Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là

Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Tính chất hóa học của H2SO4 đặc, cụ thể ở câu hỏi là tính háo nước của axit sunfuric đặc. Thông qua tài liệu, các bạn sẽ nắm được Tính chất hóa học của Axit sunfuric đặc, bên cạnh đó là các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em ghi nhớ kiến thức. Mời các bạn tham khảo.

Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là

A. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.

B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.

C. Sủi bọt khí, đường không tan.

D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.

Đáp án hướng dẫn giải bài tập 

H2SO4 đặc có tính háo nước sẽ than hóa đường saccarozo (màu đen xuất hiện):

C12H22O11 → 12C + 11H2O

Sau đó: C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O (Có khí CO2, SO2 thoát ra)

Đáp án A

Tính chất hóa học của Axit sunfuric đặc

Axit sunfuric đặc (H2SO4 đặc)

Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.

Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại

Axit sunfuric tác dụng với kim loại tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như SO2, H2S, S.

2Al + H2SO4 đặc nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Cu + H2SO4 đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Khi giải bài tập về phần axit sunfuric đặc nóng thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố.

*Lưu ý: Fe, Al, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội

Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim

C + 2H2SO4 đặc nóng → CO2 + 2SO2 + 2H2O

Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác

H2SO4 đặc nóng + 8HI → H2S + 4I2 + 4H2O

H2SO4 đặc có tính háo nước

C12H22O11 \overset{H_{2} SO_{4}  đ}{\rightarrow} 12C + 11H2O

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhận xét nào sau đây không đúng về H2SO4?

A. Axit H­­2SO4 tan tốt trong nước

B. Để pha loãng H2SO4 đặc ta cho từ từ nước vào axit

C. Axit  H2SO4 có tính axit mạnh.

D. Axit  H2SO4 đặc có tính háo nước.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 2. Cho các nhận định sau

(1) H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh

(2) Để pha loãng H2SO4 đặc ta cho từ từ axit vào nước

(3) Al, Cr, Fe bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội.

(4) Quặng manhetit là quặng có hàm lượng sắt cao nhất.

(5) Cu có thể phản ứng được với cả H2SO4 loãng và H2SO4 đặc

(6) Kim loại sắt có thể khử được ion Fe3+.

Số nhận định đúng là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào axit H2SO4 là axit đặc?

A. H2SO4 + K2CO3 → K2SO4 + CO2 + H2O.

B. H2SO4 + Ba → BaSO4 + H2

C. 2H2SO4 + Zn → ZnSO4 + 2H2O + SO2

D. 3H2SO4 + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4. Phương trình chứng minh tính háo nước của H2SO4 đặc là

A. C12H22O11 \overset{H_{2} SO_{4} đ}{\rightarrow}12C + 11H2O

B. S + 2H2SO4đặc nóng → 3SO2 + 2H2O

C. Cu + H2SO4đặc nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

D. C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 5. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí

A. SO2

B. O2

C. H2S

D. CO2

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 6. Pha loãng H2SO4 đặc bằng cách

A. rót từ từ axit vào nước và khuấy đều

B. rót nhanh axit vào nước và khuấy đều

C. rót từ từ nước vào axit và khuấy đều

D. rót nhanh nước vào axit và khuấy đều

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 7. Chất nào sau đây khi cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng không có khí thoát ra?

A. FeO.

B. Fe(OH)2.

C. Fe2O3.

D. Fe3O4.

Xem đáp án
Đáp án C

Fe2O3 + H2SO4 đặc, nóng chỉ xảy ra phản ứng trao đổi nên không có khí thoát ra

Fe2O3 + 3H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3H2O

 Câu 8. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.

B. CuO, NaCl, CuS.

C. FeCl3, MgO, Cu.

D. BaCl2, Na2CO3, FeS.

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng Hóa học

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

FeS + H2SO4 → H2S + FeSO4

Câu 9. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?

A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.

B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.

C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.

D. Zn(OH)2, CaCO3, FeS, Al, Fe2O3.

Xem đáp án
Đáp án D

H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất sau:

Zn(OH)2, CaCO3, FeS, Al, Fe2O3.

Phương trình phản ứng hóa học

H2SO4 + Zn(OH)2 → ZnSO4 + 2 H2O

CaCO3 + H2SO4 → CO2 + CaSO4 + H2O

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 9SO2 + 10H2O

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

Câu 10. Nhóm chất nào sau đây vừa phản ứng được với H2SO4 loãng vừa phản ứng với H2SO4 đặc nóng?

A. Cu, S, Al, C6H12O6

B. NaOH, S, Fe, C6H12O6

C. NaOH, CuO, Fe, Al

D. CaO, S, Fe, C12H22O11

Xem đáp án
Đáp án C

Chất vừa phản ứng được với H2SO4 loãng vừa phản ứng với H2SO4 đặc nóng là:

Phương trình phản ứng hóa học

2 NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2 H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Câu 11. Dãy chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng mà không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng?

A. BaCl2, NaOH, Zn.

B. NH3, MgO, Ba(OH)2.

C. Fe, Al, Ni.

D. Cu, S, C12H22O11 

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng hóa học

Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

C12H22O11 + 24H2SO4 → 12CO2 + 24SO2 + 35H2O

-----------------------------------

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
5 28.607
Sắp xếp theo

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm