Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi thảo luận, vận dụng, luyện tập SGK KHTN lớp 7 Cánh diều bài 13. Hy vọng thông qua tài liệu bạn đọc nắm được nội dung kiến thức bài học.

>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

I. Câu hỏi thảo luận

Câu 1 trang 71 KHTN 7 Cánh diều

Từ số liệu thu được trong thí nghiệm, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới? 

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Góc tớiGóc phản xạ
0o0o
20o20o
30o30o
45o45o
60o60o

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 

Góc tới

Góc phản xạ

30o

30o

45o

45o

60o

60o

20o

20o

Từ kết quả trên thấy góc tới và góc phản xạ bằng nhau.

Câu 2 trang 72 KHTN 7 Cánh diều

Có những cách nào để đọc được dòng chữ dưới đây dễ dàng hơn?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

+ Có thể đưa hàng chữ này trước một gương phẳng sẽ nhìn được ảnh của hàng chữ: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.

+ Có thể dùng bút mực nước tô lại nét chữ trên sau đó nhìn vào mặt sau tờ giấy đó hoặc dùng một tờ giấy trắng khác đặt lên trên để mực in lên tờ giấy trắng đó.

Câu 3 trang 72 KHTN 7 Cánh diều

Em hãy chứng minh khoảng cách từ S đến gương và từ S’ đến gương là bằng nhau (hình 13.12).

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

+ Nối S với S’ cắt mặt phẳng gương tại điểm K.

+ Theo định luật phản xạ ánh sáng:

\widehat{SI_2N_2}\;=\widehat{R_2I_2N_2}

\widehat{S^ʹI_2N_3}\hspace{0.278em}=\widehat{R_2I_2N_2} (góc đối đỉnh)

Lại có: \left\{\begin{array}{l}\widehat{S'I_2K}+\widehat{S'I_2N_3}=90^o\\\widehat{SI_2K}+\widehat{SI_2N_2}=90^o\end{array}\right.

Từ đó \\\widehat{SʹI_2K}=\widehat{SI_2K}

Mặt khác: \widehat{SI_1N_1}\hspace{0.278em}=\widehat{R_1I_1N_1} (theo định luật phản xạ ánh sáng)

\widehat{S'I_1H}\;=\widehat{R_1I_1N_1} (đối đỉnh)

\widehat{SI_1N_1}=\widehat{SʹI_1H}=>\widehat{S_1I_1I_2}=\widehat{SʹI_1I_2}

Xét 2 tam giác ∆SI1I2 và ∆S'I1I2 có:

+ chung cạnh I1I2.

\;\widehat{S_1I_1I_2}=\widehat{S'I_1I_2};\;\widehat{SI_2K}=\widehat{S'I_2K}

=> ΔSKI2 = ΔS'KI2 (Góc - cạnh - góc)

nên SI 2 = S’I 2

 Xét  ΔSI2S' cân có:

+ SI 2 = S’I

\;\widehat{SI_2K}=\widehat{S'I_2K}

=> I2K là đường phân giác vừa là đường trung trực của SS’

=> SK = S'K chứng tỏ khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương.

II. Câu hỏi vận dụng

Vận dụng 1 trang 72 KHTN 7 Cánh diều

Kính tiềm vọng là một dụng cụ giúp nhìn thấy vật bị che khuất.

Hình 13.8 là sơ đồ cấu tạo một kính tiềm vọng đơn giản, bao gồm hai gương đặt nghiêng 45o so với phương ngang, có bề mặt phản xạ hướng vào nhau. Em hãy vẽ lại sơ đồ cấu tạo kính tiềm vọng này vào vở và vẽ tiếp đường truyền của ánh sáng tới mắt để giải thích vì sao có thể sử dụng kính tiềm vọng để nhìn thấy vật bị che khuất.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

+ Từ đường truyền của tia sáng ta thấy, sau khi qua gương phẳng thứ 1 ảnh của vật phản xạ lần 1 cho ảnh 1. Ảnh này bằng vật và là ảnh ảo, ngược chiều với vật.

+ Ảnh ảo 1 qua gương phẳng 1 đến gương phẳng 2 lúc này trở thành vật đối với gương phẳng 2, qua gương phẳng 2 cho ảnh ảo 2, ảnh ảo 2 này ngược chiều so với ảnh ảo 1 nên cùng chiều với vật và lớn bằng vật.

Kết luận: dựa vào nguyên lí như vậy thì con người có thể sử dụng kính tiềm vọng để quan sát các vật bị che khuất. Ứng dụng chủ yếu ở trong tàu ngầm.

