Bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chương 1: Phản ứng hóa học Có đáp án
Bài tập KHTN 8 Chương 1
Bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chương 1: Phản ứng hóa học được VnDoc biên soạn tổng hợp các dạng bài tập Hóa 8 chương 1 kèm theo đáp án hướng dẫn giải chi tiết. Câu hỏi đi sâu vào từng bài học trong Khoa học tự nhiên 8 Chương 1 Hóa học 8 giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện thành thạo các dạng bài tập có trong chương 1 phân môn Hóa 8.
I. CÂU HỎI BÀI TẬP MINH HỌA
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.
Câu 1. Có bao nhiêu câu dưới đây đúng khi nói về nguyên tắc lấy hoá chất đúng trong phòng thí nghiệm?
(1) Lấy hoá chất rắn ở các dạng hạt to, dày, thanh có thể dùng panh để gắp.
(2) Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột phải dùng thìa nhựa để xúc.
(3) Không được đặt lại thìa, panh, vào lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.
(4) Lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt.
(5) Rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên để tránh các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.
(6) Lấy chất lỏng từ chai miệng nhỏ phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong không có mỏ.
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 2. Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
- Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
- Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
- Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
Câu 3. Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý là
- Chỉ biến đổi về trạng thái.
- Biến đổi về hình dạng.
- Có sinh ra chất mới.
- Khối lượng thay đổi.
Câu 4. Trong số quá trình và sự việc dưới đây, đâu là hiện tượng vật lí?
(1) Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn;
(2) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi;
(3) Nước bị đóng băng hai cực Trái Đất.
(4) Cho vôi sống CaO hoà tan vào nước.
- (1), (2), (3).
- (1), (2), (4).
- (2), (3), (4).
- (1), (4).
Câu 5. Cho quá trình sau:
Đường kính nước đường Đường kính Đường nóng chảy Than
Giai đoạn nào có biến đổi hóa học?
- II.
- I.
- I.
- IV.
Câu 6. Để xác định số nguyên tử, phân tử tham gia trong phản ứng hóa học, các nhà khoa học sử dụng đại lượng gì?
- Mol.
- Khối lượng phân tử.
- Khối lượng nguyên tử.
- Hằng số Avogadro.
Câu 7. Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao lần?
- Nặng hơn không khí 2,2 lần. D. Nặng hơn không khí 2,4 lần.
- Nhẹ hơn không khí 3 lần. D. Nhẹ hơn không khí 2 lần.
Câu 8. Khi hòa tan 100ml rượu ethanol vào 50 ml nước thì:
- Rượu là chất tan và nước là dung môi.
- Nước là chất tan và rượu là dung môi.
- Nước và rượu đều là chất tan.
- Nước và rượu đều là dung môi
Câu 9. Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?
- Đốt cháy cồn trong đĩa.
- Hơ nóng chiếc thìa inox.
- Hoà tan muối ăn vào nước.
- Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 10. Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?
- Đốt cháy củi trong bếp.
- Thắp sáng bóng đèn dây tóc.
- Đốt sợi dây đổng trên lửa đèn cồn.
- Để sợi dây thép ngoài không khí ẩm bị gỉ.
Câu 13. Cho hai quá trình sau:
(1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng.
(2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra.
Kết luận đúng là:
- (1) và (2) đều là biến đổi vật lí.
- (1) và (2) đều là biến đổi hoá học.
- (1) là biến đổi vật lí, (2) là biến đổi hoá học.
- (1) là biến đổi hoá học, (2) là biến đổi vật lí.
Câu 11. Trong công nghiệp, người ta sản xuất ammonia từ phản ứng tổng hợp giữa nitrogen và hydrogen, có xúc tác bột sắt (iron). Sản phẩm của phản ứng là
- ammonia.
- nitrogen.
- hydrogen.
- Iron.
Câu 12. Trong phản ứng giữa oxygen với hydrogen tạo thành nước, lượng chất nào sau đây tăng lên trong quá trình phản ứng?
- Chỉ có nước.
- Oxygen và hydrogen.
- Oxygen và nước.
- Hydrogen và nước.
Câu 13. Cho dung dịch barium chloride vào dung dịch sodium sulfate thấy có chất rắn màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm. Sản phẩm tạo thành gồm barium sulfate và sodium chloride. Dấu hiệu hiệu chứng tỏ phản ứng đã xảy ra?
- Có chất rắn màu trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
- Sản phẩm tạo thành gồm barium sulfate và sodium chloride.
- Có sự tạo thành chất khí.
- Lượng barium chloride giảm dần
Câu 14. Thể tích mol của chất khí là:
- thể tích của chất lỏng
- thể tích chiếm bởi 1 mol phân tử của chất khí đó
- thể tích của 1 nguyên tử nào đó
- thể tích ở đktc là 24,79 lít
Câu 15. Ở điều kiện chuẩn, 1 mol khí bất kì chiếm thể tích là:
- 24,97l.
- 27,94l
- 27,49l
- 24,79l
Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm đúng, sai. Mỗi ý trả lời đúng hay sai.
Câu 1. Các hiện tượng hóa học trong thiên nhiên:
a, Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần.
b, Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa.
c, Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường.
d, Khi mưa giông thường có sấm sét.
e, Về mùa hè thức ăn thường bị thiu.
g, Đun đường, đường ngả màu nâu rồi đen đi.
h, Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần.
Câu 2. Nghiền nhỏ chất rắn giúp quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn vì:
a, Nghiền nhỏ chất rắn sẽ làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn.
b, Nghiền nhỏ chất rắn sẽ làm gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.
c, Nghiền nhỏ chất rắn sẽ làm giảm diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước.
d, Nghiền nhỏ chất rắn sẽ làm các phân tử dung môi chuyển động nhanh hơn.
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 1. Cho miếng đồng (Cu) dư vào 200 mL dung dịch AgNO3, thu được muối Cu(NO3)2 và Ag bám vào miếng đồng. Khối lượng Cu phản ứng là 6,4 g. Khối lượng Ag tạo ra là
Câu 2. Cho m g CaCO3 vào dung dịch HCl dư, thu được muối CaCl2 và 1,9832 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) thoát ra. Giá trị của m là
Câu 3. Cho từ từ 200 mL dung dịch NaOH 0,3 M vào dung dịch muối chloride của sắt (FeClx, phản ứng vừa đủ thu được 3,21 g kết tủa Fe(OH)x. Xác định công thức của muối sắt.
Câu 4. Bài 6.8 trang 19 Sách bài tập KHTN 8: Cho 100 mL dung dịch AgNO3 vào 50 g dung dịch 1,9% muối chloride của một kim loại M hoá trị II, phản ứng vừa đủ thu được 2,87 g kết tủa AgCl. Biết PTHH của phản ứng là:
MgCl2 + 2AgNO3 → M(NO3)2 + 2AgCl (rắn).
Xác định nồng độ mol của dung dịch AgNO3.
II. CÂU HỎI TỰ LUẬN CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1. Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?
a) Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước.
b) Để đinh sắt ngoài không khí bị gỉ.
c) Thức ăn để lâu bị ôi thiu.
d) Lên men tinh bột sau một thời gian thu được rượu.
Câu 2. Các hiện tượng sau đây thuộc về hiện tượng vật lý hay hóa học?
a) Sự tạo thành một lớp mỏng màu xanh trên mâm đồng.
b) Sự tạo thành chất bột xám khi nung nóng bột sắt với lưu huỳnh.
c) Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng có phủ một lớp màu đen.
Câu 3. Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra?
Câu 4. Một em học sinh làm ba thí nghiệm với chất rắn Sodium hydrogen carbonate (NaHCO3) (thuốc muối trị đầy hơi màu trắng).
Thí nghiệm thứ nhất: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước được dung dịch trong suốt.
Thí nghiệm thứ hai: Hòa tan một ít thuốc muối rắn trên vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt mạnh.
Thí nghiệm thứ 3: Đun nóng một ít chất rắn trên trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí làm đục nước vôi trong.
Theo em, những thí nghiệm nêu trên, thí nghiệm nào là sự biến đổi hóa học? Giải thích.
Câu 5. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:
a) Cho một mẩu sodium (Na) vào nước, tu được sản phẩm Sodium hydroxide (NaOH) và khí hydrogen.
b) Cho dung dịch Iron (II) chloride (FeCl2) tác dụng với dung dịch Silver nitrate (AgNO3), thu được Silver chloride kết tủa màu trắng và dung dịch Iron (II) nitrate.
Câu 6. Viết phương trình hóa học sau: Đốt chát mẩu sắt trong bình đựng khí oxygen, tạo ra oxide sắt từ. Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành?
Các dạng câu hỏi, bài tập KHTN 8 Chương 1 theo chương trình mới tại File TẢI VỀ