Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể dùng cách nào sau đây
Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể
Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể dùng cách nào sau đây được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh nhận biết CO2 và SO2. Tài liệu cung cấp thêm các câu hỏi liên quan tới CO2 và SO2 giúp các bạn nắm vững kiến thức Khoa học tự nhiên, môn Hóa học hơn.
Để nhận biết CO2 và SO2, ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong.
B. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư.
C. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH
D. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Ba(OH)2
Phương pháp giải bài tập
Cách nhận biết CO2 và SO2
CO2, SO2 đều là oxit axit và có tính chất hóa học của một oxide acid. Tuy nhiên chúng ta dựa vào tính chất riêng của SO2 tác dụng làm mất màu dung dịch Br2
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Đáp án B
Dẫn khí CO2 có lẫn SO2 qua bình đựng dung dịch Br2, SO2 phản ứng được với dung dịch bromine nên bị giữ lại, như vậy ta loại được khí SO2 ra khỏi CO2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
C. Không có hiện tượng gì.
D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
Sulfur dioxide là chất oxi hóa khi cho Sulfur dioxide tác dụng với dung dịch Hydrogen sulfide
Sulfur dioxide là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn
Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch acid H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S). SO2 đã oxi hóa H2S thành S
Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra phản ứng:
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
Câu 2. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Khi sục SO2 vào dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1< nNaOH/nSO2 < 2 thu được hỗn hợp 2 muối Na2SO3 và NaHSO3.
B. Sục SO2 vào dung dịch K2CO3 tạo khí CO2.
C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. SO2 làm mất màu dung dịch bromine.
Câu sai là: Sục SO2 vào dung dịch K2CO3 tạo khí CO2. SO2 không đẩy được CO2 ra khỏi dung dịch
Câu 3. Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, chúng ta tiến hành như sau:
A. cho lưu huỳnh cháy trong không khí.
B. đốt cháy hoàn toàn khí H2S trong không khí.
C. cho dung dịch Na2SO3 tác dụng với H2SO4.
D. cho Na2SO3 tinh thể tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
Câu 4. SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do
A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.
B. SO2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
C. SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.
D. SO2 là một oxit axit.
SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường là do SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại.
Câu 5. Ứng dụng nào sau đây không phải của SO2 là
A. chống nấm mốc cho lương thực.
B. sản xuất nước uống có gas.
C. tẩy trắng giấy.
D. sản xuất H2SO4.
Ứng dụng không phải của SO2 là sản xuất nước uống có gas.
Sản xuất nước uống có gas người ta dùng CO2
Câu 6. Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí SO2 vào dung dịch bromine là
A. có kết tủa màu vàng.
B. có khói màu nâu đỏ.
C. có khí mùi hắc thoát ra.
D. dung dịch brom mất màu
Dung dịch Br2 có màu nâu đỏ, khi sục SO2 vào dd nước Br2 thì dd brom mất màu do xảy ra phản ứng
Phương trình hóa học: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
(dd màu nâu đỏ) (dd không màu)
Câu 7. Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.
(g) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
(a) SO2 + 2H2S → 2H2O + 3S ↓ ⟹ phản ứng tạo kết tủa S
(b) 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → 3NH4Cl + Al(OH)3 ↓ ⟹ phản ứng tạo kết tủa Al(OH)3
(c) không phản ứng
(d) 2CO2 + Na2SiO3 + 2H2O → 2NaHCO3 + H2SiO3 ↓ ⟹ phản ứng tạo kết tủa H2SiO3
(e) không phản ứng
(g) FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl ↓ ⟹ phản ứng tạo kết tủa AgCl
Vậy có 4 thí nghiệm thu được kết tủa
Câu 8. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục SO2 vào KMnO4 loãng.
(b) Cho hơi ethyl alcohol đã qua bột CuO nung nóng.
(c) Sục khí ethylene vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(d) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là:
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
(a) Có 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
(b) Có, C2H5OH + CuO→ CH3CHO + Cu + H2O
(c) Có, CH2=CH2 + Br2 → CH2Br−CH2Br
(d) Không, vì số oxi hóa của sắt đã cao nhất
Câu 9. Cho các ứng dụng sau
(1) sản xuất sulfuric acid;
(2) tẩy trắng bột giấy;
(3) diệt nấm mốc, thuốc đông y;
(4) diệt trùng nước sinh hoạt.
Số ứng dụng của khí sulfur dioxide trong đời sống, sản xuất là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Các ứng dụng của khí sulfur dioxide trong đời sống, sản xuất là
(1) sản xuất sulfuric acid;
(2) tẩy trắng bột giấy;
(3) diệt nấm mốc, thuốc đông y;
.............................................................