Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 KHTN 8 năm 2024

VnDoc giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 KHTN 8 năm 2024 bộ 3 sách mới cho các em tham khảo và luyện tập. Tài liệu khái quát phần kiến thức được học trong nửa đầu học kì 1 kèm bộ câu hỏi ôn luyện, giúp các em lên kế hoạch ôn tập hiệu quả. Sau đây là nội dung đề cương ôn thi giữa kì 1 lớp 8 môn KHTN, mời thầy cô và các em tham khảo.

1. Đề cương giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về

A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.

B. số lượng các nguyên tố.

C. số lượng các phân tử.

D. liên kết giữa các nguyên tử.

Câu 2: Dung dịch là

A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.

B. hợp chất gồm nhiều chất tan.

C. hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan.

D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Câu 3: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì?

A. Chất bão hòa.

B. Chất chưa bão hòa.

C. Chất tan.

D. Dung môi.

Câu 4: Một hỗn hợp gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khí nitrogen. Ở 250C và 1 bar, hỗn hợp khí này có thể tích là bao nhiêu ?

A. 2,479 lít

B. 123,95 lít

C. 22,79 lít

D. 22,4 lít.

Câu 5: Khí N02 nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

A. Nặng hơn không khí 1,6 lần.

B. Nhẹ hơn không khí 2,1 lần.

C. Nặng hơn không khí 3 lần.

D. Nhẹ hơn không khí 4,2 lần.

Câu 6: Cho phương trình hóa học như sau: S + ....SO2. Chọn chất phù hợp điền vào chỗ trống?

A. O2.

B. O.

C. S.

D. O3

Câu 7: Hệ cơ người có khoảng bao nhiêu cơ?

A. 200

B. 300

C. 600

D. 900

Câu 16: Thành phần nào của xương giúp xương có tính mềm dẻo?

A. Chất hữu cơ

B. Chất vô cơ

C. Calcium

D. Phosphorus.

Câu 17: Ở người, bệnh loãng xương do cơ thể thiếu

A. protein

B. chất béo

C. carbohydrate

D. calcium và phosphorus.

Câu 18: Cơ quan nào sau đây không thuộc hệ tiêu hóa?

A. Tim

B. Dạ dày

C. Phổi

D. Thận.

Câu 19: Quá trình tiêu hóa tinh bột chín xảy ra ở giai đoạn

A. tiêu hóa ở khoang miệng.

B. tiêu hóa ở dạ dày.

C. tiêu hóa ở ruột non.

D. tiêu hóa ở dạ dày và trực tràng.

Câu 20: Enzym pepsin tiêu hóa thành phần nào trong thức ăn?

A. Protein.

B. Chất béo.

C. Carbohydrate.

D. Vitamin.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Phát biểu định luật bảo toàn khối lưọ̣ng.

Định luật bảo toàn khối lượng: "Trong một phản ưng hoá học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lương các chất tham gia phản ưng".

Câu 2. Phương trình hoá học là gì? Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học.

· Phương trình hoá học là cách biểu diễn phản ứng hoá học bằng công thức hoá học của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.

· Ý nghĩa của phương trình hoá học: cho biết chất tham gia phản ứng, chất sản phẩm, tỉ lệ số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

Câu 3. Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là sự biến đổi vật lý, hiện tượng nào là sự biến đổi hóa học?

1. Hòa tan vôi sống CaO vào nước.

2. Dây sắt cắt nhỏ và tán thành đinh.

3. Thức ăn để lâu bị ôi thiu.

4. Hoà tan muối ăn vào nước tạo thành nước muối.

5. Trứng gà để lâu ngày bị hỏng, có mùi khó chịu.

6. Nhỏ vài giọt mực vào cốc nước và khuấy đều thấy mực loang ra cả cốc nước.

Câu 4.

a. Cho 13 gam zinc tác dụng với dung dịch hydrochloric acid thu được 27,2 gam Zinc chloride và 0,4 gam khí hydrogen. Tính khối lượng của dung dịch đã phản ứng.

b. Cho 5,6 gam Iron (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) tạo ra 12,7 gam iron (II) chloride và 0,2 gam khí hydrogen. Tính khối lượng đã dùng.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ

2. Đề cương ôn thi giữa kì 1 KHTN 8 Cánh diều

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HK1 MÔN KHTN 8

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Phần vật lý

Khối lượng riêng

- Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

- Công thức:

Trong đó:

m: khối lượng (kg)

V: thể tích (m3)

D: khối lượng riêng (kg/m3)

Áp suất trên một bề mặt

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

- Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Công thức:

Trong đó:

p: áp suất (N/m2 hoặc Pa)

F: áp lực (N)

S: diện tích bị ép (m2)

- Cách làm tăng, giảm áp suất:

+ Để tăng áp suất: tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

+ Giảm áp suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

Áp suất chất lỏng – Áp suất khí quyển

- Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

2. Phần hóa học:

Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học
Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

3. Phần sinh học:

Bài 27: Khái quát về cơ thể người
Bài 28: Hệ vận động ở người
Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 2. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.

B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.

C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm

D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 3. Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.

B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.

C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.

D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.

B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.

C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray

D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 5. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. phương của lực.

B. chiều của lực.

C. điểm đặt của lực.

D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Câu 6. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.

C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.

D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

Câu 8. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

A. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.

B. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.

C. Trên các nắp bình nước uống 20lit có lỗ nhỏ thông với không khí.

D. Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

Câu 9: Phản ứng tỏa nhiệt là:

A. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh

B. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh

C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh

D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 10: Thể tích mol là

A. Là thể tích của chất lỏng

B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó.

C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

D. Thể tích ở đktc là 22,4l.

Câu 11: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

A. Chất bão hòa.

B. Chất chưa bão hòa.

C. Chất tan.

D. Dung môi.

Câu 12: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?

A. Xương đốt sống.

B. Xương bả vai.

C. Xương cánh chậu.

D. Xương sọ.

Câu 13: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?

A. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn.

B. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn.

C. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn.

D. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Câu 14: Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?

A. 12 g/mol.

B. 1 g/mol.

C. 16 g/mol

D. 8 g/mol.

Câu 15: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

A. nước.

B. dung dịch nước muối thu được.

C. muối NaCl và nước.

D. muối NaCl.

Câu 16: Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa:

A. khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB).

B. khối lượng mol của khí B (MB) và khối lượng mol của khí A (MA).

C. khối lượng gam của khí A (mA) và khối lượng gam của khí B (mB).

D. khối lượng gam của khí B (mB) và khối lượng gam của khí A (MA).

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1. Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là D =2750kg/m3

Câu 2. Đặt một bao gạo 60kg lên một ghế 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất?

Câu 3. Tại sao mũi đinh, mũi kim thường được làm nhọn, chân bàn-ghế thì được làm bằng?

Câu 4. Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại. Giải thích.

Câu 5. Vì sao muốn nước trong bình có thể chảy ra khi mở vòi thì trên nắp bình phải có một lỗ nhỏ?

Câu 6.

a/. Em hãy nêu khái niệm về dinh dưỡng.

b/. Giải thích vì sao con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh?

Câu 7.

a/. Em hãy trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

b/. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.

Câu 8. Một hỗn hợp khí gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khí nitrogen. Ở 25oC và 1 bar, hỗn hợp này có thể tích là bao nhiêu?

Câu 9. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) tạo ra 12,7 gam iron(II) chloride (FeCl2) và 0,2 gam khí H2.

a/. Viết PTHH;

b/. Em hãy tính khối lượng HCl đã dùng.

Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 15 gam sodium oxide vào nước, thu được 500ml dung dịch. Em hãy tính nồng độ mol của dung dịch này./.

3. Đề thi giữa kì 1 KHTN 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 KHTN 8

    Xem thêm