Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng

Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến phản ứng khi cho kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng. Ở nội dung câu hỏi này bạn đọc cần dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại để xác định xem kim loại đó có phản ứng với axit loãng hay không. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi dưới đây.

Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng

A. Không hiện tượng

B. Có kết tủa trắng

C. Thanh đồng tan dần, khí không màu thoát ra

D. Thanh đồng tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không tác dụng với H2SO4 loãng. Nên phản ứng không có hiện tượng gì xảy ra.

Đáp án A

Dãy hoạt động hóa học của kim loại 

Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

1. Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải

Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ K tới Au.

2. Kim loại tác dụng với nước 

Những kim loại đứng trước Mg là những kim loại mạnh (ví dụ: K, Na, Ba,..), tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.

Thí dụ: 2K + 2H2O → 2KOH + H2

3. Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro

Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng, …) giải phóng khí H2.

Thí dụ: 

2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2

4. Kim loại tác dụng với muối

Kim loại đứng trước (trừ Na, K,...) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Thí dụ: 

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Tiến hành thí nghiệm cho một mẩu thanh Kẽm vào dung dịch axit H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch FeSO4. Hiện tượng quan sát được trong quá trình xảy ra phản ứng là:

A. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

B. dung dịch không chuyển màu.

C. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.

D. khí ngừng thoát ra (do Fe bao quanh Zn).

Xem đáp án
Đáp án A

Các quá trình xảy ra phản ứng lần lượt diễn ra như sau :

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

Fe sinh ra bám vào thanh kẽm và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

Câu 2. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

C. AgNO3 và Zn(NO3)2.

D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Xem đáp án
Đáp án A

Chất rắn Y gồm hai kim loại có tính khử yếu nhất là: Ag, Fe

Dung dịch X gồm hai muối của kim loại có tính khử mạnh nhất, mà Fe dư

Hai muối trong X là Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag↓

Fe + 2AgNO3 →  Fe(NO3)2. + 2Ag ↓

Câu 3. Cho bột nhôm vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:

A. Al(NO3)3;  AgNO3 dư và Cu; Ag.

B. Cu(NO3)2; Al(NO3)3 và Cu; Fe.

C. Cu(NO3)2; Al(NO3)3 và Ag; Cu.

D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.

Xem đáp án
Đáp án C

Y gồm hai kim loại có tính khử yếu nhất: Ag, Cu

X gồm hai muối của kim loại có tính khử mạnh nhất: Al(NO3)3 và Cu(NO3)

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag↓

2Al + 3Cu(NO3)2 dư→ 2Al(NO3)3 + 3Cu↓

Câu 4. Để sắp xếp thứ tự hoạt động hóa học của Na, Fe và Cu, không cần làm thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho kim loại phản ứng với nước

B. Cho kim loại phản ứng với dung dịch HCl

C. Cho kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 và Fe2(SO4)3

D. Cho kim loại phản ứng với dung dịch NaOH

Xem đáp án
Đáp án D

Để sắp xếp thứ tự hoạt động hóa học của Na, Fe và Cu, không cần làm thí nghiệm Cho kim loại phản ứng với dung dịch NaOH vì các kim loại trên không phản ứng với dung dịch kiềm

Câu 5. Nội dung nào sau đây không được dùng để so sánh mức độ hoạt động hóa học của các kim loại?

A. Thí nghiệm cho kim loại tác dụng với axit

B.  Thí nghiệm cho kim loại tác dụng với dung dịch muối

C.  Thí nghiệm cho kim loại tác dụng với nước

D.  Thí nghiệm cho kim loại tác dụng với oxi

Xem đáp án
Đáp án D

Nội dung không được dùng để so sánh mức độ hoạt động hóa học của các kim loại là: Thí nghiệm cho kim loại tác dụng với oxi

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Các bạn có thể các em cùng tham khảo thêm một số đề thi thử các môn tại: Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh, Thi thpt Quốc gia môn Tiếng Anh....

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu ôn tập THPT Quốc gia miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 12 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu, đề thi mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm