Bài tập KHTN 8 Chương 3 Khối lượng riêng và áp suất
Bài tập chương 3 KHTN 8: Khối lượng riêng và Áp suất có lời giải chi tiết
Xem thêmChương 3 Khoa học tự nhiên 8 với chủ đề Khối lượng riêng và Áp suất cung cấp kiến thức nền tảng về các đại lượng vật lý quan trọng như khối lượng riêng, áp suất chất lỏng, áp suất khí và lực đẩy Archimedes. Thông qua hệ thống bài tập KHTN 8 chương 3, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng tính toán, phân tích hiện tượng thực tế và vận dụng công thức để giải quyết các tình huống đa dạng, từ đó củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra, thi học kỳ.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. KHỐI LƯỢNG RIÊNG
Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Khối lượng riêng = khối lượng : thể tích
Ngoài địa lượng khối lượng riêng của 1 chất, người ta còn sử dụng đại lượng khác là trọng lượng riêng.
Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó.
Công thức tính trọng lượng riêng:
- Trong đó:
- P là trọng lượng (N)
- V là thể tích (m3)
- Đơn vị của trọng lượng riêng là N/m3
Bảng khối lượng riêng của các chất ở nhiệt độ phòng
Chất rắn |
Khối lượng riêng (kg/m3) |
Chất lỏng |
Khối lượng riêng (kg/m3) |
Chì |
11300 |
Thủy ngân |
13600 |
Sắt |
7800 |
Nước |
1000 |
Nhôm |
2700 |
Xăng |
700 |
Đá |
(khoảng) 2600 |
Dầu hỏa |
(khoảng) 800 |
Gạo |
(khoảng) 1200 |
Dầu ăn |
(khoảng) 800 |
Gỗ tốt |
(khoảng) 800 |
Rượu, cồn |
(khoảng) 790 |
2. Đơn vị khối lượng riêng
Đơn vị thường dùng đo khối lượng là kg/m3 hoặc g/cm3 hay g/Ml;
1 kg/m3 = 0,001 g/cm3.
1 g/cm3 = 1 g/ml
II. ÁP SUẤT TRÊN MỘT BỀ MẶT
1. Áp lực là gì?
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép
Ví dụ: Lực do học sinh đứng trên sân trường; lực của bàn ghế tác dụng lên mặt sàn, ...
2. Áp suất
Áp suất sinh ra khi có áp lực tác dụng lên 1 diện tích bề mặt
Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép
Trong đó: p là áp suất (đơn vị N/m2 hoặc Pa)
F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích S
1Pa = 1N/m2.
Một số đơn vị áp suất khác:
Atmotphe (kí hiệu atm): 1atm = 1,013.105 Pa
Milimets thủy ngân (kí hiệu mmHg): 1mmHg = 133,3Pa
Bar: 1Bar = 105Pa
III. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN
1. Áp suất chất lỏng
1.1. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.
Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
1.2. Bình thông nhau
Bình thông nhau là bình gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, miệng thông với không khí, phần đáy được nối thông với nhau.
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng ở một độ cao (không phụ thuộc vào hình dạng của các nhánh)
1.3. Máy nén thủy lực
Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chât slonrg là máy nén thủy lực:
Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyển đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittong lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittong này:
2. Áp suất khí quyển
2.1. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Bao bọc quanh Trái Đất là một lớp không khí dày tới hàng nghìn km, gọi là khí quyển
Áp suất do lớp không khí bao quanh Trái Đất tác dụng lên mọi vật trên Trái Đất gọi là áp suất khí quyển.
Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng
2.2. Một số ảnh hưởng và ứng dụng của áp suất không khí
Khi thay đổi áp suất đột ngột có thể gây ra tiếng động trong tai
Áp suất không khí được ứng dụng để chế tạo một số dụng cụ phục vụ đời sống như: giác mút, bình xịt, ...
IV. LỰC ĐẨY ARCHIMEDES
1. Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng
Lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó gọi là lực đẩy Archimedes. Lực này có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, tác dụng lên mọi vật đặt trong lòng chất lỏng.
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP
Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm đáp án nhiều lựa chọn
Câu 1. Công thức tính khối lượng riêng là:
Câu 2. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Chỉ cần dùng một cái cân.
B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.
C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
D. Cần dùng một cái cân và một bình chia độ.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3có nghĩa là 1 cm3sắt có khối lượng 7800 kg.
B. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
C. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 4. Ở thể lỏng dưới áp suất thường, khối lượng riêng của nước có giá trị lớn nhất ở nhiệt độ:
A. 0oC.
B. 100oC.
C. 20oC.
D. 4oC.
Câu 5. Cho ba bình giống hệt nhau đựng 3 chất lỏng: rượu, nước và thủy ngân với cùng một thể tích như nhau. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là ρHg = 13600 kg/m3, của nước là ρnước = 1000 kg/m3, của rượu là ρrượu = 800 kg/m3. Hãy so sánh áp suất của chất lỏng lên đáy của các bình:
A. pHg< pnước< prượu.
B. pHg > prượu > pnước.
C. pHg> pnước> prượu.
D. pnước > pHg > prượu
Câu 6. Điền vào chỗ trống: "Khi biết khối lượng riêng của một vật, ta có thể biết vật đó được cấu tạo bằng chất gì bằng cách đối chiếu với bảng ... của các chất".
A. khối lượng riêng.
B. trọng lượng riêng.
C. khối lượng.
D. thể tích.
Câu 7. Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một
A. Đơn vị thể tích chất đó.
B. Đơn vị khối lượng chất đó
C. Đơn vị trọng lượng chất đó
D. Không có đáp án đúng
Câu 8. Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân.
B. Chỉ cần dùng một lực kế.
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.
Câu 9. Khối lượng riêng của nhôm là bao nhiêu?
A. 1300,6 kg/m³
B. 2700 N
C. 2700 kg/m³
D. 2700 N/m³
Phần II. Trắc nghiệm Đúng – Sai
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng, phát biểu nào sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng chỉ phụ thuộc bản chất của chất lỏng. |
|
|
b) Lực đẩy Acsimet có chiều hướng từ trên xuống dưới. |
|
|
c) Thể tích của vật nhúng trong chất lỏng càng lớn thì độ lớn của lực đẩy Acsimet càng lớn. |
|
|
d) Độ lớn của lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nhúng trong chất lỏng không thể lớn hơn trọng lực tác dụng lên vật. |
|
|
Phần III. Câu hỏi trả lời ngắn
Câu 1. Một khối gang hộp chữ nhật có chiều dài các cạnh tươn ứng là 2cm, 3cm, 5cm có khối lượng 210 g. Khối lượng riêng của gang là
Câu 2. Khối lượng của nước trong một bể hình hộp chữ nhật có khối lượng riêng của nước 1000 kg/m3, chiều cao 0,5m và diện tích đáy 6 cm2.
Câu 3. Khối lượng riêng của một miếng gỗ có khối lượng 9,70 g, biết thể tích của nó là 10,0 cm3.
Câu 4. Một người thợ xây cần 25 tấn cát trộn vữa. Mỗi bao cát chứa 0,5 m3 cát. Biết khối lượng riêng của cát là 2 500 kg/m3. Hỏi người này cần bao nhiêu bao cát như trên.
Câu 5. Một áp lực 9 N tác dụng lên một diện tích 3 m2 gây ra áp suất là
Phần IV. Bài tập tự luận
Câu 1. Dầu chứa trong một bình có thể tích V = 0,330 lít. Biết khối lượng riêng của dầu là D = 0,920 kg/l.
a) Xác định khối lượng của dầu chứa trong bình theo đơn vị gam.
b) Khi đổ dầu vào nước, dầu có nổi trong nước không? Vì sao?
Câu 2. Một vỏ chai có khối lượng riêng 100 g, có thể chứa được 500 cm3 chất lỏng khi đầy. Chai chứa đầy dầu ăn có khối lượng riêng 880 kg/m3.
a) Tính khối lượng của dầu chứa trong bình.
b) Tính khối lượng của cả chai khi chứa đầy dầu.
Câu 3. Hòn gạch có khối lượng là 1,6 kg và thể tích 1200 cm3. Hòn gạch có hai lỗ, mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
C. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Trắc nghiệm đáp án nhiều lựa chọn
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
D |
C |
D |
C |
A |
A |
C |
C |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
A |
B |
A |
B |
A |
B |
A |
B |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
C |
A |
B |
B |
A |
D |
B |
A |
B |
B |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
C |
C |
D |
B |
C |
D |
A |
C |
B |
D |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
B |
C |
D |
B |
B |
C |
D |
C |
A |
C |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
C |
B |
B |
C |
B |
D |
C |
C |
A |
D |
📥 Để xem toàn bộ câu hỏi, hướng dẫn giải mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