Công thức bảo toàn khối lượng
Công thức bảo toàn khối lượng được VnDoc biên soạn là nội dung môn Khoa học tự nhiên 8 phân môn Hóa học, giúp các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức.
Định luật bảo toàn khối lượng
1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng
“Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”.
Giải thích:
Trong các phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoá học vẫn giữ nguyên, vì vậy tổng khối lượng của chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm.
Ví dụ:
Xét phản ứng:
Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride
Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mBarium chloride + mSodium sulfate = mBarium sulfate + mSodium chloride
Lưu ý: Với các phản ứng hoá học có tạo thành chất khí, khi tính khối lượng của các chất sản phẩm cần lưu ý tính cả khối lượng của chất khí bay ra.
2. Phương trình bảo toàn khối lượng
Giả sử có sơ đồ phản ứng hoá học của các chất:
A + B → C + D
Kí hiệu: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất đã tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Phương trình bảo toàn khối lượng:
mA + mB = mC + mD
3. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
Nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì ta tính được khối lượng của chất còn lại (n là tổng số chất phản ứng và chất sản phẩm).
4. Ứng dụng của định luật trong giải bài tập hóa học
- Tính khối lượng chất còn lại hoặc chất tạo thành khi biết các chất khác
- Kiểm tra phản ứng hóa học có đúng hay không
- Sử dụng trong các bài bảo toàn khối lượng – bảo toàn nguyên tố
Ví dụ 1: Nước muối gồm hai thành phần là nước và muối ăn. Cho 18 gam muối ăn vào cốc chứa 1 982 gam nước dùng đũa khuấy đều cho đến khi muối ăn tan hết.
Trả lời
Khối lượng nước muối thu được trong cốc gồm muối và nước:
mnước muối = mdung môi + mchất tan = mnước + mmuối = 1982 + 18 = 2000 gam
Ví dụ 2: Phản ứng đốt cháy Magnesium
Phản ứng: 2Mg + O2
Khối lượng Mg = 24 gam
Khối lượng O2 = 16 gam
Khối lượng MgO thu được = 40 gam
Em hãy cho biết phản ứng trên có đúng theo định luật bảo toàn khối lượng không?
Trả lời
Tổng khối lượng chất tham gia:
24 + 16 = 40 gam
Tổng khối lượng sản phẩm 40 gam
Vậy phản ứng đúng theo định luật bảo toàn khối lượng
Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,384 gam magnesium trong khí oxygen thu được 0,640 gam magnesium oxide.
a) Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
b) Có bao nhiêu gam oxygen đã tham gia phản ứng?
Trả lời
a) Phương trình dạng chữ:
Magnesium + Oxygen → Magnesium oxide
Phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng:
mmagnesium + moxygen = mmagnesium oxide (1)
b) Từ (1) có moxygen = mmagnesium oxide - mmagnesium = 0,640 - 0,384 = 0,256 gam.
Ví dụ 4. Muối copper sulfate (CuSO4) ngậm nước khi đun nóng sẽ bị tách nước. Nếu đun 25 g muối ngậm nước, thu được 16 g muối khan thì số mol nước tách ra là bao nhiêu?
Trả lời
Khối lượng nước tách ra là: 25 – 16 = 9 (gam).
Số mol nước tách ra là: 9 : 18 = 0,5 (mol).
5. Câu hỏi bài tập luyện tập
5.1. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Trong một phản ứng hóa học ..... khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
A. Tổng
B. Tích
C. Hiệu
D. Thương
Câu 2: Chọn khẳng định sai
A. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử
B. Sự thay đổi liên quan đến electron
C. Sự thay đổi liên quan đến notron
D. Số nguyên tử nguyên tố được giữ nguyên
Câu 3: Chọn đáp án đúng
A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
Câu 4: Cho 9 (g) nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi
A. 1,7 g
B. 1,6 g
C. 1,5 g
D. 1,2 g
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
1. A | 2. C | 3. A | 4. D | 5. A |
6. A | 7. C | 8. A | 9. B | 10. D |
11. A | 12. A | 13. A | 14. C | 15. C |
5.2. Câu hỏi tự luận
Câu 1. a) Viết công thức theo khối lượng đối với phản ứng của kim loại Mg với dung dịch HCl tạo ra chất MgCl2 và khí H2.
b) Cho biết khối lượng của Mg và HCl đã phản ứng lần lượt là 2,4 g và 7,3 g; khối lượng của MgCl2 là 9,5 g. Hãy tính khối lượng của khí H2 bay lên.
Câu 2. Hấp thụ hoàn toàn một lượng khí carbon dioxide (CO2) vào nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2) dư, tạo ra 10 g kết tủa calcium carbonate (CaCO3). Phản ứng xảy ra như sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Khối lượng dung dịch nước vôi trong như thế nào?
Hướng dẫn giải chi tiết
Câu 1. Phương trình hoá học:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
a) Công thức theo khối lượng: mMg + mHCl → mMgCl2 + mH2
b) Khối lượng khí H2 bay lên là: 2,4 + 7,3 – 9,5 = 0,2 gam.
Câu 2. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Theo phương trình hoá học:
nCO2 = nCaCO3 = 10:100 = 0,1(mol).
Khối lượng CO2 được hấp thụ là: 44.0,1 = 4,4 gam.
Khối lượng CO2 được hấp thụ nhỏ hơn khối lượng kết tủa sinh ra nên khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm.
Khối lượng dung dịch giảm: 10 – 4,4 = 5,6 gam.
Chi tiết nội dung câu hỏi bài tập nằm trong FILE TẢI VỀ
- Công thức tính số mol
- Công thức tính khối lượng mol
- Công thức tính hiệu suất phản ứng hóa học
- Công thức tính phần trăm khối lượng
- Công thức tính thể tích chất khí ở đktc
- Công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm
- Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ
- Độ tan là gì? Công thức tính độ tan
- Oxide lưỡng tính là gì? Các oxide lưỡng tính
- CaO là oxide gì? Tính chất hóa học CaO
- Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
- Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8
- Bảng nhận biết các chất kết tủa