Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Oxide là gì, phân loại oxide, cách gọi tên oxide

Oxit là gì, phân loại oxit, cách gọi tên oxit được VnDoc biên soạn giúp giải đáp thắc mắc của bạn đọc về các câu hỏi học tập liên quan đến oxit, oxit là gì, cách gọi tên oxit.... Kèm theo các dạng câu hỏi bài tập, giúp củng cố luyện tập các kĩ năng thao tác làm bài tập liên quan đến oxit.

A. Tài liệu học tập liên quan.

I. OXIDE

1. Định nghĩa oxide

Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.

2. Phân loại oxide

Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại:

  • Oxide kim loại được tạo thành từ phản ứng của kim loại với oxygen,

Ví dụ như phản ứng giữa Ba và O2 tạo ra BaO.

  • Oxide phi kim được tạo thành từ phản ứng của phi kim với oxygen,

Ví dụ như phản ứng giữa C và O2 tạo ra CO2.

Dựa vào tính chất hoá học, oxide có thể phân thành bốn loại: oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.

Tên gọi

Tính chất

Oxide base

Là những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước

Na2O, K2O, BaO, CaO, FeO, CuO, ...

Oxide acid

Là những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước

SO2, CO2, P2O5, SO3, ....

Oxide lưỡng tính

Là những oxide tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base tạo thành muối và nước

Al2O3, ZnO, ...

Oxide trung tính

Là những oxide không tạo muối

NO, CO, ....

3. Gọi tên Oxide

Quy tắc gọi tên oxide

  • Với nguyên tố chỉ có một hoá trị, ta đặt tên nguyên tố trước oxide, ví dụ như Sine oxide (ZnO).
  • Nguyên tố nhiều hoá trị: Tên nguyên tố (hoá trị của nguyên tố) + oxide
  • Cách đặt tên oxide của phi kim nhiều hoá trị:
  • (Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide
  • (Tiền tố mono là một, đi là hai, trẻ là ba, tetra là bốn)

3.1. Đối với oxide của kim loại

Tên kim loại + (hóa trị, đối với kim loại có nhiều hóa trị) + Oxide

Ví dụ:

KIM LOẠI

VÍ DỤ

Iron (Fe)

FeO: iron (II) oxide

Fe2O3: iron (III) oxide

Copper (Cu)

CuO: copper (II) oxide

Chromium (Cr)

CrO: chromium (II) oxide

Cr2O3:chromium (III) oxide

3.2. Đối với oxide của phi kim

Cách 1: Tên phi kim + (hóa trị) + oxide

Cách 2: Số nguyên tử phi kim (tiền tố) + tên nguyên tố + số oxygen (tiền tố) + oxide

Số

Tiền tố

1

Mono

2

Di

3

Tri

4

Tetra

5

Penta

Ví dụ:

CÔNG THỨC HÓA HỌC

TÊN GỌI

CO

carbon (II) oxide

hay carbon monoxide

CO2

carbon (IV) oxide

hay carbon dioxide

SO2

sulfur (IV) oxide

hay sulfur dioxide

SO3

sulfur (VI) oxide

hay sulfur trioxide

N2O

Nitrogen (I) oxide

N2O5

Dinitrogen pentoxide

NO2

Nitrogen dioxide

P2O5

phosphorus (V) oxide

hay diphosphorus pentoxide

SiO2

Silicon dioxide

II. Tính chất hóa học của Oxide

Mỗi loại oxide lại có các tính chất hóa học khác nhau, cụ thể:

1. Tính chất của oxide acid

  • Tác dụng với nước: Khi cho oxide acid tác dụng với nước sẽ tạo ra một loại acid tương ứng.

SO2 + H2O → H2SO4

  • Tác dụng với base: oxide acid tác dụng được với 4 kim loại kiềm và kiềm thổ là NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2.

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

  • Tác dụng với oxide base: oxide acid tác dụng với oxide base tạo thành muối tương ứng.

Na2O + CO2 → Na2CO3

CaO + CO2 → CaCO3

2. Tính chất của oxide base

  • Tác dụng với nước: Chỉ có 4 kim loại kiềm và kiềm thổ là Na2O, CaO, K2O và BaO là có khả năng tác dụng với nước. Sau quá trình phản ứng, chúng ta sẽ thu được dung dịch kiềm.

BaO + H2O → Ba(OH)2

Na2O + H2O → NaOH

  • Tác dụng với acid: Oxide base tác dụng với axit tạo thành muối tương ứng và nước.

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

  • Tác dụng với oxide acid: Oxide acid tác dụng với oxide base tạo thành muối

Na2O + CO2 → Na2CO3

CaO + CO2 → CaCO3

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxide acid?

A. CO2, SO3, Na2O, NO2.

B. CO2, SO2, P2O5, CaO.

C. SO2, P2O5, CO2, N2O5.

D. SiO2, CO2, P2O5, CuO.

Câu 2: Để khử chua đất trồng, người ta sử dụng CaO. Dựa vào tính chất hóa học nào dưới đây mà CaO được dùng làm chất khử chua đất trồng?

A. Tác dụng với acid.

B. Tác dụng với base.

C. Tác dụng với oxide acid.

D. Tác dụng với muối.

Câu 3: Trong các oxide sau: CuO, CaO, P2O5, FeO, Na2O, các oxit phản ứng được với nước ở điều kiện thường gồm

A. CaO, P2O5, FeO.

B. CuO, CaO, P2O5.

C. P2O5, FeO, Na2O.

D. CaO, P2O5, Na2O.

Câu 4: Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa acid gây ra tác hại rất lớn với môi trường. Hai khí nào sau đây đều là nguyên nhân gây ra mưa acid?

A. N2 và H2S.

B. O2 và CO2.

C. SO2 và NO2.

D. NH3 và HCl.

Câu 5: “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rât tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nó cũng được dùng để làm mưa nhân tạo. Nước đá khô là:

A. CO rắn.

B. H2O rắn.

C. CO2 rắn.

D. SO2 rắn.

Câu 6: Trong công nghiệp lưu huỳnh đioxit được điều chế bằng cách

A. cho Na2SO3 tác dụng với dung dịch H2SO4.

B. nhiệt phân CaSO3 ở nhiệt độ cao.

C. cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

D. đốt quặng pirit sắt.

Câu 7: Cho các chất sau: BaO, CaCO3, K2O, Fe3O4, Na2O, N2O, KMnO4. Có bao nhiêu chất là oxide?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 8: Trên mặt nước ở các hố vôi lâu ngày có lớp màng cứng. Lớp màng này được tạo thành do Ca(OH)2 phản ứng với khí X có trong không khí. Vậy khí X là

A. N2.

B. O2.

C. CO2.

D. CO.

Câu 9: Cho các oxide: Na2O, CaO, SO2, CO2. Số cặp chất phản ứng được với nhau ở điều kiện thích hợp là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 10: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, NO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong dư, khí thoát ra là

A. CO, NO.

B. CO2, NO.

C. SO2, CO.

D. CO2 và SO2.

Còn tiếp ....

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm 

1 C 2 A 3 D 4 C 5 C
6 D 7 A 8 C 9 C 10 D
11 C 12 B 13 A 14 B 15 A
16 C 17 A 18 C 19 C 20 B
21 D 22 A 23 C 24 B 25 C
26 B 27 D 28 B 29 D 30 C

2. Phần bài tập tự luận

Bài 1: A, B là 2 chất khí ở điều kiện thường, A là hợp chất của nguyên tố X với oxygen (trong đó oxygen chiếm 50% khối lượng), còn B là hợp chất của nguyên tố Y với hydrogen (trong đó hydrogen chiếm 25% khối lượng). Tỉ khối của A so với B bằng 4. Xác định công thức phân tử A, B. Biết trong 1 phân tử A chỉ có một nguyên tử X, 1 phân tử B chỉ có một nguyên tử Y.

Hướng dẫn giải bài tập 

A có công thức tổng quát: A: XOn; B: YHm

Trong A, Oxygen chiếm 50% khối lượng:

=> 50\;=\frac{\;16n.100}{X+16n}50=16n.100X+16n

<=> 50X + 800n = 1600n

<=> X = 16n

  • Khi n = 1 => X= 16 (loại)
  • Khi n = 2 =>X = 32 (S)
  • Khi n = 3 => X = 48 (loại) 
  • Khi n = 4 =>X = 64 (loại). (Vì Cu có hóa trị I và II )

Vậy X là Lưu huỳnh

=>Công thức phân tử của A: SO2

Trong B, Hydrogen chiếm 25% khối lượng

=> 25=\frac{m.100}{Y+m}25=m.100Y+m

<=> 25Y + 25m = 100m

=>Y = 3m (I)

\frac{M_{SO_2}}{M_{YH_m}}=\frac14MSO2MYHm=14

=>MYHm = 16 (g/mol)

<=>Y + m=16<=>Y + m=16

Thay (I) vào, ta được:

3m + m = 16

=>m = 4

=>Y = 3m = 12(C) => Công thức phân tử của B: CH4

Bài 2: Một oxide của kim loại M có %M = 63,218. Tìm công thức oxide.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức tổng quát của oxit là: MxOy

%O = 100 - 63.218 = 36.782 (%)

Theo đề bài ta có: \frac{M_x}{63.218}=\frac{16y}{36.782}Mx63.218=16y36.782

=> 36.782Mx = 1011.488y

=> Mx = 27.5y => M = 27.5y/x

  • Nếu x = 1, y = 1 => M = 27.5 (loại)
  • Nếu x = 2, y = 1 => M = 55 (Mn)
  • Nếu x = 3, y = 1 => Loại

Vậy công thức của oxit là: MnO2

Bài 3: Một oxit (A) của nitrogen có tỉ khối hơi của A so với không khí là 1,59. Tìm công thức oxide A.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi công thức của oxide là NxOy

Vì dNxOy/kk = 1,59 => MNxOy = 1,59.29 ≈ 46,11

=> MNxOy = 46

=> 14x + 16y = 46 (x,y nguyên)

Giả sử x = 0 => y ≤ 2,875 => y ≤ 2

  • Khi y = 1 thì x = 2,14 (loại)
  • Khi y = 2 thì x = 1 (thoả mãn)

Vậy công thức oxide là NO2.

Bài 4: Khử 9,6g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, người ta thu được Fe và 2,88 g H2O.

a/ Viết các PTHH xảy ra.

b/ Xác định thành phần % của 2 oxide trong hỗn hợp.

c/ Tính thể tích H2 (đkc) cần dùng để khử hết lượng oxide trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Phương trình phản ứng hóa học

FeO + H2 → Fe + H2O

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O

Gọi nFeO là x; nFe2O3 là y, ta có:

\left\{\begin{array}{l}72x+160y=9,6\\18x+54y=2,88\end{array}\right.{72x+160y=9,618x+54y=2,88

⇒ x = 0,03 (mol); y = 0,06 (mol)

⇒mFeO = 0,03.72 =2,16 (g)

⇒%FeO = 2,16.100/9,6 = 22,5 %

⇒%Fe2O3 = 100 − 22,5 = 77,5 %

b,Theo 2 phương trình, ta có:

nH2 = nH2O = 2,88/18 = 0,16 (mol)

⇒VH2= 0,16.22,4 = 3,9664 (l)

Bài 5:

a) Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong các hợp chất: CaO, SO2, P2O5, NO, K2O.

b) Trong một oxide của kim loại R (hóa trị I), nguyên tố oxi chiếm 25,806% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxide trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Gọi CTHH của oxit là R2O

%mR = 100% − 25,806% = 74,194%

⇒ 2.MR/(2.MR + 16) = 0,74194⇒

⇔ 1,48388.MR + 11,87104 = 2.MR

⇔ 0,51612.MR = 11,87104

⇔ MR = 23 ⇔ MR = 23

⇒ R là Sodium (Na)

⇒ Công thức phân tử của oxide là Na2O: sodium oxide

Bài 6: Trong một oxide của kim loại R (hóa trị II), nguyên tố R chiếm 71,429%về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxide trên.

Đáp án hướng dẫn giải

Gọi CT của oxit kim loại R là RO (x,y ∈N*)

%mR = 71,43% ⇒ MR/(MR +16) = 0,7143

⇔ MR =0,7143.MR + 11,4288

⇔ MR = 40

⇒ R là Ca. 

Bài 7: Trong một oxide của phi kim X (hóa trị IV), nguyên tố O chiếm 40% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxide trên.

Đáp án hướng dẫn giải 

Ta có : O hóa trị II còn X hóa trị IV

=> Công thức tổng quát: XO2

ta có: %MX = MX/(MX+16.2).100% = 40

=> MX = 40%.16.2/100% ≃12 (g)

=> X là cacbon

Công thức hóa học:CO2

Tên gọi: Carbon dioxide

Bài 8: Một oxide sắt trong đó nguyên tố sắt chiếm 70% về khối lượng. Tìm công thức phân tử và gọi tên của oxide trên.

Đáp án hướng dẫn giải

Khối lượng mol của mỗi nguyên tố bằng:

mFe = 160.70% = 112 (g)

mO = 160 - 112 = 48 (g)

Số mol của mỗi nguyên tử bằng

nFe = 112/56= 2 (mol)

nO = 48/16 = 3 (mol)

Vậy công thức hóa học của hợp chất là: Fe2O3

Bài 9: Cho 12 gam CuO tác dụng với lượng dư dung dịch HCl.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Tính khối lượng muối thu được.

Đáp án hướng dẫn giải 

a/ Phương trình phản ứng hóa học

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

b/

Theo phương trình hóa học:

nCuCl2 = nCuO = 12/80 = 0,15 (mol)

→ mCuCl2 = 0,15.135 = 20,25 (gam)

Bài 10: Cho CO2 tác dụng với lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được 1,8 gam kết tủa theo phương trình hóa học:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Tính thể tích khí CO2 đã tham gia phản ứng (ở đkc).

Đáp án hướng dẫn giải 

Phương trình phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Theo phương trình hóa học:

nCO2 pư = nCaCO3 = 1,8/100 = 0,018 (mol)

→VCO2 = 0,018.24,79 = 0,44622 (lít)

Chi tiết bộ câu hỏi trắc nghiệm, tự luận trong FILE TẢI VỀ

...................

Xem thêm các bài Tìm bài trong mục này khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

KHTN 8

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng