Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 11 đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm học 2024 - 2025

Bộ 11 đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 7 năm 2024 gồm các đề thi GDCD 7 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều có đầy đủ đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi. Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Giáo dục công dân không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề.

Lưu ý: Toàn bộ 11 đề thi và đáp án có trong file tải, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

Hoặc tải theo link sau:

1. Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 KNTT - Đề 1

Phần 1- Trắc nghiệm khách quan ( 3,0 điểm)

Mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm

Câu 1: Dân tộc ta có các truyền thống tốt đẹp nào sau đây?

A. Truyền thống hiếu học.

B. Truyền thống yêu nước.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Cả A,B,C.

Câu 2: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C. Ganh ghét, để kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 3: Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Có thêm nhiều kiến thức.

B. Đạt kết quả cao trong học tập.

C. Sự vất vả.

D. Sự xa lánh của bạn bà.

Câu 4: Giữ chữ tín là?

A. coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.

B. tôn trọng mọi người.

C. yêu thương, tôn trọng mọi người.

D. coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

Câu 5: Biểu hiện của người giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa, coi trọng lòng tin của người khác đối với mình.

B. Biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ,...

C. luôn luôn giữ đúng lời hứa trong mọi hoàn cảnh và đối với tất cả mọi người.

D. luôn biết giữ lời hứa và tin tưởng lẫn nhau trong quá trình làm việc.

Câu 6: Câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” khuyên chúng ta nên?

A. Dũng cảm.

B. Giữ chữ tín.

C. Tích cực học tập.

D. Tiết kiệm.

Câu 7 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 8: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 9: Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 10: Một trong những biễn pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là?

A. Thường quyên tập luyện thể dục thể thao.

B. Tách biệt, không trò chuyện với mọi người.

C. Âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.

D. Lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.

Câu 11: Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Kết quả học tập thi cử không như mong muốn.

B. Được nhận thưởng cuối năm vì thành tích cao.

C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.

D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 12: Phương án nào dưới đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trạng thái căng thẳng ở con người?

A. Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.

B. Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

C. Tâm lí không ổn định, bất an, thể chất yếu đuối.

D. Gặp khó khăn trắc trở, thất bại, biến cố trong đời sống.

Phần II: Tự luận

Câu 1 (2,5 điểm).

a. Theo em giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào?

b. Cho tình huống: T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.”

Theo em, bạn T có phải là người biết giữ chữ tín không? Vì sao?

Câu 2 ( 2,5 điểm).

Cho tình huống: Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tường, thân cây,... để đánh dấu những nơi mình đã tới.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của bạn H trong tình huống trên? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ các di sản văn hoá?

b. Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, viết một bài giới thiệu ngắn về một di sản văn hoá của Việt Nam.

Câu 3 (2 điểm)

Cho tình huống:

Gần đây, A nhận được nhiều tin nhắn với những lời lẽ thiếu văn hóa và đề nghị khiếm nhã từ một người lạ mặt làm bạn thấy hoang mang, lo sợ, mất tập trung vào việc học tập. Hàng trăm câu hỏi cứ hiện lên trong đầu: “Họ nhắn tin cho mình với mục đích gì?”, “Tại sao họ lại biết tên trường và lớp học của mình?”,... khiến cho A thường mất ngủ, giật mình, mơ thấy ác mộng và cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến trường.

a. Theo em, nguyên nhân bạn A gặp phải những dấu hiện trên là gì? Nếu bạn A tiếp tục hoang mang, lo sợ như vậy có thể dẫn đến hậu quả gì?

b. Em hãy đóng vai là bạn của A để hướng dẫn bạn cách để không hoang mang, lo sợ và mất tập trung vào học tập?

Đáp án đề thi giữa kì 1 GDCD 7 - Đề 1

Phần I- Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

B

D

A

B

C

A

D

A

A

A

* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm

Phần II- Tự luận ( 7 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1

( 2,5 điểm)

a. HS chỉ ra được ý nghĩa của giữ chữ tín:

- Giữ chữ tín giúp chúng ta được mọi người tin tưởng, yêu mến, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công trong công việc và cuộc sống.

- Giữ chữ tín làm cho mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

b. Bạn T là người không biết giữ chữ tín vì đã hứa sẽ trả bạn sau 1 tuần nhưng lại không trả đúng hẹn vì lí do cá nhân. Bạn T không biết coi trọng lời hứa và lòng tin của mọi người với mình.

0,75

0,75

1

Câu 2

( 2,5 điểm)

a. Nhận xét về việc làm của H:

- Nêu được nhận xét phù hợp về hành động của bạn H khắc tên lên di tích lịch sử nơi tham quan.

- Giải thích được lí do cho nhận xét:

Bản thân em đã làm gì để góp phần bảo tồn di sản văn hóa?

HS đưa ra được những việc làm tích cực để bảo tồn di sản văn hóa.

b. HS đóng vai là 1 hướng dẫn viên du lịch viết một bài giới thiệu ngắn tầm câu 7 – 10 dòng giới thiệu về một di sản văn hoá của dân tộc.

0,5

0,5

0,5

1

Câu 3

( 2 điểm)

a. - HS trả lời được đúng nguyên nhân ( 0,25 điểm)

- Nêu được hậu quả nếu bạn A tiếp tục rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ. ( 0,75 điểm)

b. Em hãy đóng vai là bạn của A để hướng dẫn bạn một số cách giảm hoang mang, lo lắng:

HS có thể hướng dẫn người khác được một số cách giảm căng thẳng, mệt mỏi (1 điểm)

1

1

Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 7 KNTT - Đề 2

Ma trận đề thi

TT

Nội dung/chủ đề/bài học

Mức độ đánh giá

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu TN

Câu TL

Tổng điểm

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

1.Tự hào về truyền thống quê hương

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4 điểm

2.Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4 điểm

3. Học tập tự giác, tích cực

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

2 điểm

Tổng câu

12 câu

12 câu

3 câu

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

10 điểm

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 KNTT

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

A. tỉnh này sang tỉnh khác.

B. đời này sang đời khác.

C. nơi này sang nơi khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Hèn nhát.

D. Cần cù lao động.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thuộc về truyền thống quê hương?

A. Làn điệu dân ca.

B. Trang phục truyền thống.

C. Những câu truyện cổ dân gian.

D. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện tốt đẹp của truyền thống quê hương?

A. Cần cù lao động.

B. Tổ chức ma chay linh đình.

C. Trân trọng trang phục truyền thống.

D. Yêu thích ẩm thực của địa phương.

Câu 5. Tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” (Hà Nội), là biểu tượng cho

A. tinh thần yêu nước.

B. tinh thần nhân đạo.

C. thái độ cần cù lao động.

D. lòng yêu thương con người.

Câu 6. Dân ca ví, dặm là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Bắc Ninh và Bắc Giang.

B. Nghệ An và Hà Tĩnh.

C. Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

D. Đà Nẵng và Quảng Nam.

Câu 7. Lễ hội truyền thống mang ý nghĩa khuyến nông của người dân xã Tiên Sơn (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) là

A. lễ hội chùa Thầy.

B. lễ hội Lồng Tồng.

C. lễ cày tịch điền.

D. lễ hội đền Hùng.

Câu 8. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống dân tộc mình. H đã tự may cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và dự định sẽ mặc trang phục đó mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn P và Q đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có hành vi trái với niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn P và Q.

B. Bạn H và P.

C. Bạn H và Q.

D. Cả 3 bạn H, P, Q.

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự chia sẻ?

A. Nhường cơm, sẻ áo

B. Góp gió thành bão.

C. Tích tiểu, thành đại.

D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 10. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. những vấn đề thời sự của xã hội.

B. những người thân trong gia đình.

C. mọi người và sự việc xung quanh.

D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 11. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. hiểu được cảm xúc của người đó.

B. chê bai, giễu cợt. xúc phạm người đó.

C. đồng tình với việc làm của người đó.

D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. An ủi.

B. Khích lệ.

C. Hỏi thăm.

D. Mỉa mai.

Câu 13. Hoạt động “Hiến máu cứu người” là một trong những biểu hiện của sự

A. đoàn kết, yêu nước, nhân đạo.

B. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

C. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

D. hào sảng, đoàn kết và hiếu học.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Yêu thương, chăm sóc nhau bằng tình cảm chân thành.

B. Đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

C. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

D. Giúp đỡ về vật chất và rinh thần với những người đang gặp khó khăn.

Câu 15. Hành động nào sau đây thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và cảm thông?

A. Anh K chỉ kết bạn và chơi thân với các bạn có hoàn cảnh giống mình.

B. Lôi kéo, tập hợp một số bạn bè, người thân để chống lại người khác.

C. Người dân cả nước cứu trợ hàng hóa cho bà con ở vùng bị lũ lụt.

D. Cả lớp cùng thảo luận sôi nổi trong giờ kiểm tra viết môn Toán.

Câu 16.Hoàn cảnh gia đình A rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. A tâm sự với N và muốn N không nói với ai. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Giữ lời hứa không nói chuyện của A với ai.

B. Trêu chọc và kể chuyện của A với các bạn khác.

C. Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm để cùng tìm cách giúp đỡ A.

D. Nghe A tâm sự nhưng không quan tâm vì không liên quan tới mình.

Câu 17. Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai

A. động viên.

B. nhắc nhở.

C. chỉ bảo.

D. hướng dẫn.

Câu 18. Khi tự giác, tích cực học tập, chúng ta sẽ được rèn luyện những đức tính nào?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Tương thân tương ái.

C. Quan tâm, cảm thông.

D. Kiên cường, bất khuất.

Câu 19. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ

A. bị mọi người chế giễu, trêu chọc, mỉa mai.

B. nhận được sự tin tưởng, quý mến của mọi người.

C. thường xuyên bị người khác lợi dụng.

D. phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của việc học tập tự giác, tích cực?

A. Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.

B. Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập.

C. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

D. Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể.

Câu 21.Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.

B. Môi hở, răng lạnh.

C. Học bài nào, xào bài ấy.

D. Trên kính, dưới nhường.

Câu 22. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải

A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.

B. xác định đúng đắn mục đích học tập.

C. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Câu 23. Ngoài việc hoàn thành những bài tập cô giáo giao trên lớp, khi về nhà T thường dành thêm thời gian mỗi tối để ôn lại bài và tìm những bài khó trên mạng để ôn luyện thêm. Việc làm đó thể hiện T là người

A. thiếu tự giác, tích cực.

B. thiếu kĩ năng học tập.

C. luôn tự tin trong cuộc sống.

D. tự giác, tích cực trong học tập.

Câu 24. Bạn K đến rủ M đi chơi trong khi ngày hôm sau có giờ kiểm tra môn tiếng Anh. Nếu em là M, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ và mặc kệ bạn rủ rê.

B. Đồng ý, bỏ việc học để đi chơi với P.

C. Từ chối và hẹn bạn lúc khác đi chơi để ở nhà học bài.

D. Mắng cho K một trận vì làm phiền trong lúc học bài.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác hay không? Tại sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

- Ý kiến 1. Chỉ các bạn học giỏi mới cần tự giác, tích cực trong học tập.

- Ý kiến 2. Xác định mục tiêu học tập rõ ràng là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Ý kiến 3. Phải đặt ra mục tiêu học tập thật cao để có động lực phấn đấu.

- Ý kiến 4. Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới các kì kiểm tra.

Đáp án đề kiểm tra GDCD 7 giữa kì 1 KNTT

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

1 -B

2-C

3-D

4-B

5-A

6-B

7-C

8-A

9-A

10-C

11-A

12-D

13-B

14-C

15-C

16-C

17-B

18-A

19-B

20-A

21-C

22-B

23-D

24-C

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1 (2,0 điểm)

- Trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác. Vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp cho cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui vầ hạnh húc; các mối quan hệ cũng trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Câu 2 (2,0 điểm)

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: tất cả mọi người đều cần tự giác,tích cực học tập.

- Ý kiến 2. Đồng tình. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là: có mục tiêu học tập rõ ràng; chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra; hòan thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở; luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập; có phương pháp học tập chủ động; biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống….

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: việc đặt mục tiêu học tập quá cao so với năng lực của bản thân dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc thất vọng (trong quá trình thực hiện); khi lập kế hoạch học tập, chúng ta nên đặt mục tiêu học tập vừa sức.

- Ý kiến 4. Không đồng tình. Vì hành động này thể hiện cách học mang tính chất đối phó.

2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 Chân trời sáng tạo - Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhâṇ biết

Thông hiểu

Vâṇ dung

Vâṇ duṇ g cao

Tỉ lệ

Tổng

điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. (3 tiết)

3 câu

1 câu

1 câu

1 câu

3 câu

2 câu

3,75

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (2 tiết)

1/2 câu

1/2 câu

1 câu

2,5

Học tập tự giác, tích cực.

(2 tiết)

5 câu

5 câu

1 câu

2,75

Giữ chữ tín. (1 tiết)

4 câu

4 câu

1,0

Tổng

12

1,5

1,5

1

12

4

10 điểm

Tỉ ̣%

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ ̣chung

60%

40%

100%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết:

- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

3TN (C1,C3,C9)

- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Vận dụng:

- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

1TL (C15)

- Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

Vận dụng cao:

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

1TL (C16)

2

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nhận biết:

Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

½ TL (C14a)

Vận dụng:

- Đưa ra lời nói, cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

½ TL

(14b)

- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Vận dụng cao:

Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

3

3 Học tập tự

giác, tích cực

Nhận biết:

Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

5TN (C2,C4, C6,C8,C11)

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

1TL (C13)

Vận dụng:

Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

Vận dụng cao:

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

4

4. Giữ chữ tín

Nhận biết:

- Trình bày được chữ tín là gì.

2TN (C12,C10)

- Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.

2TN (C5,C7)

Thông hiểu:

- Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.

Vận dụng:

Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

Tổng

12

1,5

1,5

1

Tỉ ̣%

30

30

30

10

Tỉ ̣chung

60

40

Đề kiểm tra giữa học kì 1 GDCD 7 CTST

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng nhất:

Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Yêu nước chống ngoại xâm.

B. Hiếu thảo.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây là không giữ chữ tín ?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Quyết tâm làm cho đến cùng.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

Câu 3: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

A. Tương thân, tương ái.

B. Cần cù lao động.

C. Đoàn kết, dũng cảm.

D. Yêu nước chống ngoại xâm.

Câu 4: Giữ chữ tín là

A. biết giữ lời hứa.

B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.

C. không trọng lời nói của nhau.

D. không tin tưởng.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực?

A. Không làm bài tập ở nhà.

B. Học xong rồi mới chơi.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Câu 6: Tích cực, tự giác là:

A. chủ động có trách nhiệm, hăng say trong công việc.

B. chỉ làm những việc dễ.

C. có người giám sát, theo dõi thì làm không thì chơi.

D. lười biếng, nạnh hẹ cho người khác.

Câu 7: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.

B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.

Câu 8: Biểu hiện của nhân vật nào dưới đây không thể hiện đức tính tự giác, tích cực trong học tập?

A. Mỗi ngày S đều dành 1 giờ để đọc sách, mở mang tri thức.

B. Mỗi khi có bài tập khó, Q sẽ nhờ cô giáo hướng dẫn, giảng giải.

C. Trong giờ học T luôn tích cực xây dựng bài và làm bài cô giao.

D. Mỗi khi làm bài kiểm tra, A thường chép bài của các bạn khác.

Câu 9: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Giữ chữ tín.

Câu 10: Hành vi nào sau đây là không giữ chữ tín?

A. Luôn đến hẹn đúng giờ.

B. Thường đến trễ các buổi diễn.

C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn

D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người

Câu 11: Lễ hội “Cồng chiêng múa xoang” là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

A. Hải Phòng.

B. Kon Tum

C. Bắc Ninh.

D. Hải Dương.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Xác định đúng mục đích học tập.

B. Không làm bài tập về nhà.

C. Không chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

D. Thường xuyên nghỉ học để đi chơi.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13: (1,5 điểm) Em hãy cho biết vì sao chúng ta phải học tập tự giác, tích cực?

Câu 14: (2,5 điểm)

a/ Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em hãy nêu 2 ví dụ.

b/ Em sẽ làm gì trong các tình huống sau để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người xung quanh?

1/ Trời nắng nóng, bố mới đi làm về, mồ hôi nhễ nhại.

2/ Bạn của em có chuyện buồn.

Câu 15: (2,0 điểm) Xử lí tình huống sau:

Qua lời kể của ông nội, Sơn được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng” và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm trước, anh trai của Sơn nhận được lệnh gọi nhập ngũ, Sơn thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. Sơn rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.

a/ Em hãy nhận xét biểu hiện của Sơn.

b/ Nếu em là Sơn, em sẽ nói như thế nào với anh trai của mình?

Câu 16: (1,0 điểm) Em hãy nêu một số truyền thống của quê hương em và hãy liệt kê những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống đó.

--------------Hết----------------

Xem đáp án đề 1 trong file tải về

Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD CTST - Đề 2

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)

Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

A. Tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ"; “phép vua còn thua lệ làng; “trọng nam khinh nữ.

B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.

C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.

D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.

Câu 2. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:

A. truyền thống quê hương.

B. truyền thống gia đình.

C. truyền thống dòng họ.

D. truyền thống dân tộc.

Câu 3. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.

C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 4: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.

B. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi.

C. Đứng xem quá trình đập phá.

D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp.

Câu 5: Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 6: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 7: Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C. Gen ghét, đố kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 10. Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập?

A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp.

B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ.

C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay.

D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định.

Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập?

A. Dễ làm khó bỏ

B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.

C. Học học nữa, học mãi.

C. Cái khó bó cái khôn.

Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.

B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.

C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.

D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra

Phần II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 2 (3 điểm):)

H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.

1, Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao?

2. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em?

3. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”?

Câu 3 (1 điểm): Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!".

Em có nhận xét gì về lời nói của H? Nếu là T, em sẽ nói gì với H?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 CTST

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đ/A

C

A

B

D

A

B

C

A

D

D

C

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình.

Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,..

Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

3,0 điểm

Câu 3

(3,0 điểm)

a, Theo em việc của N rất là đúng vì nếu bạn H ốm thì không thể ghi bài và không thể đến lớp , cho lên bạn N đã ghi đầy đủ bài vở rồi mang về cho bạn chép và giảng cho bạn .

- Theo em , ý kiến của bạn M là sai vì thấy bạn bị ốm phải giúp đỡ bạn để bạn theo kịp bài học.

b, Học sinh tự liên hệ bản than về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.

c, HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích. (Tuỳ từng mức độ vận dụng của Hs để cho điểm)

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Không đổng tình với lời nói của H vì trong học tập, để nắm vững kiến thức thì ngoài việc làm các bài tập trong sách giáo khoa, học sinh cần tích cực làm thêm các bài tập mở rộng, nâng cao ở sách tham khảo. Việc làm đó sẽ giúp em nhanh tiến bộ trong học tập.

- Giảng giải, phân tích để giúp H hiểu được ý nghĩa của việc tích cực, tự giác ôn tập, làm thêm các bài tập ở ngoài sách giáo khoa để củng cố kiến thức và kĩ năng. Đồng thời khuyên H nên dành thời gian cho việc học tập và hẹn bạn đi chơi vào dịp cuối tuần.

1,0 điểm

3. Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Cánh diều

Đề kiểm tra GDCD 7 giữa kì 1 sách Cánh diều

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. “Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Phong tục tập quán.

B. Truyền thống quê hương.

C. Thuần phong, mĩ tục.

D. Bản sắc văn hóa.

Câu 2. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

A. Yêu nước; tương thân, tương ái; hiếu học.

B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất, kiên cường.

C. Cần cù lao động; ích kỉ; đoàn kết chống ngoại xâm.

D. Hiếu học; lười biếng; vị tha; bao dung.

Câu 3. Làm gốm là nét đẹp nghề truyền thống của cư dân ở địa phương nào dưới đây?

A. Làng Bát Tràng (Hà Nội).

B. Làng Non Nước (Đà Nẵng).

C. Làng Vòng (Hà Nội).

D. Làng Nga Sơn (Thanh Hóa).

Câu 4. Hát Dân ca Quan họ là nét đẹp truyền thống của cư dân ở địa phương nào sau đây?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Bắc Ninh, Bắc Giang.

D. Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Câu 5. Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo?

A. Lá lành đùm lá rách.

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Giấy rách phải giữ lấy lề.

D. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Câu 6. Truyền thống tốt đẹp nào được phản ánh trong câu ca dao dưới đây?

“Ai về, tôi gửi buồng cau

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy,

Ai về, tôi gửi đôi giày

Phòng khi mưa gió để thầy, mẹ đi”.

A. Hiếu thảo.

B. Hiếu học.

C. Chăm chỉ.

D. Yêu nước.

Câu 7. Hành động: mở các “cây ATM gạo”, “cây ATM khẩu trang”,… để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?

A. Cần cù lao động.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Tương thân, tương ái.

D. Dũng cảm, kiên cường.

Câu 8. Anh P sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm, sản phẩm gốm sứ từ cơ sở sản xuất của anh P đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.

Trường hợp này cho thấy: anh P là người như thế nào?

A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.

C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm dưới đây: “…….. là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Di sản văn hóa.

B. Thuần phong, mĩ tục.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Phong tuch, tập quán.

Câu 10. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và

A. di sản văn hóa vật chất.

B. di sản văn hóa phi vật thể.

C. danh lam thắng cảnh.

D. di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 11. Di sản văn hóa phi vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Di vật, bảo vật quốc gia.

B. Làn điệu dân ca truyền thống.

C. Trò chơi dân gian.

D. Lễ hội truyền thống.

Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Dân ca Quan họ.

C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

D. Nghi lễ và trò chơi kéo co.

Câu 13. Nhận định nào dưới đâyy không đúng về di sản văn hóa?

A. Chỉ những sản phẩm vật chất mới đượcu coi là di sản văn hóa.

B. Di sản văn hóa là tài sản và niềm tự hào của toàn dân tộc.

C. Di sản văn hóa gồm: di sản vật thể và di sản phi vật thể.

D. Góp phần phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, các tổ chức, cá nhân có quyền nào sau đây?

A. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.

B. Vận chuyển trái phép bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

C. Tham quan, nghiên cứu về di sản văn hóa.

D. Phá hoại các di sản văn hóa.

Câu 15. Hành vi nào sau đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Ông P tuyên truyền sai lệch về di sản văn hóa của địa phương.

B. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.

C. Anh K tổ chức vận chuyển trái phép cổ vật ra nước ngoài.

D. Bạn X có hành vi xả rác bừa bãi ra khu di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 16. Trong quá trình đào móng để lầm lại nhà, ông K đã phát hiện ra một số chén đĩa, bình hoa bằng gốm sứ có hoa văn đẹp mắt. Hoa văn và màu men gốm trên số chén đĩa, bình hoa đó mang nét đặc trưng của gốm hoa nâu thời Trần. Chuyện ông K đào được cổ vật truyền ra ngoài, có nhiều người tới hỏi mua và trả giá cao.

Trong trường hợp trên, theo em, ông K nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Tổ chức đấu giá để bán số cổ vật vừa tìm được.

B. Cất giữ số cổ vật đó và coi đó là “bảo vật gia truyền”.

C. Cất giữ một nửa, còn một nửa thì nộp lại cho chính quyền địa phương.

D. Nhanh chóng báo cáo và giao nộp toàn bộ cổ vật cho cơ quan chức năng.

Câu 17. Quan tâm được hiểu là

A. thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.

B. đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được cảm xúc của họ.

C. sự cho đi hoặc giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.

D. tôn trọng và tin tưởng mọi người xung quanh.

Câu 18. Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

A. chiếm được lòng tin của người đó.

B. nhận được sự yêu mến của người đó.

C. hiểu được cảm xúc của người đó.

D. trêu chọc, mỉa mai người đó.

Câu 19. “Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Chia sẻ.

C. Cảm thông.

D. Thấu hiểu.

Câu 20. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Mỉa mai.

B. Trêu chọc.

C. Lợi dụng.

D. Động viên, an ủi.

Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự sẻ chia?

A. Chia ngọt, sẻ bùi.

B. Tích tiểu thành đại.

C. Năng nhặt, chặt bị.

D. Ở hiền gặp lành.

Câu 22. Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là người thường xuyên

A. đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.

B. động viên, an ủi khi người khác gặp khó khăn.

C. bất chấp mọi việc để đạt được mục đích cá nhân.

D. trêu ghẹo, gây gổ, đánh nhau với người khác.

Câu 23. A và N là bạn cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà, đưa vở của mình cho N chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bào học trên lớp. H là bạn cùng lớp, thấy vậy, nên đã trách A làm thế là không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.

Trong trường hợp trên, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Bạn H.

B. Bạn A.

C. Bạn H và N.

D. Bạn A và H.

Câu 24. Để rèn luyện đức tính cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác, mỗi chúng ta nên có biểu hiện nào sau đây?

A. Không chơi với những bạn học kém.

B. Làm ngơ khi thấy người bị tai nạn giao thông.

C. Sẵn sàng cho đi khi người khác gặp khó khăn.

D. Quan tâm người khác khi bản thân thấy có lợi.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ di sản văn hóa?

Câu 2 (2,0 điểm): Có ý kiến cho rằng, quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác không còn phù hợp trong xã hội hiện đại sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Em nhận xét thế nào về ý kiến trên?

Đáp án đề thi GDCD 7 giữa kì 1 sách Cánh diều

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-A

4-C

5-D

6-A

7-C

8-A

9-A

10-B

11-A

12-C

13-A

14-C

15-B

16-D

17-A

18-C

19-B

20-D

21-A

22-B

23-B

24-C

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Để góp phần bảo vệ di sản văn hóa, học sinh cần:

+ Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa

+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa tới người thân, bạn bè trong và ngoài nước.

+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa

+ …

Câu 2 (2,0 điểm):

- Em không đồng tình với ý kiến trên, vì:

+ Tuy những robot được phát triển trí thông minh nhân tạo để đọc các tín hiệu cảm xúc, nhưng chúng không thể thay thế con người giải quyết mọi tình huống, đặc biệt là các tình huống phức tạp và máy móc cũng không thể thay thế con người trong việc xây dựng, phát triển các mối quan hệ xã hội.

+ Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, áp lực và sự cô đơn, do đó, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ càng cần thiết.

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về xem trọn bộ tài liệu

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 7

    Xem thêm