Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh
Liên kết cộng hóa trị là gì?
Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến liên kết cộng hóa trị. Cũng như đưa ra các nội dung lí thuyết câu hỏi bài liên quan đến liên kết cộng hóa trị.
Mời các bạn tham khảo tham khảo một số câu hỏi liên quan đến liên kết hóa học
- Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực
- Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực
- Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực là
Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh
A. H2
B. CH4
C. O2
D. HCl.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Hai nguyên tử giống nhau có hiệu độ âm điện bằng 0: H2 và O2.
Xét CH4 và HCl: C và Cl đều liên kết với H nhưng Cl có độ âm điện lớn hơn C nên liên kết H-Cl có hiệu độ âm điện lớn hơn liên kết C-H nên phân tử HCl phân cực mạnh nhất.
Đáp án D
Liên kết hóa học
Hiệu số độ âm điện: Δx
Từ 0,0 ≤ Δx < 0,4 thì liên kết được gọi là liên kết cộng hóa trị không cực.
Nếu 0,4 ≤ Δx < 1,7 thì liên kết được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.
Nếu Δx ≥ 1,7 liên kết ion
Ví dụ: Trong NaCl có hiệu độ âm điện Δx = độ âm điện của Na - độ âm điện của Cl = 3,16 - 0,93 = 2,23 => Vậy liên kết giữa Na với Cl là liên kết ion
So sánh liên kết cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị có cực và liên kết ion
Giống nhau: Các nguyên tử kết hợp với nhau tạo ra mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (quy tắc bát tử)
Khác nhau
Cộng hóa trị không cực | Cộng hóa trị có cực | Liên kết ion | |
Sự hình thành liên kết | Cặp electron ở giữa 2 nguyên tử | Cặp electron chung lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn | Nguyên tử kim loại nhường electron, nguyên tử phi kim nhận electron |
Điều kiện liên kết | Giữa 2 phi kim giống hệt nhau | Giữa 2 phi kim mạnh yếu khác nhau | Giũa kim loại điển hình và phi kim điển hình. |
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết kim loại.
D. Liên kết hidro.
Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại Liên kết cộng hóa trị.
Câu 2. Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2O
B. C2H6
C. N2
D. MgCl2
Câu 3: Phân tử chất nào sau đây ít phân cực nhất?
A. HCl
B. HF
C. HI
D. HBr
Câu 4: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất cộng hóa trị nhất?
A. KCl
B. AlCl3
C. NaCl
D. MgCl2
Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. Kim loại.
B. Cộng hoá trị.
C. Ion.
D. Cho nhận.
Bước 1: Xác định X, Y
X: 1s22s22p63s23p64s1 → X là K (nhóm IA) dễ cho 1 e tạo thành ion X+
Y: 1s22s22p5 → Y là F (nhóm VIIA) dễ nhận 1e tạo thành ion Y-
Bước 2: Xác định liên kết hình thành giữa X và Y
=> Liên kết gữa X và Y thuộc loại liên kết ion.
Câu 6. N có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p3. Để đạt được cấu hình electron bền vững thì N có xu hướng nhường hay nhận bao nhiêu electron?
A. nhường 2 electron.
B. nhận 3 electron.
C. nhường 3 electron.
D. nhận 2 electron.
Để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất thì N có xu hướng nhận 3 electron
Câu 7. Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là:
A. Đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện.
B. Đều có sự cho và nhận các e hóa trị.
C. Đều có sự góp chung các e hóa trị.
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Liên kết kim loại giống liên kết ion ở chỗ là hai loại liên kết này được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa điện tích dương và điện tích âm.
Nhưng trong liên kết ion lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm, còn trong liên kết kim loại lực hút tĩnh điện giữ các ion kim loại tích điện dương và khối electron chung tích điện âm.
Câu 8. Các nguyên tử kim loại liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết
A. Cộng hoá trị.
B. Kim loại.
C. Kim loại và cộng hoá trị
D. Ion
Câu 9. Nguyên tố X thuộc cột thứ 2 và hàng thứ 4, nguyên tố Y thuộc chu kì 2 và nhóm VIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hợp chất giữa X và Y có chứa loại liên kết hóa học nào sau đây?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị không cực.
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
D. Liên kết cho - nhận.
-----------------------