Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường Thời gian KNTT
Bài 10: Đồ thị quãng đường Thời gian
Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường Thời gian KNTT hướng dẫn trả lời các nội dung câu hỏi, thảo luận, bài tập luyện tập trong SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức trang 53, 54, 55. Tài liệu giúp các em soạn bài và làm bài tập đầy đủ. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.
Mở đầu trang 53 Bài 10 KHTN lớp 7:
Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt, ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian.
I. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng
Câu 1 trang 53 KHTN 7 Kết nối tri thức
Hãy dựa vào bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi: Trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?
Bảng 10.1. Bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian
Thời gian (h) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Quãng đường (km) | 0 | 60 | 120 | 180 | 180 | 220 | 260 |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ
\(v=\frac{s}{t} =\frac{180}{3} = 60\; km/h\)
Câu 2 trang 53 KHTN 7 Kết nối tri thức
Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?
Bảng 10.1. Bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian
Thời gian (h) | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Quãng đường (km) | 0 | 60 | 120 | 180 | 180 | 220 | 260 |
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Trong khoảng thời gian từ 3 h đến 4 h, ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi. Vì trong khoảng thời gian này quãng đường ô tô đi được không thay đổi (vẫn ở tại vị trí 180 km).
Hoạt động: Trang 54 KHTN 7 Kết nối tri thức
Xác định các điểm E và G lần lượt ứng với quãng đường đi được sau 5 h và 6 h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong Hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.
Từ bảng 10.1, ta có đồ thị sau:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nhận xét: Các đường nối này là đường thẳng nằm nghiêng.
II. Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian
Hoạt động 1: trang 55 KHTN 7 Kết nối tri thức
Từ đồ thị ở Hình 10.2:
a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu.
b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3 h đầu.
c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a)
Sau những khoảng thời gian 1 h, 2 h, 3 h ô tô đi được các quãng đường tương ứng là 60 km; 120 km; 180 km.
Trong khoảng thời gian từ 3 h đến 4 h, quãng đường đi được không đổi, ô tô này đã dừng lại cho hành khách nghỉ ngơi.
b)
Nối điểm O với điểm 3, ta đươc đoạn thẳng nằm nghiêng, Quãng đường đi được trong 3 giờ đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi.
Từ điểm 3 kẻ đường thẳng song song với trục Ot, cắt trục Os tại 180km.
Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là:
\(v_{3} =\frac{s_{3}}{t_{3}} =\frac{180}{3} =60km/h\)
c) Đổi 1 h 30 min = 1,5 h
Lấy điểm t = 1,5 (h) kẻ song song với trục Os cắt đoạn thẳng nằm nghiêng OC tại E. Tiếp đó, từ E kẻ song song với trục Ot cắt trục Os tại vị trí 90km.
Ta được quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành là 90 km.
Hoạt động 2: trang 55 KHTN 7 Kết nối tri thức
Lúc 6 h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 h 30 min.
a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.
b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 5 min cuối của hành trình.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a) Bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian:
Thời gian (min) | 0 | 15 | 20 | 30 |
Quãng đường (m) | 0 | 1000 | 1000 | 2000 |
Đồ thị quãng đường – thời gian:
b) - Trong 15 min đầu, bạn A đi được quãng đường 1000m.
Đổi 15 min = 900 s
Tốc độ cảu bạn A trong 15 min đầu là
\(v=\frac{s}{t} =\frac{1000}{900} = 1,11 (m/s)\)
Trong 5 min cuối hành trình (từ phút 25 đến phút 30), bạn A di chuyển từ điểm E đến điểm C và đi được quãng đường là 500 m.
Đổi 5 phút = 300 s
Tốc độ của bạn A trong 5 min cuối là:
\(v=\frac{s}{t} =\frac{500}{300} = 1,67 (m/s)\)
Em có thể trang 55 KHTN lớp 7:
Sử dụng được đồ thị quãng đường – thời gian để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, vị trí của vật ở những thời điểm xác định.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Ví dụ: Đồ thị quãng đường – thời gian của một người đi xe đạp.
- Ta thấy sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người đi xe đạp được các quãng đường tương ứng là 15 kilômét, 30 kilômét, 45 kilômét. Chuyển động của người này là chuyển động đều.