Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Axit là gì? Tính chất hóa học của axit

Axit là gì? Tính chất hóa học của axit được VnDoc biên soạn là nội dung tài liệu giúp bạn đọc tìm hiểu tính chất chung của axit cũng như tính chất hóa học của các axit đặc trưng các bạn được học trong chương trình hóa học. Hy vọng bạn đọc có thể nắm được nội dụng tài liệu từ đó vận dụng giải các dạng bài tập axit. Mời các bạn tham khảo.

Cách gọi tên, phân loại, tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ tại: Các loại hợp chất vô cơ

A. Axit là gì

I. Khái niệm về axit

Axit là tên gọi chung của các hợp chất hoá học mà trong thành phàn phân tử của chúng đều có chứa gốc axit liên kết với 1 hoặc nhiều nguyên tử hydro.

Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

Công thức hoá học của axit là HxA, trong đó, A là gốc axit.

Khi hoà tan axit vào nước, chúng ta sẽ có sản phẩm là dung dịch có pH nhỏ hơn 7. Độ pH của dung dịch càng nhỏ thì tính axit của nó càng mạnh và ngược lại.

II. Phân loại axit

Axit được chia thành những loại nào và dựa vào những tiêu chí nào để có thể phân loại như vậy. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân loại các axit.

1. Dựa vào tính chất hóa học của các axit

Axit mạnh: Axit clohydric HCl, axit sunfuric H2SO4, axit nitric HNO3,…

Axit yếu: Hydro sunfua H2S, axit cacbonic H2CO3,…

2. Dựa vào nguồn gốc

Axit vô cơ: Axit có trong các hợp chất vô cơ.

Ví dụ: HCl, HBr,…

Axit hữu cơ: Axit có trong các hợp chất hữu cơ (còn được gọi là axit cacboxylic)

Ví dụ: HCOOH axit fomic, CH3COOH axit axetic,…

3.  Dựa vào gốc axit

Axit có oxi: HNO3, H2SO4, H3PO4,…

Axit không có oxi: HCl, H2S, HF,…

4. Dựa vào khả năng tạo muối của các axit

Axit: chỉ tạo ra một muối duy nhất.

Ví dụ HCl, HNO3,…

Axit đa axit: Có khả năng tạo ra nhiều muối khác nhau.

Ví dụ: H2­SO4 là axit 2 lần axit vì tạo ra 2 muối khác nhau muối hydrosunfat và muối sunfat trung hòa.

III. Cách đọc tên các axit vô cơ

1. Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

2. Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3: axit sunfuro. Gốc axit sunfit

B. Tính chất hóa học của axit

I. Tác dụng với chất chỉ thị màu

Dung dịch axit làm quỳ thành đỏ

II. Axit tác dụng với kim loại

  • Đối với các axit thường (HCl, H2SO4 loãng)

Axit + kim loại hoạt động → muối + H2

Ví dụ:

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

  • Đối với các axit có tính oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, HNO3

Kim loại (Au, Pt) + \left\{ \begin{array}{l}
{H_2}S{O_4}d\\
HN{O_3}d\\
HN{O_3}l
\end{array} \right.→ Muối HT cao + H2O + \left\{ \begin{array}{l}
S{O_2}\\
N{O_2}\\
NO
\end{array} \right.

Ví dụ:

3Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO ↑

III. Axit tác dụng với bazơ (Phản ứng trung hòa)

Axit + bazơ → muối + nước

Ví dụ:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

IV. Axit tác dụng với oxit bazơ

Axit + oxit bazơ → muối + nước

Lưu ý: Các axit có tính oxi hóa mạnh (HNO3, H2SO4 đặc) khi tác dụng với các hợp chất oxit, ba zơ, hoặc muối của kim loại có hóa trị chưa cao thì sản phẩm như khi tác dụng với kim loại.

Ví dụ:

4HNO3 (đ,n) + FeO → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO2

Fe2O3 + 2HNO3 → 2Fe(NO3)3 + H2O

V. Axit tác dụng với muối

Axit + muối → axit mới + muối mới

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

VI. Axit tác dụng với phi kim rắn

C, P, S (xảy ra đối với axit có tính oxi hóa mạnh: H2SO4 đặc, HNO3)

Phi kim + \left\{ \begin{array}{l}
{H_2}S{O_4}d\\
HN{O_3}d\\
HN{O_3}l
\end{array} \right.→ Axit của PK + nước + \left\{ \begin{array}{l}
S{O_2}\\
N{O_2}\\
NO
\end{array} \right.

Ví dụ:

S + 2H2SO4 (đ,n) → 3SO2 + H2O

P + 5HNO3 (đ,n) → H3PO4 + 5NO2 + H2O

C. Phương pháp điều chế trực tiếp

I. Đối với axit có oxi

Oxi axit + nước → axit tương ứng

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO3 + H2O → H2SO4

Axit + muối → muối mới + axit mới

BaCl + H2SO4  → BaSO4 + HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

II. Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)

Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

-------------------------

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Axit là gì? Tính chất hóa học của axit. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
4 2.389
Sắp xếp theo

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm