Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học CTST
Giải Khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học
- I. Câu hỏi thảo luận
- Câu 1 trang 45 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 2 trang 46 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 3 trang 46 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 4 trang 47 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 5 trang 47 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 6 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 7 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 8 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 9 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 10 trang 49 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- Câu 11 trang 50 Khoa học tự nhiên 7 CTST
- II. Câu hỏi luyện tập
- III. Giải Bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học CTST được VnDoc hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi, bài tập Sách giáo khoa KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 7. Hy vọng thông qua nội dung sẽ giúp bạn đọc trong quá trình học tập, soạn bài, củng cố kiến thức Khoa học tự nhiên lớp 7. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học CTST
I. Câu hỏi thảo luận
Câu 1 trang 45 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Hãy cho biết mỗi nguyên tử của nguyên tố Cl, S, P, C trong các phân tử ở Hình 7.1 có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử H?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nguyên tử Cl có khả năng liên kết với 1 nguyên tử H.
Nguyên tử S có khả năng liên kết với 2 nguyên tử H.
Nguyên tử P có khả năng liên kết với 3 nguyên tử H.
Nguyên tử C có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H.
Câu 2 trang 46 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Xác định hóa trị của các nguyên tố Cl, S, P trong các phân tử ở Hình 7.1.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Trong phân tử hydrogen chloride (HCl) nguyên tử Cl liên kết với 1 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử Cl bằng I.
- Trong phân tử hydrogen sulfide (H2S) nguyên tử S liên kết với 2 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử S bằng II.
- Trong phân tử phosphine (PH3) nguyên tử P liên kết với 3 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử P bằng III.
- Trong phân tử methane (CH4) nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H
⇒ Hóa trị của nguyên tử C bằng IV.
Câu 3 trang 46 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Em hãy so sánh về tích của hóa trị và số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1
Chất | Nước | Hydrogen chloride | Aluminium chloride | |||
Nguyên tố | H | O | H | Cl | Al | Cl |
Hóa trị | I | II | I | I | III | I |
Số nguyên tử trong phân tử | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 |
Tích hóa trị và số nguyên tử | I × 2 | II × 1 | I × 1 | I × 1 | III × 1 | I × 3 |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Trong phân tử mỗi hợp chất ở Bảng 7.1, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.
Câu 4 trang 47 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Dựa vào ví dụ 2, em hãy hoàn thành bảng sau:
Phân tử đơn chất | Công thức hóa học | Tên phân tử | Khối lượng phân tử |
? | ? | ? | |
? | ? | ? | |
? | ? | ? | |
? | ? | ? |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Phân tử đơn chất | Công thức hóa học | Tên phân tử | Khối lượng phân tử |
O3 | Ozone | 16 × 3 = 48 amu | |
N2 | Nitrogen | 14 × 2 = 28 amu | |
F2 | Fluorine | 19 × 2 = 38 amu | |
Ne | Neon | 20 amu |
Câu 5 trang 47 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Kể tên và viết công thức hóa học các đơn chất kim loại và đơn chất phi kim ở thể rắn.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đơn chất kim loại ở thể rắn: sodium (Na), potassium (K), magnesium (Mg), aluminium (Al), iron (Fe), calcium (Ca), copper (Cu), gold (Au), silver (Ag), zinc (Zn), …
Đơn chất phi kim ở thể rắn: carbon (C), phosphorus (P), silicon (Si, sulfur (S), boron (B), iodine (I2),…
Câu 6 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Em hãy hoàn thành bảng sau:
Tên hợp chất | Thành phần phân tử | Công thức hóa học | Khối lượng phân tử |
Magnesium chloride | 1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl | ? | ? |
Aluminium oxide | 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O | ? | ? |
Ammonia | 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H | ? | ? |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Bảng hoàn chỉnh:
Tên hợp chất | Thành phần phân tử | Công thức hóa học | Khối lượng phân tử |
Magnesium chloride | 1 nguyên tử Mg và 2 nguyên tử Cl | MgCl2 | 24 + 35,5 × 2 = 95 amu |
Aluminium oxide | 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O | Al2O3 | 27 × 2 + 16 × 3 = 102 amu |
Ammonia | 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H | NH3 | 14 + 1 × 3 = 17 amu |
Câu 7 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Công thức hóa học của iron(III) oxide là Fe2O3, hãy cho biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và tính khối lượng phân tử.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Thành phần phân tử iron(III) oxide gồm 2 nguyên tử Fe và 3 nguyên tử O.
Khối lượng phân tử bằng: 56 × 2 + 16 × 3 = 160 amu.
Câu 8 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Công thức hóa học của một chất cho biết được những thông tin gì?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử đó. Từ đó, có thể tính được khối lượng phân tử.
Câu 9 trang 48 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Tính phần trăm mỗi nguyên tố có trong các hợp chất: Al2O3, MgCl2, Na2S, (NH4)2CO3
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Đối với hợp chất Al2O3
\(\%Al\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(Al)\times2\hspace{0.278em}}{KLPT\hspace{0.278em}(Al_2O_3)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{27\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}2}{\hspace{0.278em}27\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}2\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}16\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}3}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}52,94\%\)
%O = 100% - 52,94% = 47,06%
Đối với hợp chất MgCl2
\(\%Mg\;=\;\frac{KLNT\;(Mg)\times1\;}{KLPT\;(MgCl_2)}\times\;100\%=\frac{24\;\times\;1}{\;24\;\times\;1\;+\;35,5\;\times\;2}\;\times\;100\%\;=\;25,26\%\)
%Cl = 100% - 25,26% = 74,74%
Đối với hợp chất Na2S
\(\%Na=\;\frac{KLNT\;(Na)\times2\;}{KLPT\;(Na_2S)}\times\;100\%=\frac{23\;\times\;2}{\;23\;\times\;2\;+\;32\;\times\;1}\;\times\;100\%\;=29,49\%\)
%S = 100% - 29,49% = 70,51%
Đối với hợp chất (NH4)2CO3
\(\%N=\;\frac{KLNT\;(N)\times2\;}{KLPT\;({(NH_4)}_2CO_3)}\times\;100\%\\=\frac{14\;\times\;2}{14\;\times\;2\;+1\times4\times2+\;12\;+16\times\;3}\;\times\;100\%\;=29,17\%\)
\(\%H=\;\frac{KLNT\;(H)\times4\times2\;}{KLPT\;({(NH_4)}_2CO_3)}\times\;100\%\\=\frac{1\times4\;\times\;2}{14\;\times\;2\;+1\times4\times2+\;12\;+16\times\;3}\;\times\;100\%\;=8,33\%\)
\(\%C=\;\frac{KLNT\;(C)\times1}{KLPT\;({(NH_4)}_2CO_3)}\times\;100\%\\=\frac{12\;\times1}{14\;\times\;2\;+1\times4\times2+\;12\;+16\times\;3}\;\times\;100\%\;=12,5\%\)
%O = 100% - %N - %H - %C = 100% - 29,17% - 8,33% - 12,5% = 50%
Câu 10 trang 49 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Phân tử X có 75% khối lượng là aluminium, còn lại là carbon. Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của nó là 144 amu.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
%C = 100% - %Al = 100% - 75% = 25%
\(\%Al\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(Al)\times x\hspace{0.278em}}{KLPT\hspace{0.278em}(Al_xC_y)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{27\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}x}{\hspace{0.278em}144}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=75\%\)
Giải ra được x = 4
\(\%C\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(C)\times y\hspace{0.278em}}{KLPT\hspace{0.278em}(Al_xC_y)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{12\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}x}{\hspace{0.278em}144}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=25\%\)
Giải ra được y = 3
=> Công thức hóa học của hợp chất X là Al4C3
Câu 11 trang 50 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Dựa vào công thức (2), hãy tính hóa trị của nguyên tố
a) N trong phân tử NH3
b) S trong phân tử SO2, SO3
c) P trong phân tử P2O5
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a) Với công thức hóa học \(N^{a} H^{I} _{3}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: a × 1 = I × 3
⇒ a = III
Vậy trong phân tử NH3 nguyên tố N có hóa trị III.
b)
- Với công thức hóa học \(S^{b} O^{II} _{2}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: b × 1 = II × 2
⇒ b = IV
Vậy trong phân tử SO2 nguyên tố S có hóa trị IV.
- Với công thức hóa học \(S^{c} O^{II} _{3}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: c × 1 = II × 3
⇒ c = VI
Vậy trong phân tử SO3 nguyên tố S có hóa trị VI.
c) Với công thức hóa học \(P_{2} ^{d} O^{II} _{5}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: d × 2 = II × 5
⇒ d = V
Vậy trong phân tử P2O5 nguyên tố P có hóa trị V.
II. Câu hỏi luyện tập
Bài luyện tập 1 trang 46 KHTN 7 CTST
Trong một hợp chất cộng hóa trị, nguyên tố X có hóa trị IV. Theo em, 1 nguyên tử X có khả năng liên kết với bao nhiêu nguyên tử O hoặc bao nhiêu nguyên tử H?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I)
Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 4 nguyên tử H (mỗi nguyên tử H có hóa trị I) để tạo thành phân tử methane.
Nguyên tố X có hóa trị IV ⇒ Có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II)
Ví dụ: Nguyên tố C hóa trị IV, có thể liên kết với 2 nguyên tử O (mỗi nguyên tử O có hóa trị II) để tạo thành phân tử carbon dioxide.
Bài luyện tập 2 trang 46 KHTN 7 CTST
Dựa vào hóa trị các nguyên tố ở bảng Phụ lục 1 trang 187, em hãy cho biết một nguyên tử Ca có thể kết hợp với bao nhiêu nguyên tử Cl hoặc bao nhiêu nguyên tử O.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Dựa vào Phụ lục ta thấy Ca hóa trị II, Cl hóa trị I, O hóa trị II
⇒ Một nguyên tử Ca có thể kết hợp được với 2 nguyên tử Cl. Hợp chất tạo thành là CaCl2.
Bài luyện tập 1 trang 49 KHTN 7 CTST
Viết công thức hóa học của phosphoric acid có cấu tạo từ hydrogen và nhóm phosphate. Trong phosphoric acid, nguyên tố nào có phần trăm lớn nhất?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Công thức hóa học của phosphoric acid là: H3PO4
Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất:
\(\%H=\;\frac{KLNT\;(H)\times3\;}{KLPT\;(H_3PO_4)}\times\;100\%\\=\frac{1\;\times\;3}{1\;\times\;3\;+31+\;16\times\;4}\;\times\;100\%\;=3,06\%\)
\(\%P=\;\frac{KLNT\;(P)\times3\;}{KLPT\;(H_3PO_4)}\times\;100\%\\=\frac{31}{1\;\times\;3\;+31+\;16\times\;4}\;\times\;100\%\;=31,63\%\)
%O = 100% - 3,06% - 31,63% = 65,31%
Vậy trong phosphoric acid nguyên tố O có phần trăm lớn nhất
Bài luyện tập 2 trang 49 KHTN 7 CTST
Hợp chất (Y) có công thức FexOy, trong đó Fe chiếm 70% theo khối lượng. Khối lượng phân tử (Y) là 160 amu. Xác định công thức hóa học của hợp chất (Y)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
%O = 100% - %Fe = 100% - 70% = 30%
\(\%Fe\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(Fe)\times x\hspace{0.278em}}{KLPT\hspace{0.278em}Fe_xO_y)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{56\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}x}{\hspace{0.278em}160}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=70\%\)
Giải ra được x = 2
\(\%O\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(O)\times y\hspace{0.278em}}{KLPT\hspace{0.278em}Fe_xO_y)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{16\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}x}{\hspace{0.278em}160}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=30\%\)
Giải ra được y = 3
=> Công thức hóa học của hợp chất là Fe2O3
Bài luyện tập trang 50 KHTN 7 CTST
Dựa vào Ví dụ 8, 9 và các bảng hóa trị ở Phụ lục trang 187, hãy xác định công thức hóa học các hợp chất tạo bởi:
a) potassium và sulfate
b) aluminium và carbonate
c) magnesium và nitrate
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a) Công thức hóa học chung: \(K_{x} ^{I} (SO_{4} )^{II} _{y}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II
Chuyển thành tỉ lệ: x: y = II : I = 2 : 1
Chọn x = 2; y = 1
Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2SO4
b) Công thức hóa học chung: I\(Al_{x} ^{III} (CO_{3} )^{II} _{y}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × III = y × II
Chuyển thành tỉ lệ: x: y = II: III = 2:3
Chọn x = 2; y = 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2(CO3)3
c) Công thức hóa học chung: \(Mg_{x} ^{II} (NO_{3} )^{I} _{y}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × II = y × I
Chuyển thành tỉ lệ: x: y = I: II = 1:2
Chọn x = 1; y = 2
Vậy công thức hóa học của hợp chất là Mg(NO3)2
III. Giải Bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Bài 1 trang 51 Khoa học tự nhiên CTST
Viết công thức hóa học các hợp chất tạo bởi oxygen và mỗi nguyên tố sau: potassium, magnesium, aluminium, phosphorus (hóa trị V)
Hướng dẫn giải bài tập
Hợp chất tạo bởi oxygen và potassium có dạng: \(K_{x} ^{I} O^{II} _{y}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II
Chuyển thành tỉ lệ: x:y = II:I = 2:1
Chọn x = 2; y = 1
Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2O
- Hợp chất tạo bởi oxygen và magnesium có dạng: \(Mg_{x} ^{II} O^{II} _{y}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × II = y × II
Chuyển thành tỉ lệ: x: y= II: II = 1:1
Chọn x = 1; y = 1
Vậy công thức hóa học của hợp chất là MgO
- Hợp chất tạo bởi oxygen và aluminium có dạng: \(Al_{x} ^{III} O^{II} _{y}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × III = y × II
Chuyển thành tỉ lệ: x:y =II: III = 2: 3
Chọn x = 2; y = 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al2O3
- Hợp chất tạo bởi oxygen và phosphorus có dạng: \(P_{x} ^{V} O^{II} _{y}\)
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × V = y × II
Chuyển thành tỉ lệ: x: y = II: V = 2:5
Chọn x = 2; y = 5
Vậy công thức hóa học của hợp chất là P2O5
Bài 2 trang 51 Khoa học tự nhiên CTST
Dựa vào bảng hóa trị ở Phụ lục trang 187, em hãy hoàn thành bảng sau:
Chất | Công thức hóa học | Khối lượng phân tử |
Sodium sulfide (S hóa trị II) | ? | ? |
Aluminium nitride (N hóa trị III) | ? | ? |
Copper(II) sulfate | ? | ? |
Iron(III) hydroxide | ? | ? |
Hướng dẫn giải bài tập
Hoàn chỉnh bảng sau
Chất | Công thức hóa học | Khối lượng phân tử |
Sodium sulfide (S hóa trị II) | Na2S | 23 × 2 + 32 = 78 amu |
Aluminium nitride (N hóa trị III) | AlN | 27 + 14 = 41 amu |
Copper(II) sulfate | CuSO4 | 64 + 32 + 16 × 4 = 160 amu |
Iron(III) hydroxide | Fe(OH)3 | 56 + 16 × 3 + 1 × 3 = 107 amu |
Bài 3 trang 51 Khoa học tự nhiên CTST
Thạch nhũ trong hang động có thành phần chính là hợp chất (T). Phân tử (T) có cấu tạo từ nguyên tố calcium, carbon và oxygen với các tỉ lệ phần trăm tương ứng là 40%, 12% và 48%. Khối lượng phân tử (T) là 100 amu. Hãy xác định công thức hóa học của (T).
Hướng dẫn giải bài tập
Gọi công thức tổng quát của phân tử T là CaxCyOz
Dựa vào tỷ lệ phần trăm các nguyên tố trong phân tử ta lần lượt tìm được x, y, z:
\(\%Ca\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(Ca)\times x\hspace{0.278em}}{KLPT(Ca_xC_yO_z)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{40\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}x}{\hspace{0.278em}100}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=40\%\)
=> x = 1
\(\%C\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(C)\times y\hspace{0.278em}}{KLPT(Ca_xC_yO_z)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{12\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}y}{\hspace{0.278em}100}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=12\%\)
=> y = 1
\(\%O\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{KLNT\hspace{0.278em}(O)\times z\hspace{0.278em}}{KLPT(Ca_xC_yO_z)}\times\hspace{0.278em}100\%=\frac{16\hspace{0.278em}\times z}{\hspace{0.278em}100}\hspace{0.278em}\times\hspace{0.278em}100\%\hspace{0.278em}=48\%\)
=> z = 3
Vậy công thức phân tử của T là CaCO3
>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7: Bài 8 Tốc độ chuyển động
--------------------------------------
Trên đây là toàn bộ lời giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học CTST. Ngoài ra các em học sinh tham khảo thêm các môn học trong cùng bộ SGK Chân trời sáng tạo: Ngữ Văn 7 CTST Tập 1 ,Toán 7 CTST Tập 1, Toán 7 CTST Tập 2, GDCD 7 CTST đầy đủ các bài học SGK cũng như SBT. VnDoc liên tục cập nhật lời giải sách mới cho các bạn cùng tham khảo.