Để nhận biết 3 khí không màu SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

Nhận biết 3 khí không màu SO2, O2, H2

Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nhận biết 3 khí không màu SO2 O2 H2. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan, giúp bạn đọc vận dụng tốt làm các dạng câu hỏi nhận biết tương tự. 

Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

A. Giấy quỳ tím ẩm

B. Than hồng trên que đóm

C. Dẫn các khí vào nước vôi trong

D. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Đáp án D

Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ.

Giải thích chi tiết 

Sử dụng quỳ tím ẩm ta nhận biết được oxide SO2 vì SO2 tác dụng với H2O trong quỳ tím ẩm tạo ra axit, axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ 

Hai chất khí còn lại là O2, và H2 dùng que đóm chảy dở có tàn đỏ 

Bình đựng khí O2 làm que đóm bùng cháy, vì Oxygen duy trì sự cháy

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Để nhận biết 3 khí không màu CO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

A. Giấy quỳ tím ẩm

B. Que đóm còn tàn đỏ, nước vôi trong

C. Than hồng trên que đóm

D. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Xem đáp án
Đáp án B

Sử dụng que đóm còn tàn đỏ cho vào các lọ chứa khí:

+ Que đóm bùng cháy: O2

+ Que đóm tắt: CO2; H2 (nhóm I)

Nhận biết nhóm I: Dùng lượng dư nước vôi trong

+ Bình khí nào xuất hiện kết tủa thì chất khí ban đầu chính là CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

+ Không xuất hiện, hiện tượng gì chính là khí H2

Câu 3. Cho một mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH. Thêm từ từ dung dịch HCl vào cho đến dư ta thấy màu giấy quỳ:

A. Màu đỏ không thay đổi

B. Màu đỏ chuyển dần sang xanh.

C. Màu xanh không thay đổi

D. Màu xanh chuyển dần sang đỏ. 

Xem đáp án
Đáp án D

ho quỳ tím vào dung dịch NaOH quỳ tím có màu xanh. Thêm từ từ dung dịch HCl đến dư ta thấy quỳ tím chuyển dần sang màu đỏ do có phản ứng:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Do đó dung dịch thu được chứa NaCl và HCl dư => có môi trường axit nên làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 4. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 12 mol HCl vào dung dịch Y chứa 2,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Không màu.

D. Màu tím.

Xem đáp án
Đáp án B

Phản ứng trung hòa nHCl = nNaOH

Theo bài ra: nNaOH > nHCl (2,5 > 2)

=> NaOH dư, HCl phản ứng hết.

Vậy dung dịch Z làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

----------------------------------------

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 2.916
Sắp xếp theo

Ôn tập Hóa 9

Xem thêm