Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
Nhận biết HCl và H2SO4
Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Khoa học tự nhiên lớp 8 bài Acid. Ngoài ra bạn đọc còn biết được các tính chất liên quan Hydrochloric acid, sulfuric Acid.
>> Tham khảo thêm một số câu hỏi liên quan:
- Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
- Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng
- Kim loại nào không tác dụng với H2SO4 loãng
- Các kim loại thụ động với H2SO4 đặc nguội là
Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là
A. K2SO4
B. Ba(OH)2
C. NaCl
D. NaNO3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Cho dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 phản ứng với Ba(OH)2. Không có hiện tượng gì chính là dung dịch HCl, còn H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng.
Phương trình phản ứng minh hoạ
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Đáp án B
Một số acid thông dụng
1. Tính chất hóa học Hydrochloric acid
Tính chất hóa học (HCl có đầy đủ tính chất hóa học của acid)
Làm quỳ tím chuyển màu đỏ
Tác dụng với nhiều kim loại như: Mg, Al, Zn, Fe… tạo thành muối chloride và khí hydrogen.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Tác dụng với base tạo thành muối chloride và nước.
HCl + KOH → KCl + H2O
Tác dụng với tạo thành muối chloride và nước.
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Tác dụng với muối → Muối chloride + acid
2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O
2. Tính chất hóa học Sulfuric Acid
Tính chất hóa học acid H2SO4 loãng (H2SO4)
- Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
- Tác dụng với kim loại (Al, Fe, Zn, Mg,…) → muối sulfate + khí hydrogen
Ví dụ:
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2
- Tác dụng với base → muối sulfate + nước
Ví dụ:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
- Tác dụng với base oxide → muối sulfate + nước
Ví dụ:
BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O
- Tác dụng với muối → muối (mới) + acid (mới)
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl
Tính chất hóa học acid H2SO4 đặc
Có những tính chất hóa học riêng
- Tác dụng với hầu hết các kim lọai trừ (Au, Pt) → muối sulfate, không giải phóng khí hydrogen
Ví dụ:
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
+ Tính háo nước:
C12H22O11 \(\overset{H_{2} SO_{4} }{\rightarrow}\)11H2O + 12C
3. Nhận biết Sulfuric Acid và muối sulfate
3.1. Phân biệt H2SO4 và muối sulfate
Dùng một số kim loại như: Mg, Zn, Al, Fe,…
Acid phản ứng, có khí hydrogen thoát ra
Muối không có khí thoát ra.
3.2. Nhận biết gốc sulfate
Dùng dung dịch muối BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 ⇒ hiện tượng: có kết tủa trắng
Phương trình phản ứng
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NaOH
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH.
B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH.
C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4.
Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch base: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
Câu 2. Chất nào dưới đây không tác dụng được với acid H2SO4 đặc nguội
A. Cu.
B. Fe.
C. Ag.
D. Zn .
Chất không tác dụng được với acid H2SO4 đặc nguội là Fe
Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc nguội.
Al, Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội nên không xảy ra phản ứng
Câu 3. Để nhận biết dung dịch Sulfuric Acid và dung dịch Hydrochloric acid ta dùng thuốc thử nào:
A. NaNO3
B. KCl
C. MgCl2
D. BaCl2
Để nhận biết dung dịch Sulfuric Acid và dung dịch Hydrochloric acid ta dùng thuốc thử BaCl2
BaCl2 + HCl không xảy ra phản ứng
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2 HCl
Câu 4. Để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch:
A. KNO3.
B. HCl.
C. BaCl2.
D. KOH.
Dùng BaCl2 cho vào 2 dung dịch để phân biệt Na2SO4 và NaCl
Dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4; dung dịch còn lại không có hiện tượng gì là NaCl
Phương trình phản ứng hóa học minh họa
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Câu 5. Dãy các chất nào sau đây có thể dùng dung dịch H2SO4 để phân biệt ?
A. BaCl2, Ba(HCO3)2, NaOH.
B. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.
C. NaHCO3, NH4Cl, NaOH.
D. NaHCO3, NaCl, NaNO3.
Câu 6. Để nhận ra sự có mặt của ion SO42- trong dung dịch, người ta thường dùng
A. quỳ tím.
B. dung dịch muối Mg2+.
C. dung dịch chứa ion Ba2+.
D. dung dịch NaOH.
Để nhận ra sự có mặt của ion SO42- trong dung dịch, người ta thường dùng dung dịch chứa ion Ba2+.
Câu 7. Có hai dung dịch mất nhãn gồm: (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên?
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH.
C. Ba(OH)2.
D. dung dịch KOH.
Có khí mùi khai là (NH4)2S
Có khí mùi khai và kết tủa trắng là (NH4)2SO4
Dùng Ba(OH)2 để nhận biết 2 dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4
Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2S tạo khí mùi khai.
Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2SO4 tạo khí mùi khai và kết tủa trắng.
Phương trình hóa học
Ba(OH)2 + (NH4)2S → BaS + 2NH3 + H2O
Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + H2O
Câu 8. Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách:
A. rót từng giọt nước vào acid.
B. rót từng giọt acid vào nước.
C. cho cả nước và acid vào cùng một lúc.
D. cả 3 cách trên đều được.
Để an toàn khi pha loãng H2SO4 đặc cần thực hiện theo cách: rót từng giọt axit vào nước.
-----------------------------