Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất Cánh diều
Giải KHTN 7 Cánh diều Bài 16: Từ trường Trái Đất Cánh diều
Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Từ trường Trái Đất Cánh diều được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi thảo luận, vận dụng, luyện tập SGK KHTN lớp 7 Cánh diều bài 16.
>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Từ trường Cánh diều
1. Mô tả từ trường Trái Đất
Câu hỏi 1 trang 83 KHTN lớp 7
Dựa vào hình 16.1, em hãy cho biết cực Bắc Trái Đất và cực từ Bắc Trái Đất có trùng nhau không?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Cực Bắc Trái Đất và cực từ bắc Trái Đất hoàn toàn khác nhau.
Cực Bắc và cực Nam Trái Đất nằm dọc theo trục quay của Trái Đất. Góc tạo bởi trục quay Trái Đất và trục nối 2 địa cực từ lệch nhau 11°.
2. La bàn
Câu hỏi 2 trang 84 KHTN lớp 7
Khi ở trên tàu thuyền trên biển cả mênh mông, cần tìm hướng di chuyển chính xác, người ta có thể dùng dụng cụ gì?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Người ta sử dụng la bàn (cấu tạo của la bàn có một kim nam châm gắn với một mặt chia độ) để xác định phương hướng di chuyển.
Luyện tập trang 85 KHTN lớp 7
Hãy tìm hướng từ tâm la bàn tới ngôi nhà ở vị trí B trong hình 16.3.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Ngôi nhà ở vị trí B có hướng Đông – Nam.
Vận dụng trang 85 KHTN lớp 7
Hãy sử dụng la bàn để tìm hướng cổng trường của trường em.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Em tự thực hiện thông qua các bước sau:
+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.
+ Khi kim nam châm la bàn ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.
+ Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn đến vị trí của trường em.
>> Bài tiếp theo: Bài tập Chủ đề 7 trang 86