Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề kiểm tra học kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2024

Đề thi cuối học kì 2 Giáo dục công dân 8 CTST

Bộ đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo gồm 2 đề thi khác nhau có đầy đủ đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho các em học sinh. Tài liệu gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Giáo dục công dân 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

1. Đề thi học kì 2 GDCD 8 CTST - Đề 1

Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 CTST

I. TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Câu 1: Xây dựng kế hoạch chi tiêu để làm gì?

A. Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu

B. Có nhiều tiền hơn cho các dự định

C. Giúp thực hiện những mục tiêu tài chính

D. Đề có nhiều tiền hơn trong một thời gian ngắn

Câu 2: Kế hoạch chi tiêu là gì?

A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu

B. Là xác định các khoản chi tiêu dựa trên nguồn lực hiện có

C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định

D. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai

Câu 3: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?

A. Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu

B. Có nhưng không đáng kể

C. Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định

D. Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước

Câu 4: “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

A. Bước thứ nhất

B. Bước thứ hai

C. Bước thứ ba

D. Bước thứ tư

Câu 5: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập

B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm

C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch

D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

Câu 6: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?

A. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được

B. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh

C. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng

D. Nhịn ăn sáng để tiền tiết kiệm

Câu 7: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ

B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng

C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga

D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

Câu 8: Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?

A. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ

B. Cấm tàng trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác

C. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân

D. Dùng để đánh bắ thuỷ sản

Câu 9: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương

B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn

C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức các quy định của pháp luật

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cứu hỏa là nhiệm vụ của các đồng chí lính cứu hỏa

B. Khi nào có cháy mới cần ra sức cứu cháy

C. Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà

D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà

Câu 11: Theo em, các chất độc hại có thể gây ra hậu quả như thế nào cho con người?

A. Nguy hiểm đến tính mạng con người

B. Biến đổi một số chức năng của cơ thể

C. Gây thương tật suốt đời

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Các hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?

A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông

B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc

C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra

D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn

Câu 13: Tai nạn cháy nổ có thể xảy ra ở đâu?

A. Các khu công nghiệp làm với sức chứa lớn

B. Các khu đông dân cư

C. Chỉ có những gia đình đun nấu bằng bếp gas mới hay bị xảy ra cháy nổ

D. Bất cứ đâu cũng có thể xảy ra các tai nạn về cháy nổ nếu chúng ta bất cẩn

Câu 14: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?

A. Về tính mạng

B. Về tài sản

C. Thiệt hại về tải sản; sức khỏe, tính mạng con người

D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người

Câu 15: Khi phát hiện ra các vũ khí gây cháy, nổ em cần làm gì?

A. Tự mình đào vũ khí đó lên quan sát

B. Báo cho các cơ quan chức năng để có phương án rà phá chuẩn mực

C. Hoảng sợ và không nói cho ai về vấn đề này hết

D. Gọi cho bạn bè ra xem

II. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu 1. (2.0 điểm) Hãy trình bày các bước lập kế hoạch chi tiêu?

Câu 2. (2.0 điểm) Vận dụng hiểu biết của mình, em hãy đưa ra một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân.

Câu 3. (1.0 điểm) Tiết kiệm được 300.000 đồng, bạn M muốn tạo bất ngờ trong ngày sinh nhật mẹ sắp tới. Em hãy giúp bạn M lập kế hoạch chi tiêu để tổ chức buổi sinh nhật thật ý nghĩa.?

Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8 CTST Đề 1

TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)

Mỗi câu đúng được 0,33 điểm (3 câu đúng được 1,0 điểm).

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

C

B

A

B

A

C

C

B

D

D

A

C

D

C

B

TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2.0 điểm)

Các bước để lập kế hoạch chi tiêu gồm:

Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính và thời gian thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

Bước 2: Xác định các khoản chi cần thiết và ưu tiên.

Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi và tiết kiệm.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu theo đúng quy tắc đã thiết lập.

Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu định kỳ để đảm bảo rằng nó phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu của bạn.

HS trả lời mỗi bước 0,4 điểm

2.0

2

(2.0 điểm)

HS nêu được ít nhất 4 biện pháp, mỗi biện pháp 0,5 điểm, sau đây là những gợi ý:

- Cẩn thận trong khi sử dụng các chất dễ cháy

- Không sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ nếu không được phép

- Không vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở trong nhà và nơi công cộng

- Cẩn thận khi sử dụng bếp ga

2.0

3

(1.0 điểm)

Tuỳ vào cách lập kế hoạch hợp lý để ghi điểm.

Ví dụ:

-Số tiền hiện có: 300 000 đ

-Chi tiêu trong tiệc sinh nhật: 225 000 đ

+ Mua bánh kem: 150 000 đ

+ Mua bánh kẹo: 50 000 đ

+ Mua đồ trang trí: 25 000 đ

- Tiết kiệm: 75 000 đ

1.0

Ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 CTST

- Trắc nghiệm: 15 câu x 1/3 điểm/1 câu = 5,0 điểm

- Tự luận: 3 câu = 5,0 điểm

TT

Nội dung

( Tên bài/Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Lập kế hoạch chi tiêu

4

1,32

2

0,66

1

2,0

1

1,0

6

2

5,0

Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại

8

2,64

1

0,33

1

2,0

9

1

5,0

Tổng số câu

12

3

1

1

1

15

3

10 điểm

Tỉ lệ %

40

10

20

20

10

50

50

Tỉ lệ chung

40

30

20

10

100

Bảng ma trận đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 CTST

TT

Nội dung

(Tên bài/Chủ đề)

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Lập kế hoạch chi tiêu

Nhận biết:

Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.

Nhận biết kế hoạch chi tiêu

4TN

Thông hiểu:

Trình bày được cách lập kế hoạch chi tiêu.

Vì sao cần lập kế hoạch chi tiêu

2TN

Vận dụng cao:

Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân.

1TL

Phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận biết:

- Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

8 TN

Thông hiểu:

- Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Đánh giá được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

1 TN

1 TL

Vận dụng:

- Xác định được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân.

1 TL

Tổng

12

4

1

1

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

100%

2. Đề thi cuối kì 2 GDCD 8 Chân trời sáng tạo - Đề 2

Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8 CTST

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục pháp luật

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

6 câu

2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu

1 câu

(2đ)

2 câu

Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

6 câu

2 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

2

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Đề thi GDCD 8 học kì 2 CTST

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây:

Câu 1. Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Hỗ trợ, giúp đỡ người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

B. Tố giác tội phạm tàng trữ và vận chuyển chất nguy hiểm về cháy, nổ.

C. Thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng khi phát hiện đám cháy.

D. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

Câu 2. Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sao đây?

A. Sản xuất thuốc bằng các hóa chất đủ tiêu chuẩn, đúng hàm lượng cho phép.

B. Sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật, xâm hại sức khỏe con người.

C. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.

D. Sử dụng các loại hóa chất thuộc danh mục được phép, đảm bảo tiêu chuẩn.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Thiết bị điện bị quá tải.

B. Bảo quản thực phẩm sai cách.

C. Nắng nóng kéo dài.

D. Rò rỉ khí ga.

Câu 4. Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.

B. Tự ý thực hiện hành vi rà, phá bom, mìn.

C. Đốt lửa trên vùng đất nghi ngờ có bom, mìn.

D. Lại gần khu vực có biển cảnh báo bom, mìn.

Câu 5. Để phòng ngừa tai nạn ngộ độc thực phẩm, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?

A. Sử dụng thực phẩm đã bị hư hỏng để tiết kiệm chi phí.

B. Sử dụng nhiều phẩm màu hóa học khi chế biến thức ăn.

C. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn đã nấu chín.

D. Dùng các chất phụ gia độc hại để bảo quản thực phẩm.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?

A. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải.

B. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.

C. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.

D. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ.

Câu 7. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã có ý thức trong việc phòng, chống tai nạn chất độc hại?

Tình huống. Gia đình ông B mở một nhà hàng kinh doanh đồ ăn. Nhà hàng của ông B rất đông khách, nên ngày nào ông và các thành viên trong gia đình cũng phải dậy từ rất sớm để sơ chế các nguyên liệu. Anh C là hàng xóm của ông B, đồng thời cũng là chủ một tiệm tạp hóa. Thấy ông B và người thân vất vả, anh C bèn mang tới một gói bột nhỏ màu vàng, nói với ông B rằng: “đây là loại hóa chất giúp làm sạch nhanh chóng các loại thực phẩm”; rồi anh khuyên ông B nên sử dụng loại hóa chất này để tiết kiệm thời gian, công sức. Tuy nhiên, ông B không đồng ý, vì cho rằng các hoá chất sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ khách hàng.

A. Anh C.

B. Ông B.

C. Ông B và anh C.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 8. Loại tai nạn nào được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Vợ chồng anh D đã tiến hành sang chiết thô sơ ga từ bình 12kg sang các bình ga nhỏ để mang đi bán. Trong quá trình sang chiết, do thiếu máy móc đã khiến một lượng khí ga bị rò rỉ bao phủ can phòng. Thời điểm vợ chồng anh D phát hiện ra mùi ga nồng nặc cũng là lúc một tiếng nổ vang lên kèm theo lửa bùng cháy cuồn cuộn.

A. Cháy, nổ.

B. Ngộ độc thực phẩm.

C. Tai nạn vũ khí gây ra.

D. Tai nạn do bom mìn gây ra.

Câu 9. Anh T sinh ra và lớn lên tại thôn X, xã P – nơi đây từng là cứ địa quan trọng trong chiến tranh, nên còn sót lại nhiều loại bom, mìn, vật nổ nằm trong lòng đất. Một lần, khi đang đi làm rẫy, anh T phát hiện một vật thể lạ, nghi là một quả bom.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là anh T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lại gần, sờ vào vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom gì.

B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.

C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.

D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.

Câu 10. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Chỉ những người thiếu hiểu biết mới gặp phải tai nạn vũ khí, chất độc hại.

B. Tai nạn hóa chất độc hại không để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người.

C. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm riêng của lực lượng cảnh sát cứu hỏa.

D. Mọi công dân có trách nhiệm phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại.

Câu 11. Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu P. Bạn T thấy cậu P thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu P không liên quan đến mình.

B. Đồng ý với việc làm của cậu P, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.

C. Khuyên cậu P nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.

D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.

Câu 12. Gần tết Nguyên đán, anh D được anh X rủ cùng mua vật liệu về nhà tự quấn pháo để bán. Nếu là anh D, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Từ chối, đồng thời khuyên anh X không nên thực hiện ý định đó.

B. Từ chối nhưng không can ngăn anh X vì không phải việc của mình.

C. Đồng ý với anh X vì bán pháo vào dịp tết sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

D. Đồng ý, rủ thêm nhiều người thân và bạn bè cùng tham gia cho vui.

Câu 13. “Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hợp đồng lao động.

B. Nội quy lao động.

C. Kỉ luật lao động.

D. Nội quy làm việc.

Câu 14. Người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?

A. Tuân theo nội quy lao động.

B. Thực hiện tất cả yêu cầu của người sử dụng lao động.

C. Thực hiện hợp đồng lao động.

D. Thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Câu 15. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền nào dưới đây?

A. Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.

B. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

C. Hưởng lương phù hợp với trình độ, kĩ năng nghề.

D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Câu 16. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.

B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Câu 17. Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.

B. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.

C. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.

D. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Câu 18. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa đủ 18 tuổi là

A. lao động thành niên.

B. lao động đã qua đào tạo.

C. lao động chưa thành niên.

D. lao động phổ thông.

Câu 19. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?

Tình huống. Chị X làm việc tại công ty của ông M. Trong quá trình làm việc, chị M luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, chị X vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi chị thắc mắc, ông M đã có những lời lẽ không hay xúc phạm chị và đuổi việc, không cho chị X tiếp tục làm việc tại công ty.

A. Chị X

B. ông M.

C. Chị X và ông M.

D. Không có nhân vật nào.

Câu 20. Chủ thể nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh X được nghỉ phép hằng năm.

B. Bạn T chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.

C. Bà Y thuê bạn C (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.

D. Chị V luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

Câu 21. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.

C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động.

D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người.

Câu 22. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.

C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.

D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.

Câu 23. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Sáng chủ nhật, V có hẹn sẽ cùng đi đá bóng với H. Khi tới nhà bạn H, V thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, V mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.

C. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.

D. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.

Câu 24. Anh S làm việc tại công ty của ông K. Trong quá trình làm việc, anh S luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, anh S vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi anh thắc mắc, ông K đã có những lời lẽ không hay xúc phạm anh và đuổi việc, không cho anh S tiếp tục làm việc tại công ty.

Câu hỏi: Nhân vật nào trong tình huống trên đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?

A. Anh S.

B. ông K.

C. Anh S và ông K.

D. Không có nhân vật nào.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Những việc làm dưới đây có thể gây ra hậu quả gì?

a) Mải nói chuyện với bạn, N quên không tắt bếp ga khi đã nấu xong.

b) Anh M là nhân viên bảo vệ của công ty. Buổi tối, anh rủ một số người cùng chơi bài tại phòng bảo vệ. Do bị thua, anh lấy súng ra để doạ mọi người.

c) Cửa hàng của chị D thường xuyên sang chiết ga lậu để bán nhằm thu lời.

d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà.

Câu 2 (2,0 điểm): Theo em, những hành vi nào dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quy định của pháp luật về lao động? Vì sao?

a) Đuổi việc nhân viên mà không thông báo trước.

b) Tự ý giảm tiền lương của người lao động.

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn GDCD

    Xem thêm