Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 7: Bài 9 Đồ thị quãng đường - Thời gian CTST

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo: Bài 9 Đồ thị quãng đường - Thời gian

Khoa học tự nhiên 7: Bài 9 Đồ thị quãng đường - Thời gian CTST được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi bài tập trong bài. Hy vọng bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích trong quá trình học cũng như làm các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7: Bài 8 Tốc độ chuyển động CTST

1. Đồ thị quãng đường – thời gian

Câu 1 trang 55 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Dựa vào Bảng 9.1, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

Bảng 9.1. Bảng số liệu về thời gian và quãng đường của ca nô

Thời điểm (h)

6h00

6h30

7h00

7h30

8h00

Thời gian chuyển động t (h)

0

0,5

1,0

1,5

2,0

Quãng đường s (km)

0

15

30

45

60

a) Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km.

b) Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km.

c) Dự đoán vào lúc 9h00, ca nô sẽ đi đến vị trí cách bến bao nhiêu km.

Cho biết tốc độ của ca nô không đổi

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

a) Thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km là

8h00 – 6h00 = 2h00

b) Tốc độ của ca nô trên quãng đường 60 km:

v=\frac{s}{t } =\frac{60}{2,0} =30km/h

c) Vào lúc 9h00, ca nô đã chuyển động trong thời gian là:

9h00 – 6h00 = 3 h 00.

Vì tốc độ của ca nô không đổi: v = 30 km/h

Quãng đường ca nô đi được sau 3h00 là:

s = v.t = 3.30 = 90 km

Vậy vào lúc 9h00, ca nô cách bến 90 km.

Câu 2 trang 56 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Nêu nhận xét về đường nối các điểm O, A, B, C, D trên hình 9.2 (thẳng hay cong, nghiêng hay nằm ngang)

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Hình 9.2 SGK KHTN 7 CTST

Quan sát Hình 9.2 cho thấy, đường nối các điểm O, A, B, C, D là một đường thẳng nằm nghiêng hướng lên, đi qua gốc tọa độ O.

Luyện tập trang 56 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bảng ghi số liệu dưới đây về quãng đường và thời gian của một người đi bộ, em hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người này.

Bảng ghi số liệu quãng đường s và thời gian t của người đi bộ

t (h)

0

0,5

1,0

1,5

2,0

s (km)

0

2,5

5,0

7,5

10

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Các thao tác vẽ đồ thị:

Bước 1: Vẽ hai trục vuông góc cắt nhau tại điểm gốc O, gọi là hai trục tọa độ.

+ Trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ lệ thích hợp.

+ Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỉ lệ thích hợp.

Bước 2: Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng.

Bước 3: Nối các điểm đã vẽ ở bước 2 lại với nhau ta có đồ thị quãng đường – thời gian.

Từ bảng số liệu trên ta vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian như hình dưới:

Đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ

Vận dụng trang 56 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Trong trường hợp nào thì đồ thị quãng đường - thời gian có dạng là một đường thẳng nằm ngang?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Đồ thị quãng đường - thời gian có dạng là một đường thẳng nằm ngang tức là quãng đường không thay đổi, chỉ có thời gian thay đổi nên khi đó vật không chuyển động.

2. Vận dụng đồ thị quãng đường - Thời gian

Luyện tập trang 57 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Từ đồ thị ở Hình 9.3, hãy nêu cách tìm:

Hìn 9.3 SGK KHTN 7 CTST

a) Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60 km.

b) Tốc độ của ca nô.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

a) Cách tìm thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60 km:

Trang 57 KHTN 7 CTST

Chọn điểm ứng với s = 60 km trên trục Os. Từ điểm này, vẽ một đường nằm ngang cắt đồ thị tại một điểm C.

Từ C, vẽ một đường thẳng đứng cắt trục Ot, ta được t = 2,0 h.

Cách xác định tốc độ của ca nô:

Từ đồ thị, xác định được ca nô đi quãng đường s = 30 km trong thời gian t = 1,0 h.

Tốc độ của ca nô là:

v=\frac{s}{t } =\frac{30}{1,0} =30km/h

Vận dụng trang 57 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Cách mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường - thời gian có ưu điểm gì?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Mô tả một chuyển động bằng đồ thị quãng đường thời gian có ưu điểm là:

Có thể tìm được quãng đường vật đi, thời gian chuyển động của vật một cách nhanh chóng.

Biết được vật đang chuyển động hay đứng yên.

Gián tiếp xác định được tốc độ chuyển động của vật.

3. Câu hỏi bài tập trang 58 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Bài 1 trang 58 KHTN 7 Chân trới sáng tạo

Dựa vào các thông tin về quãng đường và thời gian của một người đi xe đạp trong hình dưới, hãy:

a) Lập bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người này.

b) Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người đi xe đạp nói trên.

Hướng dẫn giải bài tập

a) Bảng ghi các giá trị quãng đường s và thời gian t tương ứng của người đi xe đạp

t (s)

0

2

4

6

8

10

s (m)

0

10

20

30

40

50

b) Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của người đi xe đạp

Bài 2 trang 58 KHTN 7 Chân trới sáng tạo

Dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của ô tô (hình bên) để trả lời các câu hỏi sau:

a) Sau 50 giây, xe đi được bao nhiêu mét?

b) Trên đoạn đường nào xe chuyển động nhanh hơn? Xác định tốc độ của xe trên mỗi đoạn đường.

Hướng dẫn giải bải tập

a) Từ điểm ứng với t = 50 s trên trục Ot, vẽ một đường thẳng song song với trục Os cắt đồ thị tại một điểm M, từ M vẽ một đường thẳng song song với trục Ot cắt trục Os, ta được s = 675 m.

Vậy sau 50 giây, xe đi được 675 m.

b) Trên đoạn đường (2) xe chuyển động nhanh hơn vì đồ thị dốc hơn.

  • Tốc độ của xe trên đoạn đồ thị (1):

Ta có: tại thời điểm t = 40 s, ô tô đi được đoạn đường s = 450 m

=> Tốc độ của xe trên đoạn đồ thị (1):

v_{1} =\frac{s}{t } =\frac{450}{40} =11,25m/h

  • Xác định tốc độ của xe trên đoạn đồ thị (2):

Từ đồ thị ta thấy, tại thời điểm t = 40 s, ô tô bắt đầu thay đổi tốc độ.

Thời gian di chuyển của ô tô từ thời điểm t = 40 s đến thời điểm t = 60 s là t = 20 s.

Quãng đường tương ứng với thời gian di chuyển 20 s của ô tô từ thời điểm 40 s đến thời điểm t = 60 s là s = 900 – 450 = 450 m.

=> Tốc độ của xe trên đoạn đồ thị (2):

v_{2} =\frac{s}{t } =\frac{900}{20} =22,5m/h

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đo tốc đọ CTST

----------------------------------------------

Trên đây là toàn bộ lời giải Khoa học tự nhiên 7: Bài 9 Đồ thị quãng đường - Thời gian CTST. Ngoài ra các em học sinh tham khảo thêm các môn học trong cùng bộ SGK Chân trời sáng tạo: Ngữ Văn 7 CTST Tập 1 ,Toán 7 CTST Tập 1, Toán 7 CTST Tập 2, GDCD 7 CTST đầy đủ các bài học SGK cũng như SBT. VnDoc liên tục cập nhật lời giải sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
7 837
Sắp xếp theo

    KHTN 7 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm