Kim loại tác dụng với H2SO4 loãng
Kim loại tác dụng được với H2SO4 loãng
Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Kim loại tác dụng với H2SO4 loãng nằm trong nội dung bài học Hóa học 9. Thông qua tài liệu này, các em cũng nắm được tính chất hóa học của kim loại, kèm các câu hỏi liên quan giúp các em nắm vững kiến thức được học hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết.
>> Mời các bạn tham khảo thêm câu hỏi liên quan:
- Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
- Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
- Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
- Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng
- Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
- Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là
Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Fe, Cu, Mg
B. Zn, Fe, Cu
C. Zn, Fe, Al.
D. Fe, Zn, Ag
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng là kim loại mạnh đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Do đó đáp án đúng Đáp án C
Đáp án A, B loại vì có Cu
Đáp án D loại vì có Ag
Đáp án C
Tính chất hóa học của kim loại
Tác dụng với phi kim
1. Với oxi
Nhiều kim loại phản ứng được với oxi tạo thành oxit.
3Fe + 2O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4
Trừ Ag, Au, Pt không phản ứng được với oxi
2. Với lưu huỳnh
- Nhiều kim loại phản ứng được với lưu huỳnh tạo thành muối sunfua (=S)
2Al + 2S \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Al2S3
3. Phản ứng với clo
Nhiều kim loại phản ứng được với clo tạo thành muối clorua (-Cl)
2Fe + 3Cl2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2FeCl3
Tác dụng với axit
Dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng (chỉ có kim loại đứng trước H mới phản ứng)
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Dung dịch HNO3 đặc, loãng, H2SO4 đặc
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
Tác dụng với dung dịch muối
Trừ K, Na, Ca, Ba không đẩy được kim loại vì tác dụng ngay với nước
Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng.
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy nào dưới đây gồm các dung dịch muối tác dụng được với kim loại Mg?
A. ZnCl2, Fe(NO3)2 và CuSO4
B. CaCl2, NaCl và Cu(NO3)2
C. CaCl2, NaNO3 và FeCl3
D. Ca(NO3)2, FeCl2 và CuSO4
Câu 2. Cho các chất: AlCl3, HCl, H2SO4, Ba(OH)2. Dùng hóa chất nào để nhận biết các dung dịch trên?
A. Na.
B. I2.
C. dung dịch Cl2.
D. dung dịch HCl.
Dùng Na cho vào các ống nghiệm:
+ Thấy có kết tủa keo trắng đó là AlCl3
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.
NaOH + AlCl3 → NaCl + Al(OH)3↓.
+ không có hiện tượng là HCl, H2SO4, Ba(OH)2.
Cho AlCl3 vào các dung dịch thấy có kết tủa trắng là Ba(OH)2 còn lại HCl, H2SO4.
AlCl3 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Al(OH)3↓.
Dùng Ba(OH)2 nhỏ vào dung dịch còn lại thấy có kết tủa là H2SO4 còn lại là HCl.
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O.
Câu 3. Dãy kim loại phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường
A. Na, Fe, Ca
B. Na, Ca, Li
C. Na, Li, Mg
D. Na, li, Fe
Câu 4. Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng
A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
B. H2O và dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH và H2O
D. Dung dịch CuCl2 và H2O
Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào từng mẩu kim loại :
Mẩu kim loại tan dần và xuất hiện khí: Al
Không hiện tượng gì là nhóm Fe; Mg (1)
Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào từng mẩu kim loại ở nhóm (1) gồm Fe; Mg :
Mẩu kim loại tan dần, xuất hiện khí và dung dịch có màu trắng xanh: Fe
Mẩu kim loại tan dần, xuất hiện khí và dung dịch không màu: Mg
Phương trình hóa học
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 +H2
Mg + 2HCl → MgCl + H2
Câu 5. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan.
B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
H2SO4 đặc có tính háo nước sẽ than hóa đường saccarozo (màu đen xuất hiện):
C12H22O11 → 12C + 11H2O
Sau đó: C + 2H2SO4 → 2SO2 + CO2 + 2H2O (Có khí CO2, SO2 thoát ra)
Câu 6. Nhôm tác dụng được với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng vì:
A. Nhôm là kim loại.
B. Nhôm có tính dẻo nên dễ tác dụng với axit.
C. Nhôm có lớp oxit mỏng.
D. Nhôm là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
Nhôm tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng vì nhôm là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
Câu 7. Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau:
a) H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
c) 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?
A. (a)
B. (c)
C. (b)
D. (d)
Phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là phản ứng thể hiện tính axit (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ, muối), kim loại không thể từ số oxi hóa thấp lên số oxi hóa cao nhất.
H2SO4 loãng không tác dụng với phi kim => Loại A
Ở đáp án C, D ta thấy Fe từ số oxi hóa 0 và +2 lên số oxi hóa +3 => Không thể là H2SO4 loãng
=> PTHH trong đó H2SO4 loãng là:H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O.
Câu 8. Dẫn từ từ đến dư khí H2S qua dung dịch X chứa NaCl, NH4Cl, CuCl2 và FeCl3 thu được kết tủa Y gồm
A. CuS và FeS.
B. CuS và S.
C. CuS.
D. Fe2S3 và CuS.
Phương trình hóa học
H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl ;
2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S↓
→ Y gồm : CuS, S
------------------------------
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Hóa 9, Giải SBT Hóa 9, Trắc nghiệm Hóa học 9, Phương trình phản ứng Hóa học, Lý thuyết Hóa học 9 được cập nhật trên VnDoc để học tốt môn Hóa học 9 hơn.