Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

KHTN 7 Cánh diều Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, giúp các em nắm chắc kiến thức được học, từ đó luyện giải KHTN 7 hiệu quả.

I. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Câu hỏi 1 trang 104 KHTN lớp 7

Quan sát hình 22.1, nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?

Trả lời

Các yếu tố đó là:

  • nhiệt độ
  • độ ẩm và nước
  • nồng độ carbon dioxide
  • nồng độ khí oxi

Câu hỏi 2 trang 105 KHTN lớp 7

Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước ?

Trả lời

Phải ngâm hạt vào nước để hạt giống nảy mầm vì nước vừa là môi trường vừa là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hoá học trong hô hấp tế bào, làm đẩy nhanh quá trình kích thích hạt nảy mầm.

Câu hỏi 3 trang 105 KHTN lớp 7

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tỉ lệ oxygen trong không khí là bao nhiêu phần trăm. Nêu ảnh hưởng của nồng độ oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào.

Trả lời

Tỉ lệ oxygen trong không khí là 21 phần trăm

Ảnh hưởng của nồng độ oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào : nếu nồng độ khí oxygen là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm.

Câu hỏi 4 trang 105 KHTN lớp 7

Giải thích tại sao hàm lượng carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm?

Trả lời

Hàm lượng carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm vì nồng độ carbon dioxide cao sẽ gây ức chế hô hấp làm giảm tốc độ hô hấp.

Vận dụng 1 trang 105 KHTN lớp 7:

Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?

Trả lời:

Khi bị sốt cao, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh đòi hỏi cần cung cấp nhiều oxygen và thải ra nhiều khí carbon dioxide. Do đó, để cung cấp đủ oxygen và để tránh cơ thể bị nhiễm độc khí carbon dioxide thì nhịp thở tăng lên.

Vận dụng 2 trang 105 KHTN lớp 7:

Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?

Trả lời:

Khi bị ngập úng lâu ngày cây sẽ chết vì: Khi đất bị ngập nước, oxygen trong không khí không thể vào đất, rễ cây không thể lấy oxygen để thực hiện hô hấp tế bào. Điều này dẫn tới, các tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện các hoạt động sống đồng thời áp suất thẩm thấu của các tế bào cũng không được duy trì khiến cho các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây → Cây bị chết dần.

II. Vận dụng hô hấp tế bào trong thực tiễn

Câu hỏi 5 trang 106 KHTN lớp 7

Quan sát hình 22.2, nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm. Lấy ví dụ các loại thực phẩm được bảo quản bằng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp trong hình.

Trả lời

Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm:

  • Bảo quản lạnh
  • Bảo quản khô
  • Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao
  • Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxigen thấp

Ví dụ:

  • Ngô, thóc được bảo quản bằng phương pháp bảo quản khô
  • Cá, thịt được bảo quản lạnh trong tủ lạnh

Câu hỏi 6 trang 106 KHTN lớp 7

Vì sao có thể bảo quản lương thực thực phẩm ở nồng độ khí carbon dioxide cao và nồng độ khí oxygen thấp.

Trả lời

Chúng ta có thể bảo quản lương thực thực phẩm ở nồng độ khí carbon dioxide cao và nồng độ khí oxigen thấp vì khi tế bào hô hấp, lượng khí oxi sẽ giảm, khí carbon dioxide sẽ tăng. Nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ gây ức chế quá trình trao đổi chất làm hô hấp giảm. Nồng độ oxygen thấp cũng làm hô hấp giảm.

Luyện tập 1 trang 106 KHTN lớp 7

Nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm đang được áp dụng ở gia đình và địa phương em?

Trả lời

Học sinh liên hệ với thực tiễn

Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm là:

  • Bảo quản lạnh
  • Bảo quản khô
  • Bảo quản trong điều kiện hàm lượng khí oxygen thấp.

Vận dụng 3 trang 106 KHTN lớp 7:

Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi hút chân không?

Trả lời:

Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt...) lâu ngày mà không bị hư hỏng trong túi hút chân không.

Vận dụng 4 trang 106 KHTN lớp 7:

Vì sao ta không để rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh? Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu ta phải làm như thế nào?

Trả lời:

Không nên để rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh vì nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả chóng bị hỏng.

Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu có thể sử dụng một số biện pháp như bảo quản lạnh ở ngăn mát, muối chua, hút chân không.

Vận dụng 4 trang 106 KHTN lớp 7:

Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta phải làm thế nào?

Trả lời:

Để bảo quản lạc (đậu phộng), ta cần phơi thật khô để làm giảm độ ẩm trong hạt, sau đó để lạc đã phơi khô vào nơi thoáng mát. Khi đó hạt không bị nảy mầm và có thể bảo quản được lâu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo

    KHTN 7 Cánh diều

    Xem thêm