Bộ đề thi học kì 2 GDCD 8 Cánh diều năm 2024
Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân
Bộ đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 Cánh diều bao gồm 2 đề thi khác nhau với nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Giáo dục công dân 8. Tài liệu giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.
1. Đề thi học kì 2 GDCD 8 Cánh diều - Đề 1
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?
A. Về tính mạng
B. Về tài sản
C. Thiệt hại về tài sản; sức khỏe, tính mạng con người
D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người
Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng?
A. Lao động chỉ tạo ra giá trị cho cuộc sống của con người.
B. Hoạt động lao động chỉ đóng góp cho xã hội khi giá trị vật chất mà người lao động đó tạo ra lớn.
C. Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.
D. Lao động là hoạt động chỉ nên thực hiện khi bản thân đã lớn và trưởng thành.
Câu 3 (0,25 điểm). Hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?
A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông
B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc
C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra
D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn
Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm luật lao động?
A. Trừ tiền thưởng vì lí do muộn giờ làm.
B. Sử dụng người lao động 20 tuổi.
C. Trách móc người lao động.
D. Ngược đãi người lao động.
Câu 5 (0,25 điểm). Nhà nước cấm người ở độ tuổi nào không được làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại?
A. 25 tuổi
B. Dưới 18
C. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng
D. Người ngoài 30 tuổi
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm trong Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)?
A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.
C. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.
D. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.
Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
B. Thực hiện hợp đồng lao động.
C. Chấp hành kỉ luật lao động.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi, việc làm nào sau đây không vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ.
B. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ.
C. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
D. Đốt rừng trái phép.
Câu 9 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại là trách nhiệm của mọi công dân.
B. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.
C. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.
D. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.
Câu 10 (0,25 điểm). Nếu công nhân không nhận được các điều kiện thích đáng trong quá trình làm việc thì có thể tham khảo điều luật nào để tìm lại quyền lợi thuộc về bản thân mình?
A. Bộ luật lao động năm 2019 điều 6
B. Một số văn bản quy bản pháp luật quy định về quyền của người sử dụng lao động
C. Bộ luật lao động năm 2019 điều 23
D. Bộ luật lao động năm 2019 điều 13
Câu 11 (0,25 điểm). Người sử dụng lao động có các quyền nào sau đây?
A. Phân biệt đối xử với các nhân viên trong công ty
B. Ép buộc nhân viên làm thêm giờ, không được quy định trong điều khoản của hợp đồng
C. Quyền được tuyển dụng, bố trí công việc làm cho nhân viên
D. Đưa ra các đạo luật cưỡng bức sức lao động của nhân viên
Câu 12 (0,25 điểm). Tầm quan trọng của lao động đối với con người là gì?
A. Làm cho xã hội trở nên đình trệ, chậm phát triển
B. Làm con người mệt nhọc, không có sức khỏe toàn diện cho các hoạt động hằng ngày
C. Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội
D. Làm cho nguồn nhân lực lao động ngày một già đi và không còn đáp ứng được cho thị trường lao động
Câu 13 (0,25 điểm). Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Mời bạn bè mua pháo.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Câu 14 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng về nghĩa vụ của người lao động?
A. Tự do làm việc tại các công ty hợp pháp.
B. Chấp hành kỉ luật lao động theo hợp đồng lao động.
C. Tuyển dụng người lao động theo quy định của pháp luật.
D. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây được phép thực hiện trong hoạt động phòng, chống tai nạn cháy, nổ?
A. Chống người thi thành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
B. Mang chất dễ cháy, nổ đến những nơi tập trung đông người.
C. Cố ý gây cháy, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người.
D. Giúp đỡ, hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Câu 16 (0,25 điểm). Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
Thông tin. Bố mẹ đi vắng, bạn M dùng ấm điện để đun nước nhưng mải chơi bỏ quên khiến ấm chập điện bốc cháy. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra nhiều đồ đạc trong nhà khiến bạn rất sợ hãi. Sau đó, đám cháy đã được lực lượng cứu hoả và người dân xung quanh dập tắt. Tuy nhiên, nhiều tài sản có giá trị trong nhà đã bị thiêu rụi, bản thân bạn M cũng bị ngạt khói và bỏng 30% cơ thể.
A. Cháy, nổ.
B. Ngộ độc thực phẩm.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Thiết bị điện bị quá tải.
B. Bảo quản thực phẩm sai cách.
C. Nắng nóng kéo dài.
D. Rò rỉ khí ga.
Câu 18 (0,25 điểm). Vì sao công dân nên chọn các hoạt động lao động phù hợp với bản thân mình để làm?
A. Để có thể đáp ứng được với các yêu cầu mà công việc đề ra và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
B. Để có thể nhanh chóng tạo ra vật chất cần thiết phù hợp với nhu cầu của bản thân
C. Công việc phù hợp với năng lực sẽ không giúp người lao động tạo ra thêm được các giá trị cho bản thân
D. Làm việc trong môi trường lao động phù hợp sẽ không áp lực
Câu 19 (0,25 điểm). Trên đường đi học về em nhìn thấy các em nhỏ đang nghịch vỏ đạn, pháo và các vật lạ. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Chạy vào chơi cùng.
B. Bỏ đi và mặc kệ các em ở đó chơi.
C. Yêu cầu các em nhỏ dừng lại ngay hành động đó, đồng thời báo cáo với lực lượng chức năng để họ có hướng xử lý.
D. Đứng livestream lên facebook cho mọi người cùng xem.
Câu 20 (0,25 điểm). Trong thời hạn hợp đồng lao động, anh T đột ngột chấm dứt hợp đồng lao động với công ty H. Anh T có được nhận các hỗ trợ về thất nghiệp nếu chẳng may không tìm được việc làm khác trong thời gian đó không?
A. Anh T vẫn được nhận các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp đã tham gia khi làm tại công ty
B. Anh T không được nhận bất kì một khoản hỗ trợ nào hết vì anh T đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, anh thậm chí còn phải bồi thường hợp đồng với công ty H
C. Vì bảo hiểm thất nghiệp anh vẫn đang tham gia cùng công ty nên anh vẫn được nhận các đãi ngộ cần thiết
D. Anh T không được công ty H hỗ trợ gì nữa nhưng vẫn có thể đòi hỏi
Câu 21 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại. Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.
B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.
D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
Câu 22 (0,25 điểm). Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, các em cần nắm rõ các điều gì?
A. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành
B. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty
C. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty
D. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc
Câu 23 (0,25 điểm). Anh Q (17 tuổi) có sức khỏe tốt. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên anh Q đã đến công trường xây dựng ở địa bàn xã X (do ông B làm chủ thầu) để xin vào làm việc. Sau khi hỏi han về độ tuổi, tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh của anh Q, ông B rất phân vân, không biết có nên nhận anh Q vào làm không. Nếu là người thân của ông B, em nên tư vấn cho ông B phương án giải quyết như thế nào?
A. Từ chối và giải thích lý do không nhận anh Q vào làm việc.
B. Đồng ý, nhận anh Q vào làm nhưng trả mức lương thấp.
C. Mắng anh Q gay gắt và yêu cầu anh rời khỏi công trường.
D. Đồng ý, nhận anh Q vào làm và trả mức lương phù hợp.
Câu 24 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?
Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.
A. Anh C.
B. Ông B.
C. Ông B và anh C.
D. Khách hàng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Theo em, người lao động và người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia hợp đồng lao động?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống dưới đây: Cuối tuần, Đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép bố mẹ được tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý.
Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào?
Đáp án đề thi GDCD 8 học kì 2 Cánh diều
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | C | C | D | B | C | A | C |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | A | C | C | A | B | D | A |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
B | A | C | B | C | A | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1:
HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:
- Quyền và nghĩa vụ lao động của người lao động: - Quyền và nghĩa vụ lao động của người lao động:
+ Người lao động có quyền: thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động; hưởng lương phù hợp với trình độ; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương; từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
+ Người lao động có nghĩa vụ: cung cấp các thông tin; thực hiện hợp đồng lao động; chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.
- Quyền và nghĩa vụ lao động của người sử dụng lao động: - Quyền và nghĩa vụ lao động của người sử dụng lao động:
+ Người sử dụng lao động có quyền: tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.
+ Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: thực hiện hợp đồng lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.
Câu 2:
HS liên hệ bản thân, xử lí tình huống về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
a. Nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế để bắn chim thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Vì: khoản 2 Điều 5 Luật quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã quy định rõ: nghiêm cấm thực hiện hành vi: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất,… các loại vũ khí, vật liệu nổ,…
b. Em tán thành với ý kiến của bạn H,
Vì: bên cạnh việc vi phạm pháp luật, hành động tự chế vũ khí còn tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:
- Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người xung quanh.
- Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.
Mời các bạn xem tiếp đề số 2 trong file tải về.