Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 3 đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2024

Bộ đề thi cuối học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Bộ đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2024 bao gồm 3 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Tài liệu gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8, giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Lưu ý: Toàn bộ 3 đề thi và đáp án trong file tải về, mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ.

1. Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 KNTT - Đề 1

PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I.Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.

Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?

A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX

B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX

C. Những năm 50- 60 của thế kỉ XIX

D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX

Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Nam Kinh

C. Hiệp ước Tân Sửu

D. Hiệp ước Bắc Kinh

Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Vua Quang Trung

B. Vua Gia Long

C. Vua Minh Mạng

D. Vu Nguyễn Ánh

Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?

A. Huế.

B. Gia Định

C. Hà Nội

D. Đà Nẵng

Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?

A. Tôn Thất Thuyết.

B. Nguyễn Thiện Thuật.

C. Phan Đình Phùng.

D. Cao Thắng.

Câu 6: Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là…

A. bảo vệ cuộc sống tự do.

B. giữ đất, giữ làng.

C. bảo vệ độc lập dân tộc.

D. giữ đấtm giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

Câu 7: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam xuất hiện yếu tố gì mới?

A. Kinh tế TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.

B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Việt Nam.

C. Kinh tế TBCN phát triển bền vững ở Việt Nam.

D. Kinh tế TBCN phát triển và phá vỡ nền kinh tế phong kiến ở Việt Nam.

Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam xuất hiện những lực lượng mới nào?

A. Tư sản.

B. Tiểu tư sản.

C. Công nhân.

D. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm)

Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ?

Câu 2 (1,5 điểm)

Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:

a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

PHẦN II: ĐỊA LÍ

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2đ)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ( Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm )

Câu 1: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Câu 2: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất

A. phù sa.

B. feralit.

C. xám.

D. badan.

Câu 3: Việt Nam có đường bờ biển trải dài bao nhiêu km?

A.Hơn 2.260 km

B.Hơn 3.260 km

C.Hơn 4.260 km

D.Hơn 5.260 km

Câu 4: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?

A. 26 tỉnh, thành phố

B. 27 tỉnh, thành phố

C. 28 tỉnh, thành phố

D. 29 tỉnh, thành phố

Câu 5: Đảo vừa có diện tích lớn nhất và vừa có giá trị về du lịch, về an ninh - quốc phòng là đảo nào?

A. Đảo Phú Quốc

B. Đảo Trường Sa Lớn

C. Đảo Lý Sơn

D. Đảo Song Tử Tây

Câu 6: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển được 150 quốc gia các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ Hội nghị đã thông qua vào ngày tháng năm nào?

A. 30/4/1982

B. 30/5/1982

C. 10/12/1982

D. 11/11/1982

Câu 7:Trong các loại tài nguyên sinh vật biển dưới đây, loại nào có sản lượng khai thác chiếm ưu thế tuyệt đối?

A. Cá biển.

B. Các loài giáp xác.

C. Các loài nhuyễn thể.

D. Bò sát biển.

Câu 8:Để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước cần:

A. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.

B. thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt.

C. sử dụng lưới mắt to để đánh bắt ven bờ.

D. hạn chế việc đánh bắt mang tính hủy diệt.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3đ)

Câu1: (1,5đ)

Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Câu 2: (1,5đ)

a. Xác định lãnh hải của đảo, các quần đảo Việt Nam. Nội thủy là gì?

b. Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo.

Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 KNTT - Đề 1

PHÂN MÔN LỊCH SỬ

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm )(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

D

B

D

A

TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

* Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì có những hạn chế nhất định như:

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc…

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại là: giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

+ Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.

0,25

0,25

0,25

0,25

2.a

* Giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn.

* Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế

1.Mục đích:

Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến

Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân

2.Thời gian tồn tại- Địa bàn hoạt động

Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam

Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

3. Lực lượng lãnh đạo/tham gia:

Các sĩ phu văn thân yêu nước.

Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân

Nông dân

4.Phương thức/Tính chất:

Khởi nghĩa vũ trang

Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.

Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến

Phong trào nông dân mang tính tự phát

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

2.b

Bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay:

- Cần hiểu rõ được tình hình quốc tế và trong nước để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước phồn thịnh, tạo tiềm lực cho việc bảo vệ tổ quốc…

- Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân, cọi trọng yếu tố sức dân, phát huy nội lực dân tộc…

0,25

0,25

Phân môn Địa lí (2đ)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

B

C

A

C

A

A

PHẦN TỰ LUẬN

Phân môn Địa lí (3,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

1

Ý nghĩa việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...

+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....

+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...), tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.

+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

1 đ

0,5đ

2

a ) Xác định lãnh hải của đảo, các quần đảo Việt Nam. Nội thủy là gì?

* Lãnh hải của đảo, quần đảo Việt Nam được quy định tại Điều 20 Luật Biển Việt Nam 2012, trong đó:

- Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 Luật Biển Việt Nam 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Như vậy, mỗi đảo, quần đảo đều có phần nội thủy, lãnh hải riêng, cùng với đường cơ sở tương ứng. Đường biên giới quốc gia trên biển của đảo, quần đảo được xác định từ đường cơ sở tính ra biển 12 hải lý và căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012.


* Là vùng nước phía trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, cửa vịnh, các vùng nước. Tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn tối cao và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Người và tàu thuyền nước ngoài muốn vào phải xin phép và phải được sự đồng ý của Việt Nam.

0,5đ

0.5 đ

b) Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển đảo.

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ, quản lí và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.

- Tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bạn bè cùng các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

- Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển biển, đảo bền vững.

- Tăng cường phổ biến kiến thức, phòng ngừa ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

- Quảng bá và xây dựng thương hiệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, phát triển và bảo vệ biển, đảo.

0,5

……………..Hết…………..

2. Đề thi học kì 2 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT - Đề 2

PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.

Câu 1: Sự ra đời của giai cấp Công nhân là do:

A. Cách mạng vô sản.

B. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu.

C. Cách mạng công nghiệp

D. Cách mạng tư sản.

Câu 2: Việc nhượng cho Anh vùng đất Hồng Kông của chính quyền Mãn Thanh nằm trong:

A.Hiệp ước Nam Kinh

B. Hiệp ước Bắc Kinh

C. Hoà ước Biển Đông

D. Hoà ước Quảng Tây

Câu 3: Ai là người cho cắm cờ xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Vua Gia Long

B. Vua Nguyến Ánh

C. Vua Minh Mạng

D. Vua Quang Tự

Câu 4: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đưa quân xâm lược Việt Nam?

A.Thương nhân Pháp bị vu khống khi buôn bán ở Việt Nam.

B.Triều đình Nguyễn tàn ác, không cho dân chúng tự do, dân chủ.

C.Bảo vệ đạo Gia-tô (Công giáo)

D.Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Chiến thuật nào được sử dụng trong khởi nghĩa Bãi Sậy?

A. Du kích

B. Đánh trực diện

C. Loạn tiễn

D. Mua chuộc đối phương

Câu 6: Thủ lĩnh Đề Thám chết vì nguyên nhân gì?

A. Bệnh nặng, tuổi cao

B. Bị tay sai Pháp giết hại

C. Bị thương nặng trong khi tham chiến

D. Bị tai nạn

Câu 7: Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp đã:

A.Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta

B.Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở nước ta

C.Tiến hành sáp nhập nước ta vào khối Liên hiệp Pháp

D.Tiến hành phi quân sự hoá ở nước ta để tập trung cho kinh tế.

Câu 8 : Đâu không phải cây cầu được xây dựng trong thời gian Pháp thuộc?

A.Long Biên (Hà Nội)

B.Tràng Tiền (Huế)

C.Bãi Cháy (Quảng Ninh)

D. Bình Lợi (Sài Gòn)

II.Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm):

Bằng kiến thức lịch sử đã học hãy giải thích: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương ?

Câu 2 (1,5 điểm): Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:

a. Hãy nêu sự khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với phong trào Cần Vương ?

b. Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế?

Phân môn Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nhóm đất nào chiếm diện tích nhỏ nhất nước ta?

A. Nhóm đất mùn núi cao.

B.Nhóm đất phù sa.

C. Nhóm đất phèn, đất mặn.

D. Nhóm đất Feralit.

Câu 2: Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất và bảo vệ đất cần có biện pháp nào?

A. Bảo vệ rừng và trồng rừng.

B. Duy trì nguồn nước ngọt thường xuyên

C. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 3: Trong vùng biển Việt Nam có hai vịnh biển là:

A.Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ

B. Vịnh Hạ Long và vịnh Bắc Bộ

C. Vịnh Hoàng Sa và vịnh Hạ Long

D. Vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh

Câu 4: Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt khoảng

A.20ºC.

B. 21ºC.

C. 23ºC.

D. 25ºC

Câu 5. Dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở

A. Các đồng bằng

B. Bắc Trung Bộ

C. Việt Bắc

D. Thềm lục địa

Câu 6: Khí hậu vùng biển nước ta mang tính chất

A. nhiệt đới gió mùa.

B. ôn đới gió mùa.

C. cận nhiệt gió mùa

D. cận xích đạo.

Câu 7. Theo Luật biển năm 2012 vùng biển Việt Nam trong biển Đông bao gồm:

A. Nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

B. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

C. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm luc địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

D. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng biển quốc tế.

Câu 8: Khó khăn lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển nước ta là:

A. Có nhiều thiên tai như bão

B. Tình trạng chồng lấn giữa các vùng biển đảo của nhiều quốc gia.

C. Hiện tượng nước biển dâng

D. Tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt.

B. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

a.Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.

b. Là học sinh em cần có những hành động gì để bảo vệ môi trường biển đảo?

Câu 2: (1,0 điểm)

Biển đảo có những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế của nước ta?

----- Hết------

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
370
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huỳnh Tuấn
    Huỳnh Tuấn

    😀😀😀


    Thích Phản hồi 15/05/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử Địa lí 8

    Xem thêm