Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8
Cách gọi tên các hợp chất hóa học vô cơ
Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh biết cách gọi tên các hợp chất oxit, axit, bazo, muối được học trong chương trình hóa học 8.
- Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC
- Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7
- Bảng tuần hoàn Hóa học Tiếng Anh
I. Cách đọc tên các hợp chất oxit
1. Gọi tên theo sách cũ
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
Ví dụ: BaO: Bari oxit
NO: nito oxit
Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III)… thì ta đọc kè theo hóa trị của chúng (viết bằng chữ số La mã đặt trong dấu ngoặc)
Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit
Ví dụ:
Fe2O3: Sắt (III) oxit
FeO: Sắt (II) oxit
Nếu phi kim có nhiều hòa trị: N (II, III, IV...)
Tên oxit: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tố oxit)
1: mono
2: đi
3: tri
4: tetra
5: penta
Ví dụ:
CO: cacbon monoxit, đơn giản cacbon oxit
CO2: cacbon đioxit, cách gọi khác (cacbonnic)
N2O5: Đinito penta oxit
NO2: Nito đioxit
Những oxit mà trong phân tử có liên kết dây oxi (-O-O-) thì gọi là peoxit
Ví dụ:
H2O2: hydro peoxit
Na2O2: Natri peoxit
2. Cách gọi tên oxit theo tên QUỐC TẾ
- “oxide” - /ˈɒksaɪd/ hay /ˈɑːksaɪd/ - “óoc-xai-đ”
- Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide - oxit bazơ)
TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE
Ví dụ: Na2O: sodium oxide - /ˈsəʊdiəm ˈɒksaɪd/ - /sâu-đì-ầm óoc-xai-đ/.
MgO: magnesium oxide - /mæɡˈniːziəm ˈɒksaɪd/ - /mẹg-ni-zi-ầm óoc-xai-đ/.
Lưu ý: Hóa trị sẽ được phát âm bằng tiếng Anh, ví dụ (II) sẽ là two, (III) sẽ là three.
- Đối với oxide của phi kim (hoặc acidic oxide – oxit axit của kim loại)
CÁCH 1: Tên phi kim + (Hóa trị) + Oxide
CÁCH 2: Số lượng nguyên tử + Tên nguyên tố + Số lượng nguyên tử Oxygen + Oxide
Lưu ý: Số lượng nguyên tử/ nhóm nguyên tử được quy ước là mono /mô-nầu/, di /đai/, tri /trai/, tetra /tét-trờ/, penta /pen-tờ/,…
Theo quy tắc giản lược nguyên âm: mono-oxide = monoxide, penta-oxide = pentoxide.
Ví dụ: SO2: sulfur (IV) oxide - /sâu-phờ (phor) óoc-xai-đ/ hay sulfur dioxide - /sâu-phờ đai-óoc-xai-đ/
CO: carbon (II) oxide - /ka-bần (tuu) óoc-xai-đ/ hay carbon monoxide - /ka-bần mô-nâu-xai-đ/
P2O5: phosphorus (V) oxide - /phoos-phờ-rợs (phai) óoc-xai-đ/ hay diphosphorus pentoxide - /đai-phoos-phờ-rợs pen-tờ-xai-đ/
CrO3: chromium (VI) oxide - /krâu-mi-um (sik) óoc-xai-đ/ hay chromium trioxide - /krâu-mi-um trai-óoc-xai-đ/
II. Cách đọc tên các axit vô cơ
1. Gọi tên theo sách cũ
1.1. Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
1.2. Axit có oxi
+ Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
+ Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
VD: H2SO3: axit sunfuro. Gốc axit sunfit
2. Cách gọi tên oxit theo tên QUỐC TẾ
ACID (AXIT)
- “Acid” - /ˈæsɪd/ - /e-xiđ/ hoặc
Một số loại acid vô cơ tiêu biểu sẽ được gọi tên qua bảng sau:
CÔNG THỨC HÓA HỌC | TÊN GỌI | PHIÊN ÂM | DIỄN GIẢI PHIÊN ÂM |
HCl (HX) | Hydrochloric acid (Hydrohalic acid) | /ˌhaɪdrəˌklɒrɪk ˈæsɪd/ /ˌhaɪdrəˌklɔːrɪk ˈæsɪd/ | /hai-đrờ-klo-rik e-xiđ/ |
H2SO4 | Sulfuric acid | /sʌlˌfjʊərɪk ˈæsɪd/ /sʌlˌfjʊrɪk ˈæsɪd/ | /sâu-phiơ-rik e-xiđ/ |
III. Cách đọc tên các hợp chất có gốc hydroxit (Bazơ)
1. Gọi tên theo SGK Cũ
Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
KOH: kali hidroxit
2. Cách gọi tên oxit theo tên QUỐC TẾ
- “base” - /beɪs/ - /bêi-s/
- “hydroxide” - /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/ - /’hai-đrooc-xai-đ/
- Cách gọi tên:
TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE
Ví dụ:
Ba(OH)2: barium hydroxide - /be-rì-ầm hai-đrooc-xai-đ/
Fe(OH)3: iron (III) hydroxide - /ai-ần (thri) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferric hydroxide - /phe-rik hai-đrooc-xai-đ/
Fe(OH)2: iron (II) hydroxide - /ai-ần (tuu) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferrous hydroxide - /phe-rợs hai-đrooc-xai-đ/
IV. Cách đọc tên Muối
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4 : natri sunfat
CaCO3: canxi cacbonat
FeSO4: sắt (II) sunfat
CaHPO4: canxi hydrophotphat
- Các gốc axit thường dùng:
Gốc axit | Tên gọi | |
Phân tử axit có 1H -> có 1 gốc axit HCl, HNO3, HBr,... | - Cl - NO3 | Clorua nitrat |
Phân tử axit có 2H -> có 2 gốc axit H2SO4, H2S, H2CO3 H2SO3 | - HSO4 = SO4 - HS = S - HCO3 = CO3 - HSO3 | Hidrosunfat Sunfat Hidrosunfua Sunfua Hidro cacbonat Cacbonat: hidrosunfit |
Phân tử axit có 3H -> có 3 gốc axit | - H2PO4 = HPO4 ≡ PO4 (III) | Đihidrophotphat Hidrophotphat Photphat |
>> Cách gọi tên muối theo tên QUỐC TẾ TẠI:
V. Bài tập luyện tập
Câu 1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Tên gọi oxit | CTHH | Phân loại |
Natri oxit | ||
SO2 | ||
Cl2O5 | ||
Sắt (II) oxit | ||
Fe2O3 | ||
Đinito pentaoxit |
Câu 2. Lập công thức và gọi tên các bazơ hoặc axit tương ứng với các oxit sau:
FeO, MgO, BaO, Cr2O3, N2O5, SO2, SO3, P2O5
Câu 3. Cho các hợp chất vô cơ sau: SO2, Al2O3, Fe(OH)3, KHSO3, Na2CO3, HBr, P2O5, Ca(H2PO4)2, HCl, CuO, SO3, Al(OH)3, Fe2O3, K2O, H2SO4, H3PO3.
Hãy sắp xếp các hợp chất trên vào cột phù hợp trong bảng sau và gọi tên các hợp chất đó:
Oxit | Axit | Bazơ | Muối | |
Oxit bazo | Oxit axit | |||
Câu 4. Hoàn thành bảng sau:
Gốc axit | Tên gốc axit | Axit tương ứng | Tên gọi axit |
-Cl | |||
=S | |||
=CO3 | |||
=SO3 | |||
=SO4 | |||
≡PO4 | |||
-HSO4 | |||
-HCO3 | |||
-HS | |||
-H2PO4 | |||
=HPO4 |
VI. Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Câu 1. Điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Tên gọi oxit | CTHH | Phân loại |
Natri oxit | Na2O | Oxit bazo |
Lưu huỳnh đioxit | SO2 | Oxit axit |
Điclo pentaoxit | Cl2O5 | Oxit axit |
Sắt (II) oxit | FeO | Oxit bazo |
Sắt (III) oxit | Fe2O3 | Oxit bazo |
Đinito pentaoxit | N2O5 | Oxit axit |
Câu 2. Lập công thức và gọi tên các bazơ hoặc axit tương ứng với các oxit sau:
FeO, MgO, BaO, Cr2O3, N2O5, SO2, SO3, P2O5
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Oxit | Bazơ tương ứng | Axit tương ứng | Tên gọi |
FeO | Fe(OH)2 | Sắt (II) hidroxit | |
MgO | Mg(OH)2 | Magie hidroxit | |
BaO | Ba(OH)2 | Bari hidroxit | |
Cr2O5 | H2Cr2O7 | Axit dicromic | |
N2O5 | HNO3 | Axit nitric | |
SO2 | H2SO3 | Axít sunfurơ | |
SO3 | H2SO4 | Axít sunfuric | |
P2O5 | H3PO4 | Axit Photphoric |
Câu 3. Cho các hợp chất vô cơ sau: SO2, Al2O3, Fe(OH)3, KHSO3, Na2CO3, HBr, P2O5, Ca(H2PO4)2, HCl, CuO, SO3, Al(OH)3, Fe2O3, K2O, H2SO4, H3PO3.
Hãy sắp xếp các hợp chất trên vào cột phù hợp trong bảng sau và gọi tên các hợp chất đó:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Oxit | Axit | Bazơ | Muối | Tên gọi | |
Oxit bazo | Oxit axit | ||||
SO2 | Lưu huỳnh đioxit | ||||
Al2O3 | Nhôm oxit | ||||
Fe(OH)3 | Sắt (III) hiđroxit | ||||
KHSO3 | Kali hiđrosunfit | ||||
Na2CO3 | natri cacbonat | ||||
HBr | axit hidro bromic | ||||
P2O5 | Điphotpho pentaoxit | ||||
Ca(H2PO4)2 | Canxi đihidro photphat | ||||
HCl | Axit clohidric | ||||
CuO | Đồng oxit | ||||
SO3 | lưu huỳnh trioxit | ||||
Al(OH)3 | Nhôm | ||||
Fe2O3 | Sắt (II) oxit | ||||
K2O | Kali oxit | ||||
H2SO4 | Axit sunfuric | ||||
H3PO3 | Axit Photphorơ |
Câu 4. Hoàn thành bảng sau:
Gốc axit | Tên gốc axit | Axit tương ứng | Tên gọi axit |
-Cl | Clorua | HCl | Axit clohiđric |
=S | sunfua | H2S | Axit sunfuahiđric |
=CO3 | Cacbonat | H2CO3 | Axit cacbonic |
=SO3 | sunfit | H2SO3 | Axit sunfurơ |
=SO4 | Sunfat | H2SO4 | Axit sunfuric |
≡PO4 | Photphat | H3PO4 | Axit photphoric |
-HSO4 | hiđrosunfat | H2SO4 | Axit sunfuric |
-HCO3 | hiđroCacbonat | H2CO3 | Axit cacbonic |
-HS | hiđrosunfit | H2S | Axit sunfuahiđric |
-H2PO4 | đihiđroPhotphat | H3PO4 | Axit photphoric |
=HPO4 | hiđroPhotphat | H3PO4 | Axit photphoric |
Câu 5. Viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau và gọi tên
H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4, H2SiO3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
H2SO4: oxit axit tương ứng là SO3 (lưu huỳnh trioxit)
H2SO3: oxit axit tương ứng là SO2 (lưu huỳnh đioxit)
H2CO3: oxit axit tương ứng là CO2 (cacbon đioxit)
HNO3: oxit axit tương ứng là N2O5 (đinito pentaoxit)
H3PO4: oxit axit tương ứng là P2O5 (điphotpho pentaoxit)
H2SiO3 oxit axit tương ứng là SiO2 (silic đioxit)
Câu 6. Viết công thức hóa học của các bazo tương ứng với các oxit sau đây:
K2O, Li2O, FeO, MgO, CuO, Al2O3, Na2O, ZnO, Fe2O3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
K2O: bazơ tương ứng là KOH
Li2O: bazơ tương ứng là LiOH
FeO: bazơ tương ứng là Fe(OH)2
MgO: bazơ tương ứng là Mg(OH)2
CuO: bazơ tương ứng là Cu(OH)2
Al2O3: bazơ tương ứng là Al(OH)3
Na2O: bazơ tương ứng là NaOH
ZnO: bazơ tương ứng là Zn(OH)2
Fe2O3 bazơ tương ứng là Fe(OH)3
Câu 7. Viết công thức hóa học của các oxit tương ứng với các bazơ sau đây:
Ba(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)3, KOH, Al(OH)3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Ba(OH)2: oxit bazơ tương ứng là CaO
Mg(OH)2: oxit bazơ tương ứng là MgO
Zn(OH)2: oxit bazơ tương ứng là ZnO
Fe(OH)3: oxit bazơ tương ứng là Fe2O3
KOH oxit bazơ tương ứng là K2O
Al(OH)3 oxit bazơ tương ứng là Al2O3
VII. Trắc nghiệm cách đọc tên các chất hóa học
Câu 1. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2
B. O2
C. N2
D. H2
Câu 2. Tên gọi của oxit Cr2O3 là
A. Crom oxit
B. Crom (II) oxit
C. Đicrom trioxit
D. Crom (III) oxit
Tên gọi của oxit Cr2O3 là Đicrom trioxit
Câu 3. Tên gọi của oxit N2O5 là
A. Đinitơ pentaoxit
B. Đinitơ oxit
C. Nitơ (II) oxit
D. Nitơ (II) pentaoxit
Tên gọi của oxit N2O5 là Đinitơ pentaoxit
Câu 4. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:
A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl
B. MgO; CaO; CuO; FeO
C. SO2; CO2; NaOH; CaSO4
D. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO
A Loại vì Ba(OH)2 là bazo, CaSO4 là muối, HCl là axit
C Loại vì NaOH là bazo, CaSO4 là muối
D Loại vì Ba(OH)2 là bazo; MgSO4 là muối
Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit: MgO; CaO; CuO; FeO
Câu 5. Oxit axit là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Oxit axit là: Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Câu 6. Oxit bazơ là:
A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.
Oxit bazơ là: Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Câu 7. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước:
A. Magie và dung dịch axit sunfuric
B. Magie oxit và dung dịch axit sunfuric
C. Magie nitrat và natri hidroxit
D. Magie clorua và natri clorua
Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành muối và nước: Magie oxit và dung dịch axit sunfuric
Câu 8. Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí:
A. Bari oxit và axit sunfuric loãng
B. Bari hiđroxit và axit sunfuric loãng
C. Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
D. Bari clorua và axit sunfuric loãng
Cặp chất tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm có chất khí: Bari cacbonat và axit sunfuric loãng
Câu 9. Dãy chất gồm các oxit bazơ:
A. CuO, NO, MgO, CaO.
B. CuO, CaO, MgO, Na2O.
C. CaO, CO2, K2O, Na2O.
D. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.
Loại A vì NO là oxit trung tính
Loại C vì có CO2 là oxit axit
Loại D vì có P2O5 là oxit axit
Dãy chất gồm các oxit bazơ: B. CuO, CaO, MgO, Na2O.
Câu 10. Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
Na2O + H2O → NaOH + H2O
BaO + H2O → Ba(OH)2 + H2O
Câu 11. Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?
A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.
B. Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.
C. CaSO4, HCl, MgCO3, HI, Pb(NO3)2.
D. H2O, Na3PO4, KOH, Sr(OH)2, AgCl.
Loại B vì có Ba(OH)2 là bazo
Loại C vì HCl, HI là axit
Loại D vì KOH và Sr(OH)2 là bazo
Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối: MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.
Câu 12. Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
=> Số chất thuộc hợp chất muối là: NaCl, CuSO4, KHCO3.
Câu 13. Dãy chất gồm các oxit axit là
A. CO2, SO2, NO, P2O5.
B. CO2, SO3, Na2O, NO2.
C. SO2, P2O5, CO2, SO3.
D. H2O, CO, NO, Al2O3.
Loại A. NO là oxit trung tính
Loại B: Na2O là oxit bazo
Loại D. CO và NO là oxit trung tính, Al2O3 là oxit lưỡng tính
Câu 14. Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO.
B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O .
C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O.
D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5.
Oxit bazo tác dụng với axit để tạo ra muối và nước
Loại A vì có SO2 là oxit axit
Loại B vì có P2O5 là oxit axit
Loại D vì có P2O5 là oxit axit
Phương trình phản ứng xảy ra
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O
Câu 15. Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2). Dùng dung dịch nào sau đây để tách được những tạp chất ra khỏi CO?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch H2SO4.
D. Dung dịch NaCl.
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Khí đi ra khỏi dung dịch là CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ)
Phương trình hóa học minh họa
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Câu 16. Cho các oxit bazơ sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Các oxit bazơ tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là: Na2O và BaO
Phương trình hóa học minh họa
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Câu 17. Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ
A. CaO, CuO
B. CO, Na2O.
C. CO2, SO2
D. P2O5, MgO
Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ là oxit axit
=> CO2; SO2 thỏa mãn
Phương trình hóa học minh họa
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
CO2 + CaO → CaCO3
SO2 + CaO → CaSO3
Câu 18. Nhóm nào dưới đây chỉ gồm các oxit bazơ
A. Đồng (II) oxit, natri oxit.
B. Chì oxit, lưu huỳnh đioxit
C. Đồng (II) oxit, cacbon oxit.
D. Nitơ đioxit, natri hiđroxit.
A. CuO, Na2O → Thỏa mãn vì cả 2 là oxit bazơ
B. PbO; SO2 → Loại SO2 là oxit axit
C. CuO, CO → Loại CO trung tính
D. NO2, NaOH → Loại NO2 là oxit axit
Câu 19. Nội dung nhận định nào đúng khí định nghĩa về oxit bazo
A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
C. Hợp chất của oxi với một phi kim.
D. Là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Phương trình hóa học minh họa
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Câu 20. Nội dung phát biểu nào sau đây là sai khi nói về oxit?
A. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi.
B. Oxit được phân thành 4 loại chính là oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.
C. Oxit axit có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Oxit bazo có thể tác dụng với nước và bazo tạo thành muối và nước
Nội dung phát biểu là sai khi nói về oxit là: Oxit bazo có thể tác dụng với nước và bazo tạo thành muối và nước
Câu 22. Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?
A. MgCl2, Na2SO4, KNO3, FeBr3, CuS.
B. Na2CO3, H2SO4, Ba(OH)2, K2SO3, ZnBr2.
C. BaSO4, HCl, FeCO3, H2S, Cu(NO3)2.
D. H2O, Na3PO4, NaOH, Pb(OH)2, AgCl
A. đúng
B. loại H2SO4 là axit và Ba(OH)2 là bazo
C. Loại HCl và H2S là axit
D. Loại H2O và KOH, Pb(OH)2 là bazo
Câu 23. Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là
Tên muối = Tên KL (kèm theo hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
=> tên gọi của Na2SO4 là: Natri sunfat
.......................................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Cách đọc tên các chất hóa học lớp 8. Hy vọng thông qua tài liệu trên, các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc đọc trên các chất hóa học.
Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập môn Hóa Học miễn phí trên Facebook: Hóa Học không khó . Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.