Vận dụng 2 trang 72 KHTN 7 Cánh diều

Trong hình 13.10, có thể quan sát thấy ảnh của vật qua mặt ghế ở phần đã được đánh dầu bóng, còn ở phần chưa đánh dầu bóng thì không thấy đã được đánh dầu bóng, còn ở phần chưa đánh dầu bóng thì không thấy. Hãy giải thích tại sao.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Vì ở phần đã được đánh dầu bóng có tác dụng giống như một gương phẳng, nên khi tia sáng đi qua phần đó có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng. Khi đó có thể nhìn thấy ảnh của vật qua phần đã được đánh dầu bóng.

Ở phần chưa được đánh dầu bóng, các tia sáng đến phần đó xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán nên không thể tạo ảnh của vật.

Vận dụng 3 trang 74 KHTN 7 Cánh diều

Chùa Một Cột (hình 13.15) là một vật có tính đối xứng gương, tức là có thể chia vật thành hai phần bằng nhau sao cho phần này giống như ảnh của phần kia qua một gương phẳng.

Sưu tầm các tranh, ảnh về các vật có tính đối xứng gương trong đời sống.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Lá cây

Lá cờ

Biển báo

III. Câu hỏi luyện tập

Luyện tập 1 trang 70 KHTN 7 Cánh diều

Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp: phản xạ và phản xạ khuếch tán.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

a. Phản xạ cho các tia phản xạ song song với nhau.

b. Phản xạ khuếch tán cho các tia phản xạ không song song nhau mà chúng bị phản xạ theo các hướng khác nhau.

Luyện tập 2 trang 71 KHTN 7 Cánh diều

Hình 13.7 vẽ một tia tới SI chiếu lên gương phẳng G.

a) Vẽ tia phản xạ.

b) Nếu giữ nguyên tia tới SI, làm thế nào để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng? Tiến hành thí nghiệm kiểm tra đề xuất của em.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

a. Vẽ tia phản xạ IR.

Từ điểm S vẽ tia sáng SI cắt gương tại điểm I.

Dựng tia pháp tuyến IN

Dựng tia phản xạ IR sao cho \widehat{SIN\;}=\widehat{NIR}

b. Nếu giữ nguyên tia tới SI, để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng thì phải xoay gương. Để xác định được vị trí xoay chính xác ta cần làm như sau:

+ Vẽ tia phản xạ có phương thẳng đứng hướng xuống hoặc hướng lên.

+ Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ.

+ Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tới và góc phản xạ bằng nhau, khi đó tia phân giác của góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ chính là pháp tuyến.

+ Tiếp theo vẽ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đó chính là vị trí gương cần tìm, lưu ý mặt phản xạ gương cùng phía với các tia tới và pháp tuyến.

Luyện tập 3 trang 73 KHTN 7 Cánh diều

Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Hãy dựng ảnh của vật AB có hình mũi tên trong hình 13.13 bằng cách dựng ảnh của điểm A và điểm B rồi nối chúng lại với nhau.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

- Dựng ảnh A’ của A qua gương phẳng:

+ Từ điểm A vẽ hai tia sáng AI1 và AI2 tới gương phẳng

+ Vẽ hai tia phản xạ I1R3 và I2R1 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

+ Kéo dài các tia I1R3, I2R1 ta được giao điểm A’ là ảnh của A.

- Dựng ảnh B’ của B qua gương phẳng:

+ Từ điểm B vẽ hai tia sáng BK1 và BK2 tới gương phẳng

+ Vẽ hai tia phản xạ K1R4 và K2R2 tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

+ Kéo dài các tia K1R4, K2R2 ta được giao điểm B’ là ảnh của B.

Nối 2 điểm A’ và B’, ta được ảnh của vật AB.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7 Bài 14 Nam châm

-------------------------------------------

Ngoài lời giải chi tiết Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 Tập 1 Cánh diều và Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều, Tiếng Anh 7 Cánh Diều ,Công nghệ 7 Cánh diều theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để lên kế hoạch bài dạy, chuẩn bị cho các bài học trên lớp cho chương trình sách mới lớp 7 GDPT đạt kết quả cao. Các thây cô tham khảo các nhóm mới lớp 7 sau đây. Đồng thời, các em học sinh tham khảo để chuẩn bị các bài giải sách mới đạt kết quả cao.

Tất cả các tài liệu tại đây được VnDoc chia sẻ miễn phí cho các bạn và thầy cô tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 621
Sắp xếp theo

    KHTN 7 Cánh diều

    Xem thêm