Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Giải KNTT 7 Kết nối tri thức Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi thảo luận, bài tập SGK KHTN lớp 7 Kết nối tri thức Bài 15. Hy vọng thông qua tài liệu bạn đọc có thêm nguồn soạn bài, chuẩn bị bài tốt nhất cho môn học Khoa học tự nhiên 7,  từ đó học tốt hơn môn KHTN lớp 7.

>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7 Bài 14: Phản xạ âm tránh ô nhiễm tiếng ồn KNTT

I. Ánh sáng là một dạng năng lượng

Hoạt động: trang 72 KHTN 7 Kết nối tri thức

Thí nghiệm thu năng lượng từ ánh sáng

Bố trí thí nghiệm như Hình 15.1. Xác định vị trí của kim điện kế:

- Khi chưa bật đèn.

- Khi bật đèn.

Hình 15.1 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Khi chưa bật đèn, kim điện kế chỉ số 0.

Khi bật đèn, kim điện kế bị lệch đi.

Câu 1 trang 73 KHTN 7 Kết nối tri thức

Nếu thay điện kế trong Hình 15.1 bằng một quạt máy nhỏ và bật đèn, thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Tại sao?

Hình 15.1 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Nếu thay điện kế trong Hình 15.1 bằng một quạt máy nhỏ và bật đèn thì cánh quạt quay.

Vì pin quang điện đã nhận năng lượng ánh sáng của đèn để chuyển hóa thành điện năng, làm cho cánh quạt quay.

Câu 2 trang 73 KHTN 7 Kết nối tri thức

Giải thích vì sao chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên. Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Chai nước để ngoài nắng, sau một khoảng thời gian thì nóng lên là vì chai nước đã nhận được năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.

Năng lượng ánh sáng đã chuyển hóa thành nhiệt năng.

Câu 3 trang 73 KHTN 7 Kết nối tri thức

Nêu thêm ví dụ về sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ở gia đình hoặc địa phương em. Cho biết năng lượng ánh sáng mặt trời đã chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào trong mỗi ví dụ. Tại sao cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

  • Ví dụ về sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời ở gia đình hoặc địa phương em

Sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời để phơi thóc, phơi quần áo,...

Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành nhiệt năng

Sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời để làm nóng nước, sưởi ấm không gian, phát điện trong nhà.

Năng lượng ánh sáng Mặt Trời chuyển hóa thành nhiệt năng

  • Cần ưu tiên sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vì:

Đây là nguồn năng lượng có thể coi là vô hạn, xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Việc sử dụng năng lượng Mặt trời sẽ hạn chế được các nhiên liệu hóa thạch,... giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên.

II. Chùm sáng và tia sáng

Câu hỏi trang 74 KHTN 7 Kết nối tri thức

Hãy tìm thêm ví dụ về chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ và chùm sáng phân kì trong thực tế.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

  • Chùm sáng song song:

Chùm ánh sáng phát ra từ bút laser.

  • Chùm sáng hội tụ:

Chùm sáng tới song song đi qua gương cầu lõm cho chùm phản xạ hội tụ trước gương.

  • Chùm sáng phân kì: ánh sáng phát ra từ đèn pin.

Hoạt động: trang 74 KHTN 7 Kết nối tri thức

Dùng miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ hoặc che tấm kính của đèn pin và bố trí thí nghiệm như Hình 15.6. Bật đèn pin, điều chỉnh miếng bìa sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên mặt màn hứng.

- Quan sát và mô tả vệt sáng đó.

Hình 15.6 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Bố trí thí nghiệm như Hình 15.6, quan sát ta thấy một vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng.

Câu 1 trang 74 KHTN 7 Kết nối tri thức

Chùm sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng không? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Chùm sáng phát ra từ một bút laser có thể coi là mô hình tia sáng. Vì chùm sáng này song song, truyền thẳng và rất hẹp.

