So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
Mục lục bài viết
So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị được VnDoc biên soạn, nội dung giúp bạn đọc phân biết được liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
So sánh liên kết ion và liên kết cộng hoá trị
Giống nhau: Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị giống nhau về nguyên nhân hình thành liên kết. Các nguyên tử liên kết với nhau để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
Khác nhau: Liên kết ion và liên kết cộng hoá trị khác nhau về bản chất liên kết và điều kiện liên kết :
Loại liên kết | Liên kết ion | Liên kết cộng hoá trị |
Bản chất | Là lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu | Là sự dùng chung các electron |
Ví dụ | Na+ + Cl → NaCl | |
Điều kiện hình thành liên kết | Các kim loại điển hình liên kết với các phi kim điển hình. Giữa các nguyên tố có bản chất hoá học khác hẳn nhau | Xảy ra giữa các nguyên tố có bản chất hoá học giống nhau hoặc gần giống nhau. Thường xảy ra giữa các nguyên tố phi kim các nhóm 4, 5, 6, 7. |
So sánh liên kết cộng hóa trị không cực, cộng hóa trị có cực và liên kết ion
Giống nhau: Các nguyên tử kết hợp với nhau tạo ra mỗi nguyên tử lớp electron ngoài cùng bền vững giống cấu trúc của khí hiếm (quy tắc bát tử)
Khác nhau
Cộng hóa trị không cực | Cộng hóa trị có cực | Liên kết ion | |
Sự hình thành liên kết | Cặp electron ở giữa 2 nguyên tử | Cặp electron chung lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn | Nguyên tử kim loại nhường electron, nguyên tử phi kim nhận electron |
Điều kiện liên kết | Giữa 2 phi kim giống hệt nhau | Giữa 2 phi kim mạnh yếu khác nhau | Giũa kim loại điển hình và phi kim điển hình. |
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là
A. N2 và HCl
B. HCl và MgO
C. N2 và NaCl
D. NaCl và MgO
Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là N2 và HCl
Câu 2. Phân tử chất nào sau đây chỉ có các liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2O
B. C2H6
C. N2
D. MgCl2
Câu 3. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực?
A. Cl2
B. NH3
C. NaCl
D. O2
Câu 4. Trong phân tử của hợp chất nào sau đây có liên kết ion?
A. NH4Cl
B. NH3
C. CaO
D. H2O
Câu 5. Các nguyên tử liên kết với nhau tạo thành phân tử để :
A. Chuyển sang trạng thái có năng lượng thấp hơn
B. Có cấu hình electron của khí hiếm
C. Có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2e hoặc 8e
D. Chuyển sang trạng thái có năng lượng cao hơn
Có cấu hình electron của khí hiếm
Các nguyên tử liên kết với nhau tạo thành phân tử để có cấu hình electron của khí hiếm
Câu 6. Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
A. AlN.
B. MgO.
C. LiF
D. NaF
A sai vì : AlN → Al3+: 1s22s22p6 ; N3−: 1s22s22p6 nhưng N có nhiều số oxi hóa (-3, +1, +2, +3, +4, +5)
B sai vì: MgO → Mg2+:1s22s22p6; O2−: 1s22s22p6 nhưng O có nhiều số oxi hóa (-1, -2)
C sai vì: LiF →Li1+: 1s2, F−: 1s22s22p6 → tổng số electron = 12 ≠ 20
NaF →Na+: 1s22s22p6 , F−: 1s22s22p6
F chỉ có 1 mức oxi hóa duy nhất là -1 trong hợp chất, tổng số electron trong NaF = 20 (thỏa mãn)
Câu 7. Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết có thể tạo bởi
A. hai nguyên tử của cùng một nguyên tố kim loại.
B. hai nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim.
C. hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau.
D. một phân tử kim loại điển hình và một phân tử phi kim điển hình.
Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết có thể tạo bởi hai nguyên tử của hai nguyên tố phi kim khác nhau
Câu 8. Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng
A. 1 electron chung.
B. sự cho nhận proton.
C. 1 hay nhiều cặp electron chung.
D. lực hút tĩnh điện.
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung.
Bộ sách Kết nối tri thức
- Giải Hóa 10 Bài 10: Quy tắc Octet
- Giải Hóa 10 bài 11: Liên kết ion
- Giải Hóa 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị
- Giải Hóa 10 Bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van der Waals
Bộ sách Cánh diều
- Giải Hóa 10 Bài 9: Quy tắc Octet
- Giải Hóa 10 Bài 10: Liên kết ion
- Giải Hóa 10 Bài 11: Liên kết cộng hóa trị
- Giải Hóa 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals
Bộ sách Chân trời sáng tạo
- Giải Hóa 10 bài 8: Quy tắc Octet
- Giải Hóa 10 Bài 9: Liên kết ion
- Giải Hóa 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị
- Giải Hóa 10 Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác Van der Waals
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan