Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 4 đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức năm 2024

Bộ đề thi cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được VnDoc đăng tải sau đây gồm 3 đề thi Văn khác nhau cho các bạn tham khảo, làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau. Tài liệu bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Ngữ văn 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo toàn bộ 3 đề thi và đáp án trong file tải về. 

2. Đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT - Đề 2

Ma trận đề kiểm tra Văn 8 học kì 2

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- truyện

5

0

3

1

0

1

0

60

- Nghị luận

2

Viết

- Nghị luận thuyết minh

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng số câu

5

1*

3

1*

0

1*

0

1*

11

Tổng điểm

2,5

0.5

1.5

2.0

0

2.5

0

1.0

10

Tỉ lệ %

30%

35%

25%

10%

100

Đề thi cuối kì 2 Văn 8 KNTT

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

BIỂN ĐẸP

Buổi sáng nắng sớm. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt. Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 2. Khi nào thì: "Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên." ?

A. Buổi sớm nắng sáng.

B. Buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng.

C. Buổi sớm nắng mờ.

D. Một buổi chiều nắng tàn, mát dịu.

Câu 3. Trong câu: “Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm thẫm lại, khoẻ nhẹ, bồi hồi, như ngực bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.” Hình ảnh “ Những cánh buồm” được so sánh với hình ảnh “ngực bác nông dân” dựa vào đặc điểm nào để so sánh?

A. Ướt đẫm

B. Bồi hồi

C. Khoẻ nhẹ

D. Cả ba ý trên.

Câu 4. Câu: “Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như ....” Từ đồng âm với tiếng “đục ” trong từ “ đỏ đục” là:

A. Đục ngầu.

B. Đục đẽo.

C. Vẩn đục.

D. Trong đục

Câu 5. Trong câu: “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.” Sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

D. Ẩn dụ

Câu 6. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong câu sau : Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề.

A. Trong xanh – nhẹ nhàng, âm u – nặng nề.

B. Trong xanh – âm u , nhẹ nhàng – nặng nề.

C. Trong xanh – nặng nề , âm u – nặng nề.

D. Trong xanh – nặng nề, âm u – nặng nề.

Câu 7. Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc của biển phần rất lớn là điều gì?

A.Do mây trời và ánh sáng tạo nên.

B. Do ánh sáng mặt trời chiếu vào.

C. Do thay đổi góc quan sát.

D. Do mây trời thay đổi

Câu 8. Văn bản miêu tả cảnh biển theo trình tự nào?

A. Không gian

B. Thời gian

B. C. Diễn biến tâm trạng

D. Thời gian, không gian

Câu 9. Phân tích giá trị biểu đạt của biện phá tu từ trong câu sau:

Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Câu 10. Viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của biển vào buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm?

II. Phần viết:

Viết bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Mời các bạn xem đáp án đề số 1 trong file tải về

2. Đề kiểm tra học kì 2 Văn 8 KNTT - Đề 3

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Môn Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Một gia đình nọ mới dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật!" - Cậu bé thốt lên “- Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người mẹ nhìn cảnh ấy nhưng vẫn im lặng. Cậu bé vẫn cứ tiếp tục lời bình phẩm ấy mỗi lần bà hàng xóm phơi tấm vải.

Ít lâu sau, vào một buổi sáng, cậu bé ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cậu nói với mẹ “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi". Người mẹ đáp: “Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”.

(Phỏng theo “Nhìn qua khung cửa sổ”, www.goctamhon.com)

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2: Tại sao nói lời kể trong câu chuyện ở văn bản trên là của người kể chuyện giấu mặt?

A. Vì câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất số ít.

B. Vì câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất số nhiều.

C. Vì câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ ba.

D. Vì câu chuyện sử dụng kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ ba.

Câu 3: Chỉ ra phó từ trong câu văn: “Tấm vải bẩn thật!"?

A. Tấm vải

B. vải

C. bẩn

D. thật

Câu 4: Chủ đề của văn bản trên là:

A. Lối sống sẻ chia, giàu tình thương yêu

B. Đức tính trung thực

C. Sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực.

D. Lòng hiếu thảo

Câu 5: Lúc ăn điểm tâm, đứa con thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi đã nhận xét: “Tấm vải bẩn thật!" và cho rằng “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một thứ xà bông mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Nhìn cảnh ấy, thái độ của người mẹ như thế nào?

A. Đồng tình với nhận xét của con

B. Vẫn im lặng

C. Phản bác với nhận xét của con

D. Đứng dậy, đến giúp bà hàng xóm giặt tấm vải.

Câu 6: Theo em, tại sao khi cậu bé nói với mẹ: “Mẹ nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải sạch sẽ, trắng tinh rồi", người mẹ không im lặng nữa?

A. Vì mẹ muốn giải đáp, giải thích để con hiểu rõ vấn đề.

B. Vì con cứ nói mãi về một sự việc.

C. Vì mẹ không muốn con coi thường bà hàng xóm.

D. Vì bà hàng xóm đã nghe thấy những lời bình phẩm của con.

Câu 7: Qua lời đáp của người mẹ: "Không, sáng nay mẹ đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”, em thấy mẹ giải đáp, giải thích điều gì cho con?

A. Mẹ nói về công việc sáng nay mẹ làm với con.

B. Mẹ giải đáp, giải thích cho con hiểu điều cần thay đổi không phải là tấm vải hay người chủ của nó, điều cần thay đổi là khung cửa sổ nhà cậu bé.

C. Mẹ cho con biết mắt con nhìn không rõ.

D. Mẹ nhắc con phải thường xuyên lau kính cửa sổ nhà mình.

Câu 8: Qua những lời bình phẩm của cậu bé, em nhận thấy những tính cách nổi bật nào của nhân vật?

A. Cậu bé là người tinh ý, biết quan tâm, nhận xét thế giới quanh mình.

B. Cậu bé biết nghĩ tới giải pháp giúp người khác thay đổi

C. Cậu bé có cái nhìn chủ quan, đầy định kiến

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9. Theo em, thái độ sống tích cực sẽ mang lại cho chúng ta điều gì?

Câu 10. Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu em rút ra được bài học gì cho mình?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách mà em yêu thích.

Đáp án đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT - Đề 2

PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

1

A

0,5

2

C

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

A

0,5

7

B

0,5

8

D

0,5

9

- Có nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống

- Mang lại nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân khi thấy cuộc sống của mình có ích, có nghĩa

- Có được sự tự chủ, niềm lạc quan, sự vững vàng từ những trải nghiệm cuộc sống.

- Được quý trọng…

1,0

10

- Chúng ta cần rèn luyện một thái độ sống tích cực, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ, luôn giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, một niềm tin vào cuộc sống tương lai.

- Trước khi phê bình ai, ta nên kiểm tra trước phẩm chất cái nhìn của ta. Đừng xét nét, hẹp hòi với người khác cũng như đừng vội vàng đánh giá, kết luận về họ mà chưa soi lại cách nhìn nhận, đánh giá của mình…

1,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Mở bài

- Giới thiệu về cuốn sách em yêu thích: cuốn “Cảm ơn nười lớn”.

Thân bài

* Nguồn gốc, xuất xứ:

- Cuốn sách thứ 44 của tác giả Nguyễn Nhật Ánh

- Xuất bản ngày 17 – 11 – 2018 bởi Nhà xuất bản trẻ.

- Sách xuất bản tại Việt Nam và một vài quốc gia trên thế giới

* Hình thức của cuốn sách:

- Sách hình chữ nhật: dài khoảng 20cm, rộng khoảng 13 cm

- Bìa sách nổi bật với màu vàng chanh xinh xắn và đầy ấn tượng.

- Dòng chữ trên cùng của bìa sách là tên tác giả “Nguyễn Nhật Ánh”.

-Tiếp theo là lời đề từ đầy thú vị của cuốn sách với cỡ chữ nhỏ hơn

- Tên sách được in với màu xanh lam dịu dàng “Cảm ơn người lớn”

- Cuối bìa sách là ảnh một bì thư màu xám vẽ các nhân vật đầy ngộ nghĩnh và tên nhà xuất bản.

- Bìa sau của sách cũng là màu vàng chanh nổi bật cùng tên truyện

- Gốc phải phía cuối in giá thành của sách cùng tem chống giả.

* Nội dung bên trong sách

- Sách có 264 trang

- Cuốn sách được chia làm 19 chương

- Bốn câu chuyện nhỏ được tập trung kể trong cuốn sách là câu chuyện tập bay, câu chuyện tập vẽ bản đồ, câu chuyện kinh doanh, truyện tranh giúp đỡ bạn và câu chuyện viết thư cho nhau.

- Các mẩu chuyện liên kết với nhau

- Nhân vật trong truyện: cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò, Tủn,….

* Giá trị sách mang lại:

- Đưa người đọc về với những chân trời của kí ức tuổi thơ

- Cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái ,về những bao dung của tình bạn, tình nghĩa xóm làng, tình thân gia đình.

- Bồi đắp, nuôi dưỡng thế giới tâm hồn con người

- Là món quà tặng thân thương và đáng trân trọng

* Sách trên thị trường:

- Nơi bán

- Giá cả

- Đánh giá của người đọc

* Cách giữ gìn và bảo quản sách

- Không để sách bừa bãi, nhẹ nhàng, tránh quăn mép

- Bọc bìa sách

- Lau bụi

3. Kết bài

- Cảm nghĩ, tình cảm của em dành cho cuốn sách

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, cách kể chuyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
25
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trứng Ốp La
    Trứng Ốp La

    cho xin câu trả lời ạ


    Thích Phản hồi 16:11 09/05
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn

    Xem thêm