Oxide lưỡng tính là gì? Các oxide lưỡng tính
Oxide lưỡng tính
Oxide lưỡng tính là gì? Các oxit lưỡng tính được VnDoc biên soạn giúp các bạn hiểu được khái niêm về oxit lưỡng tính, ở chương trình Khoa học tự nhiên, cũng như hóa học được học oxide acid, oxide base biết được tính chất chung, cũng như các oxide đặc trưng.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan
- Oxide trung tính là gì? Tính chất hóa học của oxide trung tính
- Oxide là gì, phân loại oxide, cách gọi tên oxide
- Tính chất hóa học Oxide Base
1. Tính lưỡng tính là gì?
Lưỡng tính là khả năng của một số chất tùy theo điều kiện mà thể hiện tính chất acid hoặc tính chất base, tạo ra muối khi tác dụng với acid cũng như khi tác dụng với base
Ví dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O
Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O
Như vậy, Al2O3, Zn(OH)2,…đều là các chất có tính lưỡng tính.
Nói rằng chất có tính lưỡng tính tác dụng được với acid và base; vậy nói ngược lại, chất tác dụng với acid và base là chất có tính lưỡng tính có đúng không?
Không nên nói ngược lại! Chất có tính lưỡng tính khi tác dụng với acid hoặc base gây ra phản ứng trung hòa; nhưng nhiều loại hợp chất khi tác dụng với acid hoặc base không gây ra phản ứng trung hòa. Đa số các muối tác dụng với acid tạo ra muối và acid hoặc tác dụng với base tạo thành muối và base.
Ví dụ:
CuCl2 + H2SO4 → CuSO4 + 2HCl
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2
Như vậy, tùy theo bản chất của phản ứng mà xác định chất có tính lưỡng tính hay không!
2. Oxit lưỡng tính là gì?
Oxide lưỡng tính: Là những oxide vừa tác dụng với dung dịch acid, vừa tác dụng với dung dịch base, ví dụ như: Al2O3, ZnO, Cr2O3,...
Phương trình hóa học minh họa:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (Sodium Aluminate)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
3. Mở rộng những chất lưỡng tính thường gặp
⇒ Các hydroxide lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Be(OH)2, Cr(OH)3 ..
⇒ Các oxide lưỡng tính: Al2O3, ZnO, SnO, PbO, BeO, Cr2O3 ...
⇒ Các muối mà gốc acid còn chứa H có khả năng phân ly ra H+ của đa acid yếu: HCO3- , HPO42-, H2PO4- , HS- , HSO3- (NaHCO3, NaHS....)
⇒ lưỡng tính 2 thành phần, thường tạo bởi cation của base yếu + anion của acid yếu:
(NH4)2CO3, HCOONH4,.. .
5. Muối acid của acid yếu
Muối acid của acid yếu bao gồm NaHCO3, KHS, NaH2PO4, Na2HPO4, KHSO3,… Các chất này khi tác dụng với HCl và NaOH sẽ cho ra các phản ứng hóa học khác nhau.
Tác dụng với HCl
HCO3- + H+→ H2O + CO2
HSO3- + H+→ H2O + SO2
HS− + H+ → H2S
Tác dụng với NaOH
HCO3- + OH− → CO32- + H2O
HSO3- + OH− → SO32- + H2O
HS− + OH− → S2− + H2O
6. Phương pháp giải bài tập lưỡng tính
Áp dụng công thức giải nhanh cho một số dạng bài tập
Tính Vdịch NaOH cần cho vào dd Al3+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
nOH- = 3nktủa
nOH- = 4n Al3+ – nktủa
Tính Vdd NaOH cần cho vào dd Zn2+ để xuất hiện lượng kết tủa theo yêu cầu:
nOH- = 2nktủa
nOH- = 4nZn2+ – 2nktủa
7. Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy oxide nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch base
A. CaO, CuO
B. CO, Na2O.
C. CO2, SO2
D. P2O5, MgO
Chất vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng được với dung dịch base là oxide acid
⇒ CO2; SO2 thỏa mãn
Câu 2. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxide:
A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.
B. MgO, CaO, CuO, FeO.
C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.
D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.
A. Chỉ có MgO là oxide
B. đúng
C. Chỉ có SO2, CO2 là oxide
D. Chỉ có CaO, BaO là oxide
Câu 3. Oxide lưỡng tính là:
A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
B. Những oxide tác dụng với dung dịch base và tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
C. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.
Oxide lưỡng tính là: Những oxide tác dụng với dung dịch base và tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
Câu 4. Oxide nào dưới đây thuộc loại oxit lưỡng tính?
A. Na2O
B. K2O
C. CrO3
D. Cr2O3
CrO3 là oxide axide
Na2O, K2O là oxide base
Cr2O3 là oxide lưỡng tính
Câu 5. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.
B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.
C. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Sn(OH)2.
D. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2.
Dãy chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl là: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.
Phương trình phản ứng minh họa
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2OZn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + H2OSn(OH)2 + 2 NaOH → Na2SnO2 + 2 H2O
Sn(OH)2 + 2 HCl → SnCl2 + 2 H2O
Câu 6. Các oxide của chromium: (a) Cr2O3, (b) CrO, (c) CrO3. Oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính có thứ tự là
A. b, a, c
B. c, b, a
C. c, a, b
D. a, b, c
Câu 7. Oxide nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CrO3.
B. MgO.
C. CaO.
D. Cr2O3.
CrO3 là oxide acid
MgO, CaO là oxide base
Cr2O3 là oxide lưỡng tính
Câu 8. Dãy chất nào sau đây là oxide lưỡng tính
A. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3
B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2
C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3
D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2
Dãy chất nào sau đây là oxide lưỡng tính Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3
Loại B vì MgO, SnO2 không phải oxide lưỡng tính
Loại C vì CaO, Na2O không phải oxide lưỡng tính
Loại C vì K2O, SnO2 không phải oxide lưỡng tính
Câu 9. Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Al2(SO4)3.
B. Cr2O3.
C. Al2O3.
D. Al(OH)3.
Hợp chất không có tính lưỡng tính: Al2(SO4)3.
Câu 10. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Trong dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là 3. Đó là các chất sau: Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3
Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung tài liệu câu hỏi trong File TẢI VỀ
....................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan