Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn thi GDCD lớp 8 học kì 2 năm 2024 sách mới

Đề cương GDCD 8 học kì 2 năm 2024

Đề cương ôn thi GDCD lớp 8 học kì 2 năm 2024 là tài liệu ôn tập cuối năm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải đề thi GDCD lớp 8 học kì 2 chương trình sách mới. Đề cương có đáp án kèm theo cho các em tham khảo, luyện tập và so sánh đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết sau đây để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới đạt kết quả cao.

1. Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 8 Học kì 2 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1: Tiêu chí xác định mục tiêu cá nhân là gì?

A. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình

B. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh trong tính cách của bạn/ Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình

C. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Các mốc thời gian thực hiện cụ thể và phù hợp với khả năng của chính mình

D. Hiểu rõ được những suy nghĩ và ước muốn hướng tới của bản thân / Những điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bạn

Câu 2: Nếu đặt ra mục tiêu không có thời gian thực hiện, em có thể hoàn thành mục tiêu đó như ý muốn không?

A. Vẫn có thể thực hiện được mục tiêu đó vì thời gian không phải yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu

B. Không thể thực hiện được vì không có thời gian cụ thể để thực hiện

C. Vẫn có thể thực hiện được nếu đó là một mục tiêu ngắn hạn nhưng kết quả của mục tiêu đó sẽ không được tốt

D. Không thể thực hiện được vì đó là mục tiêu bất khả thi

Câu 3: Theo mô hình SMART S là:

A. Tính cụ thể

B. Tính đo lường được

C. Tính khả thi

D. Thời hạn cụ thể

Câu 4: Làm thế nào để Thiết lập một mục tiêu?

A. Thiết lập mục tiêu SMAT (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

B. Thiết lập mục tiêu SMAR (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

C. Thiết lập mục tiêu SMART (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

D. Thiết lập mục tiêu SMARTH (cụ thể, đo lường được, đạt được, liên quan, thời hạn) thúc đẩy bạn và viết chúng ra

Câu 5: Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn K là gì?

A. Giúp bạn K có định hướng

B. Giúp bạn K có sức khỏe tốt

C. Giúp bạn K có vóc dáng đẹp

D. Giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.

Câu 6: Đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây?

A. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp

B. Kiên muốn giành được được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi toán năm nay

C. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa

D. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa

Câu 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “Gia đình là …… của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng ……… của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên”?

A. Chiếc vỏ bọc/ sự nghiệp

B. Nguồn cội/ nhân cách

C. Nguồn gốc/ tính cách

D. Chiếc nôi/ sức mạnh

Câu 8: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng

B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình

C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình

D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

Câu 9: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?

A. Bố mẹ

B. Con cái

C. Anh, chị, em trong gia đình

D. Giáo viên chủ nhiệm của con

Câu 10: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

A. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ

B. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng

C. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga

D. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

Câu 11: Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?

A. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ

B. Cấm tàng trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác

C. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân

D. Người dân có thể trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trong một mức nhất định

Câu 12: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương

B. Không khóa bình gas sau khi nấu ăn

C. Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

D. Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Câu 13: Anh K phát hiện ra phía chân núi có một quả bom tàn dư lại sau chiến tranh, anh K nghĩ nếu lấy được phần vỏ kim loại đó để bán sắt vụn thì kiếm được một khoản tiền. Nhưng một mình anh K không thể tự dịch chuyển hay cưa quả bom đó, anh K liền rủ anh T là hàng xóm cùng đến cưa và chia đôi số tiền kiếm được. Thấy anh T lo ngại về việc quả bom có thể sẽ phát nổ trong quá trình hai anh đang làm, anh K chấn an “nếu nó nổ được đã nổ từ khi có chiến tranh rồi kìa”. Theo em anh T nên làm gì để giữ an toàn cho bản thân và anh K?

A. Lí lẽ của anh K hoàn toàn chính xác, anh T nên nghe theo cùng đến chỗ quả bom để thực hiện công việc với anh K

B. Anh T nên khuyên anh K không nên cưa quả bom để lấy kim loại mà báo chuyện có quả bom sót lại cho cơ quan chức năng, có chuyên môn về việc rà xóa bom mìn để xử lí an toàn không gây ra các thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản

C. Anh T nên báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc mình sắp làm cùng anh K để họ có thể ứng cứu kịp thời khi xảy ra bất cứ tình huống nguy hiểm nào khác

D. Anh T nên bảo với mọi người về việc anh K tìm thấy quả bom còn sót lại, cùng nhau tìm ra phương án hợp lí để lấy kim loại

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cứu hỏa là nhiệm vụ của các đồng chí lính cứu hỏa

B. Khi nào có cháy mới cần ra sức cứu cháy

C. Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà

D. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà

Câu 15: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?

A. Về tính mạng

B. Về tài sản

C. Thiệt hại về tải sản; sức khỏe, tính mạng con người

D. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người

Câu 16: Em đang xếp hàng đợi mua dầu hỏa cho bố, thì trông thấy một người đàn ông cũng đang xếp hàng chờ đổ xăng, trong lúc chờ đợi chú ấy đã lấy bật lửa ra định châm thuốc hút. Em sẽ làm gì trong tình huống đó?

A. Việc hút thuốc là quyền tự do của mỗi người

B. Báo cho người quản lí tại đó biết được tình hình rồi phạt người đàn ông hút thuốc kia

C. Khuyên chú ấy không được hút thuốc tại cây xăng vì rất nguy hiểm có thể gây ra cháy nổ nghiêm trọng, thiệt hại đến tài sản và tính mạng

D. Mặc kệ chú ấy, chú ấy muốn hút thuốc ở đâu là việc của chú ấy

Câu 17: Tai nạn cháy nổ có thể xảy ra ở đâu?

A. Các khu công nghiệp làm với sức chứa lớn

B. Các khu đông dân cư

C. Chỉ có những gia đình đun nấu bằng bếp gas mới hay bị xảy ra cháy nổ

D. Bất cứ đâu cũng có thể xảy ra các tai nạn về cháy nổ nếu chúng ta bất cẩn

Câu 18: Em sẽ làm gì khi thấy bạn bè, các em nhỏ chơi, nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm?

A. Người khác chơi không liên quan gì đến bản thân mình

B. Chạy đi báo với người lớn về hành động chơi với đồ vật lạ của các em

C. Báo với thầy cô để thầy cô kỉ luật các bạ chơi các đồ chơi không lành mạnh

D. Cần khuyên ngăn các bạn và các em không nên chơi với các đồ vật lạ, các chất nguy hiểm

Câu 19: Các hình thức tai nạn nào dưới đây được coi là tai nạn vũ khí?

A. Gặp tai nạn khi đang tham gia giao thông

B. Gặp các sự cố, tai nạn trong khi làm việc

C. Bị thương tích do súng đạn, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh gây ra

D. Gặp tai nạn do thực lửa gây ra trong khi đang chế biến các món ăn

Câu 20: Em trông thấy một nhóm người đang vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại qua đường biên giới, em sẽ làm gì?

A. Cần phải chạy đi chỗ đó ngay, vì có thể những người đó có thể làm hại tới mình

B. Báo cho các cơ quan chức năng những người có trách nhiệm về các hoạt động ngăn chặn, chống buôn bán vũ khí, các chất độc hại để có biện pháp xử lí phù hợp

C. La hét để gây sự chú ý của mọi người

D. Phát ra động tĩnh để nhóm người đó hoảng sợ mà bỏ chạy

2. Đáp án đề cương ôn thi GDCD 8 học kì 2

1. A2. C3. B4. C5. D6. B7. B8. B9. D10. C
11. B12. D13. B14. D15. C16. C17. D18. D19. C20. B
Đánh giá bài viết
11 4.482
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn GDCD

    Xem thêm