Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
H2S tác dụng với FeCl2 có xảy ra phản ứng hoá học không?
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn giải đáp các câu hỏi liên quan đến câu hỏi H2S có phản ứng FeCl2 hay không, hay có xảy ra phản ứng hóa học không?. Nội dung câu hỏi được đan xen vào đề thi rất nhiều, và rất nhiều các bạn học sinh đã bị nhầm lẫn.
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 có phản ứng hóa học xảy ra không
Khi sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 cũng như khi cho H2S tác dụng FeCl2 thì không xảy ra phản ứng hóa học vì FeS tan trong HCl
Muối sunfua được chia thành 3 loại
+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...
+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...
Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho các trường hợp sau:
(1). SO3 tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.
(2). Ba(NO3)2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
(3). Cho FeSO4 tác dụng với dung dịch NaOH
(4). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
(5). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2.
Số trường hợp tạo ra kết tủa là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Phương trình phản ứng tạo ra kết tủa là:
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 + Na2SO4
Câu 2. Cho các chất sau: SO2, H2S, NH3, CO2, Cl2 số chất làm mất màu dung dịch Br2 là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Phương trình hóa học minh họa
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4+ 8HBr
Br2 + 2NH3 + H2O → NH4Br + NH4BrO
Câu 3. Thí nghiệm nào dưới đây không có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.
B. Sục H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
D. Sục H2S vào dung dịch FeCl2.
A. Cho Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.
30Cu + 4H2SO4 + 2NaNO3⟶ 2CuSO4 + Na2SO4 + 2NO + 4H2O
B. Sục H2S vào dung dịch CuCl2.
H2S + CuCl2 → CuS đen + 2HCl
C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
12HCl + 9Fe(NO3)2 → 5Fe(NO3)3 + 4FeCl3 + 3NO + 6H2O
D. Sục H2S vào dung dịch FeCl2 không xảy ra phản ứng hóa học
Câu 4. Sục khí H2S vào các dung dịch: FeCl2, FeCl3, ZnCl2, CuSO4, Pb(NO3)2. Số dung dịch có phản ứng tạo kết tủa là?
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Phương trình phản ứng minh họa
H2S + 2FeCl3 → S↓(vàng) + 2FeCl2 + 2HCl
H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4
H2S + Pb(NO3)2 → 2HNO3 + PbS
Câu 5. Cho các thí nghiệm sau đây
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(2) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(3) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(4) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(5) Nhỏ dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
(6) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
A. 1; 3; 5
B. 2; 4; 6
C. 1; 4; 5
D. 2; 3; 6
(2) Có phản ứng: 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
(3) Có phản ứng: NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HCIO
(6) Có phản ứng: 2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+
Câu 6. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a). Sục H2S vào dung dịch nước clo
(b). Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím
(c). Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2
(d). Thêm H2SO4 loãng vào nước Javen
(e). Đốt H2S trong oxi không khí.
(f). Sục khí Cl2 vào Ca(OH)2 huyền phù
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
a) H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
b) 5SO2 + 2KMNO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
c) H2S + Ba(OH)2 ⟶ không phản ứng
d) H2SO4 + 2NaClO ⟶ Na2SO4 + 2HClO
e) 2H2S + O2 ⟶ 2S + 2H2O
f) Ca(OH)2 + Cl2 ⟶ CaOCl2 + H2O
=> các phản ứng oxi hóa khử là (a), (b), (e), (f) => Chọn C
Câu 7. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
A. Không phản ứng
D. Cl2 + FeCl2 → FeCl3
C. H2S + CuCl2 → CuS + HCl
B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
D. Khi pha loãng axit sunfuric chỉ được cho từ từ nước vào axit.
D Sai vì khi pha loãng axit sunfuric ta phải cho từ từ axit vào nước
Câu 9. Khi sục khí SO2 qua dung dịch H2S thấy
A. dung dịch chuyển sang màu da cam.
B. dung dịch nhạt màu.
C. có kết tủa vàng.
D. có kết tủa đen tím.
Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì dung dịch bị vẩn đục màu vàng do S sinh ra:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Câu 10. Thuốc thử dùng để phân biệt 2 khí không màu riêng biệt: SO2 và H2S là
A. dung dịch H2SO4 loãng
B. dung dịch CuCl2
C. dung dịch nước brom
D. dung dịch NaOH
Thuốc thử dùng để phân biệt 2 khí không màu riêng biệt: SO2 và H2S là dung dịch CuCl2
Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2.
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S .
(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(d) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(f) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
Câu 12. Để điều chế H2S trong phòng thí nghiệm người ta dùng.
A. Cho Hiđrô tác dụng với lưu huỳnh.
B. Cho sắt (II) sunfua tác dụng với axít clohiđríc.
C. Cho sắt sunfua tác dụng với axít nitric
D. Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc nóng
Câu 13. Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về tính chất hóa học của hiđro sunfua.
A. Tính axit mạnh và tính khử yếu.
B. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa mạnh.
C. Tính bazơ yếu và tính oxi hóa yếu.
D. Tính axit yếu và tính khử mạnh.
Câu 14. Cho sơ đồ sau: muối X + HCl → muối Y + H2S. Dãy các chất nào sau đây có thể là X ?
A. BaS, FeS, PbS, K2S.
B. KHS, Ag2S, FeS, Na2S.
C. Na2S, CuS, FeS, MgS.
D. NaHS, ZnS, FeS, MgS.
Loại 1: Tan trong nước và tan trong axit mạnh sinh ra khí H2S gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.
Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑
+ Loại 2: Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS...
ZnS + 2H2SO4 → ZnSO4 + H2S↑
+ Loại 3: Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S...
Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
D. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
Câu 16. Cho các phản ứng: (1) Na2S + HCl ; (2) F2 + H2O; (3) MnO2 + HCl đặc; (4) Cl2 + dung dịch H2S. Các phản ứng tạo ra đơn chất là
A. (1), (2), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (4).
(1) Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S
(2) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
(3) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(4) Cl2 + H2S → 2HCl + S
=> các phản ứng tạo ra đơn chất là: (2), (3), (4)
Câu 17. Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaClO và AlCl3.
B. NaOH và KCl.
C. KNO3 và HCl.
D. Ba(OH)2 và AlCl3.
Ba(OH)2 và AlCl3 không thể cùng tồn tại trong một dung dịch vì chúng phản ứng với nhau:
3Ba(OH)2 + 2AlCl3 → 3BaCl2 + 2Al(OH)3↓
-------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan