SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bài 15
VnDoc xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Bài: Năng lượng ánh sáng - Tia sáng, vùng tối
Bài 15.1 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm:
A. pin quang điện, bóng đèn LED, dây nối.
B. đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.
C. đèn pin, pin quang điện, bóng đèn LED.
D. pin quang điện, dây nối.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Dụng cụ thí nghiệm thu năng lượng ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, gồm: đèn pin, pin quang điện, điện kế, dây nối.
Bài 15.2 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành
A. điện năng.
B. nhiệt năng.
C. hóa năng.
D. cơ năng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời đã chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành điện năng.
Bài 15.3 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết
A. màu sắc của ánh sáng.
B. hướng truyền của ánh sáng.
C. tốc độ truyền ánh sáng.
D. độ mạnh yếu của ánh sáng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hình 15.1 biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết hướng truyền của ánh sáng.
Bài 15.4 trang 44 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, trên bức tường có một lỗ thủng nhỏ (Hình 15.2). Ở bên này bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng nào để nhìn thấy mục tiêu?
A. Từ P đến M.
B. Từ M đến N.
C. Từ M đến Q.
D. Từ P đến N.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Từ A, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí N và Q. Ta thấy đường truyền từ A tới N đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được A khi quan sát ở điểm N.
- Từ B, kẻ các tia sáng truyền thẳng qua lần lượt các vị trí P và M. Ta thấy đường truyền từ B tới M đi qua lỗ thủng nhỏ trên bức tường nên ta có thể thấy được B khi quan sát ở điểm M.
Vậy muốn quan sát mục tiêu di động giữa A và B ở bên kia một bức tường, quan sát viên cần phải đặt mắt quan sát trong khoảng từ M đến N.
Bài 15.5 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi xếp hàng chào cờ, em cần phải ngắm như thế nào để đứng thẳng hàng với các bạn? Giải thích cách làm.
Lời giải:
Dựa vào tính chất tia sáng truyền thẳng ta có thể thực hiện như sau để xếp hàng được thẳng.
Giả sử có 3 bạn đứng xếp hàng để 3 bạn này thẳng nhau ta cần:
Bạn 1 đứng ngay ngắn ở vị trí sao cho khi hơi nghiêng đầu ngắm bằng mắt phải hoặc mắt trái qua đầu bạn 2 đứng ngay trước em, chỉ thấy được mép ngoài vành tai phải hoặc tai trái của bạn 3 là ba bạn đã đứng thẳng hàng với nhau.
Giải thích: tia sáng truyền thẳng từ mép ngoài vành tai của bạn 3 đi sát vành tai của bạn 2 đến mắt của bạn 1 khi hơi nghiêng đầu. Do đó, khi bạn 1 thôi ngắm, giữ đầu ngay ngắn thì ba bạn 1, 2, 3, thẳng hàng như hình vẽ trên.
Bài 15.6 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng
A. hội tụ.
B. phân kì.
C. song song.
D. Cả A, B, C đều sai.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng song song.
Bài 15.7 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong thí nghiệm tạo bóng với nguồn sáng rộng, kích thước bóng nửa tối thay đổi thế nào khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Lúc đầu giảm đi, sau đó tăng lên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Kích thước bóng nửa tối tăng lên khi di chuyển màn chắn ra xa vật cản sáng.
Bài 15.8 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bài tập thí nghiệm ở nhà:
Bố trí thí nghiệm như Hình 15.3: dùng quả bóng bay bịt kín miệng của chai thủy tinh. Đặt chai ra ngoài trời nắng trong 10 phút, quan sát sự thay đổi hình dạng của quả bóng bay, mô tả và giải thích.
Lời giải:
Ta thấy bóng bay phình to ra do nhiệt năng của ánh sáng Mặt Trời đã đốt nóng không khí trong chai, khí nóng lên nở ra tràn vào bóng bay làm bóng căng phình to ra.
Bài 15.9 trang 45 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hoạt động trải nghiệm ở sân trường:
Dùng một chiếc thước dây có ĐCNN đến 1 cm, chiếc thước kẻ có ĐCNN đến 1 mm, chiếc cọc cao 1 m và bóng của nó, em hãy trình bày cách xác định chiều cao cột cờ trường em vào một ngày có nắng. Coi chùm ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất trong phạm vi hẹp là chùm sáng song song.
Chọn một ngày trời nắng, thực hành theo nhóm và báo cáo kết quả theo mẫu bảng sau:
Lần đo | Chiều dài bóng chiếc cọc (m) | Chiều dài bóng cột cờ (m) | Chiều cao cột cờ (m) |
1 | …?... | …?... | …?... |
2 | …?... | …?... | …?... |
3 | …?... | …?... | …?... |
Chiều cao (trung bình) của cột cờ là: …?... (m).
Lời giải:
Số liệu các em tự mình thu thập khi làm thí nghiệm.
Hướng dẫn cách xác định chiều cao cột cờ như sau:
- Cắm cọc cao 1 m vuông góc với mặt đất ở vị trí như hình vẽ.
- Đo chiều dài bóng cọc và chiều dài bóng cột cờ.
- Sau đó dựa theo tỉ lệ chiều dài bóng hai vật: Hh=Ll
suy ra chiều cao của cột cờ là H=h.Ll
Trong đó:
+ L và l lần lượt là bóng của cột cờ và của cọc.
+ H và h lần lượt là chiều cao của cột cờ và của cọc.
------------------------------------
VnDoc xin giới thiệu nội dung bài Giải Khoa học tự nhiên 7 bài 15: Năng lượng ánh sáng - Tia sáng, vùng tối KNTT trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức và Ngữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức, Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.
Bài tiếp theo SBT Khoa học tự nhiên 7 bài 16 Kết nối tri thức