Câu 2 trang 74 KHTN 7 Kết nối tri thức

Chùm sáng phát ra từ một đèn pin có thể coi là mô hình tia sáng không? Tại sao?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Chùm sáng phát ra từ một đèn pin không thể coi là mô hình tia sáng. Vì chùm sáng do đèn phát ra là chùm sáng rộng có thể phân kì hoặc song song tùy theo cách chỉnh pha đèn.

III. Vùng tối

Câu hỏi trang 75 KHTN 7 Kết nối tri thức

Hãy mô tả bóng của vật cản sáng trên màn chắn ở Hình 15.8a và giải thích tại sao có bóng đó.

Hình 15.8.a SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Bóng của vật cản sáng là một hình tròn màu đen rõ nét in trên màn chắn. Vì vùng phía sau vật cản sáng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 1 trang 76 KHTN 7 Kết nối tri thức

Hãy mô tả bóng của vật cản sáng thu được trên màn chắn trong thí nghiệm ở Hình 15.9a.

Hình 15.9a SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Bóng của vật cản sáng bao gồm một hình tròn màu đen và viền xám mờ bao quanh in trên màn chắn. Vì phía sau vật cản sáng có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng và có vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

Câu 2 trang 76 KHTN 7 Kết nối tri thức

Tìm thêm ví dụ về vùng tối do nguồn sáng hẹp và vùng tối do nguồn sáng rộng.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Vùng tối do nguồn sáng hẹp: Khi dùng đèn pin (nguồn sáng hẹp) chiếu vào quả bóng (vật cản sáng) thì phía sau quả bóng xuất hiện vùng tối.

Vùng tối do nguồn sáng rộng: Khi dùng đèn tuýp (nguồn sáng rộng) chiếu vào quả bóng (vật cản sáng) thì phía sau quả bóng xuất hiện vùng tối và vùng tối không hoàn toàn.

Hoạt động: trang 76 KHTN 7 Kết nối tri thức

1. Đặt một vật cản sáng trước ánh nắng mặt trời (lúc trời nắng và không có mây che) để thu bóng của nó trên một màn chắn. Tự làm thí nghiệm để rút ra nhận xét về bóng của vật.

2. Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu mục III.

Trong trò chơi tạo bóng (Hình 15.7), khi dùng bóng đèn dây tóc thì bóng của vật sẽ rõ nét; còn khi dùng bóng đèn ống thì bóng của vật không rõ nét. Để giải thích hiện tượng này, chúng ta phải tìm hiểu sự khác biệt giữa vùng tối do nguồn sáng hẹp và vùng tối do nguồn sáng rộng.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Sau khi tiến hành thí nghiệm ta thấy: bóng của vật là bóng đen rõ nét trên mặt đất.

Vì lúc trời nắng và không có mây che thì mặt trời là nguồn sáng hẹp, các tia sáng đến mặt đất được coi là song song và có cường độ lớn, nên khi có vật chắn sáng sẽ tạo ra bóng đen rõ nét trên mặt đất.

2. 

Khi dùng bóng đèn dây tóc thì bóng của vật sẽ rõ nét vì bóng đèn dây tóc là nguồn sáng hẹp nên vùng phía sau tay ta là vùng tối.

Khi dùng bóng đèn ống thì bóng của vật không rõ nét vì bóng đèn ống là nguồn sáng rộng nên vùng phía sau tay ta có cả vùng tối và vùng tối không hoàn toàn.

>> Bài tiếp theo: Khoa học tự nhiên 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

------------------------------------

Ngoài lời giải chi tiết Khoa học tự nhiên 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối trên đây các bạn có thể tham khảo Toán lớp 7 tập 1 Kết nối tri thứcNgữ Văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức , Công Nghệ 7 KNTT,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để lên kế hoạch bài dạy, chuẩn bị cho các bài học trên lớp cho chương trình sách mới lớp 7 GDPT đạt kết quả cao. Các thây cô tham khảo các nhóm mới lớp 7 sau đây. Đồng thời, các em học sinh tham khảo để chuẩn bị các bài giải sách mới đạt kết quả cao.

Tất cả các tài liệu tại đây được VnDoc chia sẻ miễn phí cho các bạn và thầy cô tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm