Đề thi học kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức - Đề 1

Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân

Đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức - Đề 1 được VnDoc đăng tải sau đây gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Giáo dục công dân 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

1. Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8 KNTT

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kỹ năng sống

Phòng, chống bạo lực gia đình

2 câu

2 câu

0.5

2

Giáo dục kinh tế

Lập kế hoạch chi tiêu

2 câu

2 câu

0.5

3

Giáo dục pháp luật

Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại

4 câu

½ câu

½ câu

4 câu

1 câu

5.0

Quyền và nghĩa vụ lao động

4 câu

1 câu

4 câu

1 câu

4.0

Tổng

12

1

1/2

1/2

12

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

2. Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 KNTT

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Câu 1: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng

B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình

C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình

D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

Câu 2: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.

B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.

C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.

D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.

Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.

B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.

C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.

D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Câu 4: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?

A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.

C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.

Câu 5. Dầu hỏa là

A. chất độc hại.

B. chất cháy.

C. chất nổ.

D. vũ khí.

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Câu 7: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Câu 8: Hành động nào dưới đây không ảnh hưởng đến quá trình phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Cô H sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

B. Các chú bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

C. Bạn H tự chế súng để chơi.

D. Bác Q dùng mìn để đánh bắt cá.

Câu 9: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 10: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?

A. Quyền tự do kinh doanh.

B. Quyền sở hữu tài sản.

C. Quyền được tuyển dụng lao động.

D. Quyền bóc lột sức lao động.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?

A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.

B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.

C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.

D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào

Câu 12: Người lao động có nghĩa vụ

A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.

B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.

C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.

D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1. ( 2.0 điểm) Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu út. Bạn thấy cậu út thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.

Nếu là bạn T, dựa vào những quy định của pháp luật, em sẽ nói gì với cậu út?

Câu 2. (2.0 điểm) Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Câu 3. ( 3.0 điêm) Em hãy phân tích tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người?

3. Đáp án đề thi GDCD 8 học kì 2 KNTT

Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

A

B

B

A

A

B

A

C

D

A

Điểm

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Phần I- Tự luận (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

2.0 điểm

Nếu là bạn T, em sẽ:

+ Giải thích để cậu út hiểu: việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: gây độc cho rau, quả; gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất.

+ Cung cấp thêm tới cậu út những thông tin, quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn chất độc hại.

+ Khuyên cậu út nên: sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định; có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu hóa học.

1.0 đ

0.5 đ

0.5 đ

2

2.0 điểm

- Để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, em cần:

+ Tư vấn, giải thích cho người thân và bạn bè hiểu rõ những nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Khuyên mọi người nên tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật và trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng để phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

1.0đ

1.0 đ

3

3.0 đ

* Vai trò của lao động đối với đời sống con người:

- Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội, là một trong nhũng nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

- Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển, xây dựng đất nước giàu mạnh.

- Lao động là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong xã hội, giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, đem đến cho con người niẽm vui và tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống,

1.0 đ

1.0 đ

1.0 đ

Đánh giá bài viết
1 233
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8

    Xem thêm