Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
H2SO4 không tác dụng với chất nào
Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung Hóa học. Thông qua tài liệu này, các bạn còn nắm được được những kiến thức về tác dụng với phi kim, tác dụng với acid, tác dụng với dung dịch muối...
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
A. Cu.
B. Al.
C. Mg.
D. Fe.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Vậy kim loại Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.
Đáp án A
Tính chất hóa học của kim loại
1. Tác dụng với phi kim
a. Với oxygen
Nhiều kim loại phản ứng được với oxygen tạo thành oxide.
3Fe + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4
Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxygen
b. Với lưu huỳnh
- Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối Sulfide (=S)
2Al + 2S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2S3
c. Phản ứng với chlorine
Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua (-Cl)
2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3
2. Tác dụng với acid
- Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
- Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.
Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrate và nhiều khí khác nhau
M + HNO3 → M(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sulfae và nhiều loại khí
M + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
3. Tác dụng với dung dịch muối
Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước
Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
4. Tác dụng với nước
Những kim loại mạnh gồm: R = {K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…} trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.
R + nH2O → H2 + R(OH)n
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Có 3 bình riêng biệt đựng 3 dung dịch HCl, Ba(NO3)2 và H2SO4. Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt các dung dịch trên là chất nào?
A. dung dịch NaCl
B. dung dịch AgNO3
C. dung dịch NaOH
D. quỳ tím
Để nhận biết 3 dung dịch trên ta sử dụng quỳ tím
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
Hai dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: HCl, H2SO4
Mẫu thử không làm quỳ tím đổi màu là Ba(NO3)2
Sử dụng dung dịch Ba(NO3)2 đã nhận biết được trước đó làm thuốc thử:
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng, thì dung dịch ban đầu là acid H2SO4
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
Mẫu thử không có hiện tượng gì là HCl.
Câu 2. H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.
B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.
D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3
Phương trình phản ứng minh họa
Fe(OH)2 + H2SO4 → 2H2O + FeSO4
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
Loại A vì H2SO4 không phản ứng với NaCl
Loại C vì Cu
Loại D vì CuS không phản ứng được với H2SO4
Câu 3. Dãy chất nào dưới đây tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng mà không tác dụng với dung dịch acidH2SO4 loãng?
A. BaCl2, KOH, Zn.
B. NH3, MgO, Ba(OH)2.
C. Fe, Al, Ni.
D. Cu, S, C12H22O11
Phương trình phản ứng minh họa
Cu + 2H2SO4 → CuSO4+ SO2↑ + 2H2O
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
C12H22O11 + 24H2SO4 → 12CO2 + 24SO2 + 35H2O
Câu 4. Dãy các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. Na2SO3, CaCO3, Zn.
B. Al, MgO, KOH.
C. BaO, Fe, CaCO3.
D. Zn, Fe2O3, Na2SO3.
Phương trình phản ứng minh họa
A.
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
B.
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
H2SO4 + MgO → H2O + MgSO4
H2SO4 + 2KOH → 2H2O + K2SO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với MgO và KOH không sinh ra khí
C.
BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4
Fe + H2SO4 → H2 + FeSO4
CaCO3 + H2SO4 → H2O + CO2 + CaSO4
→ Loại vì có 2 phản ứng với BaO không sinh ra khí
D.
H2SO4 + Zn → H2 + ZnSO4
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
→ Loại vì có phản ứng với Fe2O3 không sinh ra khí
Câu 5. Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg, Zn, Ag, Cu.
B. Mg, Zn, Fe, Cu.
C. Zn, Fe, Al, Mg.
D. Al, Cu, Fe, Ag.
Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: Zn, Fe, Al, Mg.
Axit không tác dụng với Cu, Ag và Au.
Câu 6. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.
B. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc dễ gây bỏng nặng.
C. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của acid.
D. Khi pha loãng Sulfuric acid chỉ được cho từ từ nước vào acid.
Nguyên tắc pha loãng Sulfuric acid đặc là
Nguyên tắc pha loãng: Rót axit sunfuric (H2SO4) vào nước chứ không làm ngược lại.
Thao tác pha loãng: Cho nước tinh khiết vào cốc thí nghiệm. Cho Sulfuric acid vào một cốc khác. Tỷ lệ acid/nước bao nhiêu phụ thuộc vào độ loãng của dung dịch.
Chi tiết nội dung câu hỏi bài tập nằm trong file TẢI VỀ
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung câu hỏi liên quan: