Acid - Base - Muối
Chuyên đề Hóa học: Acid - Base - Muối được VnDoc biên soạn tổng hợp các nội dúng khái niệm, tên gọi, tính chất hóa học của acid base muối nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 8. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh hiểu các khái niệm về acid, base, muối, cũng như vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập Acid - Base - Muối.
Chuyên đề: Acid - Base - Muối
A. Lý thuyết bài: Acid - Base - Muối
I. Acid
1. Khái niệm
Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
Acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau:
Acid → ion H+ + ion âm gốc acid
Ví dụ:
HCl | → | H+ | + | Cl– |
Hydrochloric acid | Ion hydrogen | Ion chloride | ||
H2SO4 | → | 2H+ | + | |
Sulfuric acid | Ion hydrogen | Ion sulfate |
2. Tính chất hóa học của acid
2.1. Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Quỳ tím được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch acid.
2.2. Acid tác dụng với kim loại
- Đối với các acid thường (HCl, H2SO4 loãng)
Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen.
Acid + Kim loại → Muối + Hydrogen
Ví dụ:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2
Ví dụ:
2HCl + Fe → FeCl2 + H2 ↑
- Đối với các acid có tính oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, HNO3
Kim loại (Au, Pt) + \(\left\{ \begin{array}{l} {H_2}S{O_4}d\\ HN{O_3}d\\ HN{O_3}l \end{array} \right.\)→ Muối hóa trị cao + H2O + \(\left\{ \begin{array}{l} S{O_2}\\ N{O_2}\\ NO \end{array} \right.\)
Ví dụ:
3Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO ↑
2.3. Acid tác dụng với base (Phản ứng trung hòa)
Acid + base→ muối + nước
Ví dụ:
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
2.4. Acid tác dụng với oxide base
Acid + oxide base → muối + nước
Lưu ý: Các acid có tính oxi hóa mạnh (HNO3, H2SO4 đặc) khi tác dụng với các hợp chất oxit, base, hoặc muối của kim loại có hóa trị chưa cao thì sản phẩm như khi tác dụng với kim loại.
Ví dụ:
4HNO3 (đ,n) + FeO → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO2 ↑
2.5. Acid tác dụng với muối
Acid + muối → acid mới + muối mới
Ví dụ:
HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
5.6. Acid tác dụng với phi kim rắn
C, P, S (xảy ra đối với acid có tính oxi hóa mạnh: H2SO4 đặc, HNO3)
Phi kim + \(\left\{ \begin{array}{l} {H_2}S{O_4}d\\ HN{O_3}d\\ HN{O_3}l \end{array} \right.\)→ Acid của phi kim + nước + \(\left\{ \begin{array}{l} S{O_2}\\ N{O_2}\\ NO \end{array} \right.\)
Ví dụ:
S + 2H2SO4 (đ,n) → 3SO2 + H2O
II. Base
1. Khái niệm
Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide.
Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.
Ví dụ:
NaOH | → | Na+ | + | OH- |
Sodium hydroxide | Ion sodium | Ion hydroxide | ||
Ca(OH)2 | → | Ca2+ | + | 2OH- |
Calcium hydroxide | Ion calcium | Ion hydroxide |
2. Phân loại, gọi tên
Hầu hết các hydroxide của kim loại là các base. Quy tắc gọi tên các base như sau:
Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide
Ví dụ:
Fe(OH)2: iron(II) hydroxide;
Fe(OH)3: iron(III) hydroxide.
Phần lớn các base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm (base kiềm) như: KOH, NaOH, Ba(OH)2 ….
3. Tính chất hóa học
3.1. Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphthalein không màu chuyển sang màu hồng.
Quỳ tím và phenolphthalein được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch base.
2. Tác dụng với acid
Base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.
Ví dụ:
Sodium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra sodium chloride và nước theo phương trình hoá học:
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Magnesium hydroxide tác dụng với hydrochloric acid tạo ra magnesium chloride và nước theo phương trình hoá học:
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
III. Muối
1. Khái niệm
Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối
Phản ứng | Công thức phân tử của muối tạo thành và tên gọi | Thành phần phân tử của muối tạo thành | |
Cation kim loại | Anion gốc acid | ||
Kim loại + Acid → Muối + Hydrogen Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 | ZnCl2 Zinc chloride | Zn2+ | Cl– |
Acid + Base → Muối + Nước H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O | CuSO4 Copper(II) sulfate | Cu2+ | SO42− |
Acid + Oxide base → Muối + Nước H2SO4 + FeO → FeSO4 + H2O | FeSO4 Iron(II) sulfate | Fe2+ | SO42− |
Khái niệm: Muối là hợp chất, được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium ( NH4+).
Ví dụ: Na2SO4 (sodium sulfate); NH4Cl (ammonium chloride).
2. Cách gọi tên muối
Công thức phân tử của muối gồm có cation kim loại và anion gốc acid được gọi tên theo quy tắc sau:
Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid
Tên gọi của một số gốc acid được thể hiện trong bảng sau:
Gốc acid | Tên gọi | Gốc acid | Tên gọi |
− Cl | chloride | − CH3COO | acetate |
− Br | bromide | = S | sulfide |
− I | iodide | − HS | hydrogensulfide |
− NO3 | nitrate | = CO3 | carbonate |
= SO4 | sulfate | − HCO3 | hydrogencarbonate |
− HSO4 | hydrogensulfate | ≡ PO4 | phosphate |
= SO3 | sulfide | = HPO4 | hydrogenphosphate |
3. Tính tan của muối
Đa số các muối là chất rắn, có những muối không tan trong nước, có muối ít tan, có muối tan tốt trong nước. Người ta đã xây dựng bảng tính tan của các chất để tiện sử dụng.
Bảng tính tan trong nước của một số muối
Gốc acid | Các kim loại | |||||||||||
K I | Na I | Ag I | Mg II | Ca II | Ba II | Zn II | Pb II | Cu II | Fe II | Fe III | Al III | |
− Cl | t | t | k | t | t | t | t | i | t | t | t | t |
− NO3 | t | t | t | t | t | t | t | t | t | t | t | t |
= SO4 | t | t | i | t | i | k | t | k | t | t | t | t |
= CO3 | t | t | k | k | k | k | k | k | - | k | - | - |
≡ PO4 | t | t | k | k | k | k | k | k | k | k | k | k |
t: chất dễ tan trong nước
k: chất không tan (độ tan nhỏ hơn 0,01 g/100 g nước).
i: chất ít tan (độ tan nhỏ hơn 1 g/100 g nước).
(-): chất không tồn tại hoặc bị nước phân huỷ.
4. Tính chất hoá học
Một số tính chất chung của muối:
4.1. Dung dịch muối tác dụng với kim loại
Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
Ví dụ:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe.
4.2. Muối tác dụng với dung dịch acid
Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan, …
Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
4.3. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base
Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ chất không tan,…
Ví dụ:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4.
4.4. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối
Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó ít nhất có một muối không tan hoặc ít tan.
Ví dụ:
2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl + Ba(NO3)2.
B. Trắc nghiệm bài: Acid - Base - Muối
Câu 1: Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:
A. Quỳ tím
B. Phenolphtalein
C. Kim loại
D. Phi kim
Câu 2: Tên gọi của NaOH:
A. Sodium oxide
B. Sodium Hydroxide
C. Sodium (II) Hydroxide
D. Sodium hydride
Câu 3: Gốc acid của acid HNO3 hóa trị mấy?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 4: Base không tan trong nước là:
A. Cu(OH)2
B. NaOH
C. KOH
D. Ca(OH)2
Câu 5: Công thức của Silver chloride là:
A. AgCl2
B. Ag2Cl
C. Ag2Cl3
D. AgCl
Câu 6: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4
A. K2SO4; BaCl2
B. Al2(SO4)3
C. BaCl2; CuSO4
D. Na2SO4
Câu 7: Chất không tồn tại là:
A. NaCl
B. CuSO4
C. BaCO3
D. HgCO3
Câu 8: Chọn câu đúng:
A. Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan
B. Ag2SO4 là chất ít tan
C. H3PO4 là acid mạnh
D. CuSO4 là muối không tan
Câu 9: Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là
A. CH3COOH.
B. H2SO4.
C. HNO3.
D. HCl.
Câu 10: Tên gọi của H2SO3
A. Hydrochloric acid
B. Sulfuric acid
C. hydrogen sulfide acid
D. Sulfurous Acid
Chi tiết bộ câu hỏi, đáp án hướng dẫn giải chi tiết ở file TẢI VỀ