạch lạc, lời văn trong sáng chân thật.

0,5

4. Đề kiểm tra Văn 7 giữa kì 1 KNTT - Đề 4

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giày xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh. Ông Gandhi bèn cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt, trước sự ngạc nhiên của những người trên xe.

Một hành khách không kìm được thắc mắc đã lên tiếng hỏi ông tại sao lại làm như vậy. Gandhi đáp:

- Một người nghèo nào đó sẽ tìm thấy chiếc giày trên đường ray rồi họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai. Và như vậy, họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.

Phải chăng Gandhi đã nhận ra rằng: biết chia sẻ với những người đau khổ hơn, là cách tốt nhất để vơi đi những đau khổ đang có. Và bởi hạnh phúc trong cuộc đời không phụ thuộc nhiều vào điều xảy ra với bạn mà phụ thuộc vào cách bạn đón nhận nó.

(Quà tặng cuộc sống, Nhà xuất bản tổng hợp)

(* Mahatma Gandhi là vị anh hùng dân tộc Ấn Độ - người chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân Anh và giành độc lập cho Ấn Độ)

Câu 1. Ngôi kể của truyện?

A. Ngôi thứ hai

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi thứ tư

Câu 2. Cụm từ “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa” trong câu “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giày xuống đường ray…” là thành phần:

A. Vị ngữ

B. Thành phần giải thích

C. Chủ ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 3. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 4. Từ “vội vã” trong cụm từ “Có lần trong lúc vội vã bước lên xe lửa” là:

A. Từ láy

B. Từ ghép

C. Từ đơn

D. Cụm từ

Câu 5. Gandhi đã làm gì khi vô tình đánh rơi chiếc giày xuống đường ray?

A. Im lặng bước lên tàu.

B. Lặng lẽ tháo chiếc giày còn lại ra.

C. Cởi ngay chiếc giày còn lại và ném xa xuống đường ray gần nơi chỗ chiếc giày đã rớt.

D. Ông Gandhi tiếp tục cuộc hành trình với một chiếc giày.

Câu 6. Nghĩa của từ “ngạc nhiên” trong câu: “…trước sự ngạc nhiên của những người trên xe” là gì?

A. Giật mình.

B. Lấy làm lạ, cảm thấy hoàn toàn bất ngờ đối với mình.

C. Lạ lẫm, không quen.

D. Buồn cười trước sự việc đang diễn ra.

Câu 7. Gandhi trong câu chuyện là một người như thế nào?

A. Là một người biết chia sẻ với những người đau khổ hơn, và biết cách đón nhận hạnh phúc.

B. Là người thân thiện với mọi người xung quanh.

C. Là người không tham lam.

D. Là người rất vui tính và lạc quan.

Câu 8. Vì sao Gandhi sẵn sàng ném chiếc giày còn lại xuống đường ray?

A. Vì thiếu một chiếc thì chiếc còn lại sẽ trở nên vô nghĩa.

B. Vì Gandhi muốn làm một điều gì đó gây ngạc nhiên cho mọi người.

C. Vì không còn cách nào khác.

D. Vì Gandhi tốt bụng đã nghĩ một người nghèo nào đó sẽ tìm thấy chiếc giày trên đường ray rồi họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai. Và như vậy, họ sẽ có đủ cả đôi để dùng.

Câu 9. Em có đồng ý với cách ứng xử và hành động của Gandhi không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

Câu 10. Qua câu chuyện trên, em rút ra cho mình bài học gì có ý nghĩa nhất? (Trình bày bằng đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết đoạn văn cảm nhận của em về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ đã học, đã đọc.

Xem đáp án trong file tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm