Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Khoa Học Tự Nhiên 7

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Khoa Học Tự Nhiên 7 được VnDoc tổng hợp gửi tới bạn đọc tham khảo. Tài liệu bao gồm các câu hỏi hệ thống kiến thức ôn tập giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7. Hy vọng thông qua nội dung ôn tập, sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt bài đánh giá năng lực giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7.

I. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Khoa học tự nhiên 7

II. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Đơn chất là chất tạo nên từ

A. một chất.B. một nguyên tố hoá học.C. một nguyên tử.D. một phân tử.

Câu 2. Hợp chất là chất tạo nên từ

A. hai nguyên tử trở lên.

B. một nguyên tố hoá học.

C. hai nguyên tố hóa học trở lên.

D. một phân tử.

Câu 3. Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất?

A. Khí carbon dioxide do hai nguyên tố tạo nên là C, O.

B. Than chì do nguyên tố C tạo nên.

C. Hydrochloric acid do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, Cl.

D. Water do hai nguyên tố cấu tạo nên là H, O.

Câu 4. Trường hợp nào sau đây là hợp chất?

A. Kim cương do nguyên tố C tạo nên.

B. Khí nitrogen do nguyên tố N tạo nên.

C. Khí chlorinedo nguyên tố Cl tạo nên.

D. Sodium chloride do nguyên tố Na và Cl tạo nên.

Câu 5. Cho các chất sau:

1) Water được tạo nên từ H và O.

2). Sodium chloride được tạo nên từ Na và Cl.

3) Bột sulfur được tạo nên từ S.

4). Kim loại copper được tạo nên từ Cu.

5) Đường mía được tạo nên từ C, H và O.

Số hợp chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Phân tích kết quả

(2) Kiểm tra giả thiết

(3) Viết và trình bày báo cáo

(4) Quan sát và đặt câu hỏi

(5) Xây dựng giả thiết

Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

A. 1-2-3-4-5

B. 5-4-3-2-1

C. 4-5-2-1-3

D. 3-4-1-5-2

Câu 7: Hạt mang điện tích dương, nằm ở hạt nhân nguyên từ là

A. electron.

B. proton.

C. proton và neutron.

D. neutron.

Câu 8: Trong các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là

A. electron.

B. neutron.

C. proton.

D. photon

Câu 9: Khối lượng nguyên tử sodium là 23 amu. Lớp vỏ nguyên tử sodium được tạo thành bởi 11 electron. Số neutron có trong hạt nhân nguyên tử này là

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

Câu 10: Trong một nguyên tử bao giờ cũng có

A. số proton = số neutron

B. số electron = số neutron

C. số neutron = số điện tích hạt nhân.

D. số hiệu nguyên tử = số điện tích hạt nhân = số proton = số electron

Câu 11: Kí hiệu hoá học của nguyên tố copper là

A. Cr.

B. Cu.

C. Co.

D. C

Câu 12: Hạt nhân nguyên tử carbon có 6 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử carbon là

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 6.

Câu 13: Nguyên tử sulfur được tạo thành bởi lớp vỏ chứa 16 electron, hạt nhân chứa 16 proton và 16 neutron. Khối lượng nguyên tử sulfur tính theo đơn vị amu là

A. 34.

B. 18.

C. 35.

D. 32

Câu 14: Than chì và kim cương đều được tạo thành từ nguyên tố

A. copper.

B. phosphorus.

C. iron.

D. carbon.

Câu 15: Khí oxygen được tạo thành từ nguyên tử nào?

A. Nitrogen.

B. Hydrogen.

C. Oxygen.

D. Helium.

III. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Hai nguyên tử K kết hợp với một nguyên tử O tạo thành phân tử potassium oxide. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử potassium oxide? Cho biết nó là liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị? Cho biết hoá trị của O và K?

Câu 2: Một nguyên tử H kết hợp với một nguyên tử Br tạo thành phân tử hydrobromic acid. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử hydrobromic acid? Cho biết nó là liên kết ion hay liên kết cộng hoá trị? Cho biết háo trị của H, Br?

Câu 3: Xác định hoá trị của K trong hợp chất K2O, biết O luôn có hoá trị II trong mọi hợp chất?

Câu 4: Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi Mg hoá trị II và Cl hoá trị I?

>> Chi tiết nội dung đề cương nằm ở FILE TẢI VỀ miễn phí <<

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 7 Cánh diều

    Xem thêm