Nhận biết H2, O2, CO2, không khí
Nhận biết H2, O2, CO2, không khí
Nhận biết H2, O2, CO2, không khí được biên soạn hướng dẫn bạn đọc nhận biết các chất khí không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn CO2, H2, O2, Không khí. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan.
Nhận biết các chất khí không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn CO2 H2 O2 không khí.
Hướng dẫn giải chi tiết
Dẫn các khí trên qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi
trong thì đó là khí Carbon dioxide.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Lấy que đóm có tàn đỏ cho vào các khí còn lại, khí nào làm que đóm bùng cháy thành
ngọn lửa đó là khí oxygen.
Dẫn các khí còn lại qua CuO nung nóng khí nào làm xuất hiện Cu (màu đỏ) đó là khí
hydrogen.
H2 + CuO → Cu + H2O
Khí còn lại là không khí
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Nhận biết 4 chất khí: SO2, CO2, O2, H2S bằng phương pháp hoá học
Hướng dẫn nhận biết
Đưa ống nghiệm lên trên rồi đốt lần lượt các chất ở phía dưới.
nếu chất nào cho sản phẩm có dính kết tủa màu vàng dưới là H2S
2H2S + O2
Cho lần lượt các chất còn lại td với H2S
Nếu chất nào cho ra sản phẩm là kết tủa màu vàng là SO2
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Cho 2 chất còn lại qua Ca(OH)2, nếu chất nào cho ra sản phẩm có kết tủa màu trắng là CO2
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O
Còn lại là O2.
Câu 2. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau: CO, CO2, SO2
Hướng dẫn nhận biết
Dẫn các khí lần lượt qua Br2
Nếu nước bị mất màu thì là SO2
Phương trình phản ứng
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Dẫn các khí còn lại qua dd nước vôi trong
Nếu xuất hiện vẩn đục nước vôi trong là CO2
Phương trình phản ứng
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O
Còn lại là CO
Câu 3. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau: CO, CO2, SO2, SO3, H2
Hướng dẫn nhận biết
Dẫn từng khí qua dung dịch BaCl2 → nhận được SO3 tạo kết tủa trắng
Phương trình phản ứng:
SO3 + BaCl2 + H2O → BaSO4↓trắng + 2HCl
Dẫn các khí còn lại qua dung dịch nước brom → nhận biết được SO2 làm mất màu nước brom.
Phương trình phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Các khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong → nhận biết được CO2 làm đục nước vôi trong.
Phương trình phản ứng: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Hai khí còn lại đốt trong oxi rồi dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong. Nếu khí làm đục nước vôi trong là CO2 → chất ban đầu là CO, khí không phản ứng là H2O → chất ban đầu là H2.
Phương trình phản ứng:
2CO + O2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 4. Khi để sắt trong không khí ẩm trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ (trong đó chủ yếu là các oxide của sắt: FeO, Fe2O3). Để làm sạch lớp gỉ này, người ta có thể dùng dung dịch HCl loãng. Giải thích việc làm trên. Viết các phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Khi cho dung dịch HCl loãng lên bề mặt sắt bị gỉ, xảy ra các phản ứng của HCl với FeO và Fe2O3 tạo ra các muối FeCl2 và FeCl3 tan trong nước, vì vậy, bề mặt sắt được làm sạch gỉ.
Các phương trình hóa học minh họa:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Câu 5. Cốc nước vôi trong khi để trong không khí một thời gian thấy xuất hiện một lớp màng rắn trên bề mặt. Giải thích sự hình thành của lớp màng rắn và viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Lớp màng rắn hình thành trên bề mặt nước vôi trong khi để trong không khí là CaCO3, được tạo thành do Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí.
Phương trình hoá học:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O.
Câu 6. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết hai chất rắn màu trắng CaO và Na2O? Viết phương trình hóa học minh họa.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
- Lấy mẫu thử vào ống nghiệm và đánh số thứ tự tương ứng.
- Nhỏ vài ml nước vào các ống nghiệm và lắc đều:
+ Chất rắn tan hoàn toàn, dung dịch trong suốt: Na2O
Na2O + H2O → 2NaOH
+ Chất rắn tan, sinh ra chất màu trắng ít tan trong nước: CaO
CaO + H2O → Ca(OH)2
------------------------------------------