Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kỳ 2 môn Sinh học, các bạn học sinh lớp 8 đừng quên tham khảo Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 do VnDoc đăng tải sau đây. Bộ đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh này được chọn lọc kỹ càng, giúp các bạn làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô và các bạn học sinh.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh số 1

Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 8

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chương VI: Trao đổi chất và năng lượng

- Giải thích hiện tượng thực tế trong đời sống

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

1

10%

1

1

10%

Chương VII: Bài tiết

- Nêu được quá trình bài tiết nước tiểu.

- Biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

- Biết giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0.75

7.5%

2

0.5

5%

2

0.5

5%

5

1.75

17.5%

Chương VIII: Da

Cách phòng tránh bệnh ngoài da.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1

0.5

5%

1

0.5

5%

Chương IX: Thần kinh và giác quan

- Nêu được các bộ phận của trung ương thần kinh.

- Phân biệt được PXKĐK và PXCĐK.

- Trình bày nguyên nhân cách khắc phục các tật ở mắt

- Cho ví dụ về PXKĐK và PXCĐK

- Ý nghĩa của việc thành lập và ức chế PXCĐK

- Chức năng của tai.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

2

0.5

5%

1

2.75

27.5%

1/2

1

10%

1/2

1

10%

4

5.25

52.5%

Chương X: Nội tiết

-Phân biệt được tuyến nội tiết và ngoại tiết

-Hiểu rõ chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể có liên quan đến hoocmôn

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

5

1.5

15%

5

1.5

15%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tổng tỉ lệ:

2+2

4

40%

7+1/2

3

30%

3+1/2

2

20%

1

1

10%

16

10

100%

Đề thi Sinh học 8 học kì 2

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Trong các tuyến sau, tuyến nào là tuyến nội tiết:

A. Tuyến nhờn

B. Tuyến ức

C. Tuyến mồ hôi

D. Cả B và C

Câu 2. Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ?

A. Muối khoáng

B. Nước

C. Vitamin

D. Cả B, C

Câu 3. Đâu không phải là thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Uống đủ nước

B. Không ăn quá nhiều prôtêin

C. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay

D. Ăn mặn

Câu 4. Trung ương của hệ thần kinh:

Não, dây thần kinh

B. Dây thần kinh, hạch thần kinh

C. Não, tủy sống

D. Não, tủy sống, dây thần kinh

Câu 5. Tuyến nội tiết nào giữ vai trò chỉ đạo hoạt động các tuyến nội tiết khác ?

A.Tuyến yên

B. Tuyến tụy

C. Tuyến trên thận

D. Tuyến giáp

Câu 6. Khi trong cơ thể thiếu hoocmôn insulin, sẽ bị bệnh nào ?

A. Rối loạn tiết hoocmôn

B. Đái tháo đường

C. Bướu cổ

D. Béo phì

Câu 7. Cấu tạo của tủy sống gồm?

A. Chất xám

B. Chất trắng

C. Các sợi trục nơron có bao miêlin

D. Cả A và B

Câu 8. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại sẽ:

A. Hạn chế được các vi sinh vật gây bênh.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi

C. Tránh cho thận làm việc quá nhiều

D. Hạn chế tác hại của các chất độc hại

Câu 9. Điều khiển hoạt động của cơ vân là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

B. Thân nơron

D. Sợi trục

Câu 10. Điều khiển hoạt động của các nội quan là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

B. Thân nơron

D. Sợi trục

Câu 11. Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

A. Điều khiển hoạt động của cơ tim

B. Điều khiển hoạt động của cơ trơn

C. Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương

D. Điều khiển hoạt động của cơ quan sinh sản

Câu 12. Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết như thế nào?

A. Giảm đi một nửa

B. Bình thường

C. Bài tiết bổ sung cho da

D. Bài tiết gấp đôi.

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0đ): Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra như thế nào?

Câu 2. (2,0 đ) Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. Cho ví dụ. Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người là gì ?

Câu 3. (2,0 đ) Trình bày khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị ở mắt.

Câu 4. (1 điểm) Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.

Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu123456789101112
Đáp ánBADCABDDABCB

II. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Điểm

1

Sự tạo thành nước tiểu trong các đơn vị chức năng của thận gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn lọc máu ở nang cầu thận:

+ Máu theo động mạch đến cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận (0,25đ)

+ Các tế bào máu và phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. (0,25đ)

+ Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận. (0,25đ)

- Giai đoạn hấp thụ lại xảy ra trong ống thận: ống thận hấp thụ lại phần lớn nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết như Na+, Cl-... (0,5đ)

- Giai đoạn bài tiết tiếp: ở phần sau ống thận (0,25đ)

các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã (0,25đ)

các chất ion thừa như H+, K+... để tạo thành nước tiểu chính thức (0,25đ)

0.25

0.25

0.25

0.5

0.25

0.25

0.25

2

- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

Ví dụ: Đi ngoài nắng mặt đỏ gay, mồ hôi vã ra.

- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

Ví dụ: Chẳng dại gì mà chơi/đùa với lửa

- Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

0.5

0.25

0.5

0.25

0.5

3

Cận Cận thị (4 ý X 0,5đ)

- Khái niệm:

- Nguyên nhân:

- Vị trí của ảnh so với màng lưới:

- Cách khắc phục:

0.5

4

Trong tro của cỏ tranh có một số muối khoáng tuy không nhiều và chủ yếu là muối kali. Vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.

1

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh số 2

I. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Khi nói về vai trò của canxi, điều nào sau đây là đúng ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng

C. Có vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ và quá trình đông máu

D. Tham gia vào sự phân chia tế bào, trao đổi glicôgen và dẫn truyền xung thần kinh

Câu 2: Vitamin B2 có nhiều trong

A. lúa gạo, cà chua, ngô vàng...

B. hạt nảy mầm, dầu thực vật, phomat...

C. rau xanh, quả tươi có màu đỏ...

D. gan, thịt bò, trứng, hạt ngũ cốc...

Câu 3: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Da người thải khoảng ... các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ CO2).

A. 30%

B. 5%

C. 10%

D. 20%

Câu 4:

4: Cơ quan nào dưới đây không phải là một thành phần của hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Thận

B. Ống đái

C. Bóng đái

D. Dạ con

Câu 5: Những người có nguy cơ sỏi thận không nên ăn nhiều loại thức ăn nào sau đây ?

A. Cà muối

B. Mồng tơi

C. Cá chép

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 6: Tại vùng ngăn cách giữa bóng đái và ống đái tồn tại mấy loại cơ vòng ?

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

Câu 7: Lớp biểu bì da không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Tuyến nhờn

B. Tầng sừng

C. Tầng tế bào sống

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8: Bệnh nào dưới đây là bệnh ngoài da và có khả năng lây nhiễm từ người sang người ?

A. Cúm

B. Viêm gan A

C. Bạch tạng

D. Hắc lào

Câu 9: Khi nói về dây thần kinh não, khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. Gồm 2 loại : dây cảm giác và dây vận động

B. Gồm 3 loại : dây cảm giác, dây vận động và dây pha

C. Gồm 2 loại : dây cảm giác và dây pha

D. Chỉ bao gồm những dây pha

Câu 10: Tiểu não không có vai trò nào dưới đây ?

A. Điều hoà thân nhiệt

B. Điều hoà và phối hợp các cử động phức tạp

C. Giữ thăng bằng cho cơ thể

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 11: Phần trên cùng của trụ não là

A. não giữa.

B. hành não.

C. cầu não.

D. não trung gian.

Câu 12: Sự tiến hoá của hệ thần kinh người so với hệ thần kinh động vật chủ yếu thể hiện ở cấu trúc và chức năng của phần não nào?

A. Đại não

B. Tiểu não

C. Trụ não

D. Não trung gian

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Chứng mình rằng đại não ở người là tiến hóa nhất trong các động vật thuộc lớp Thú?

Câu 2: (3 điểm)

a) Sự tạo thành nước tiểu diễn ra như thế nào?

b) Biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?

Đáp án:

I. Trắc nghiệm

123456789101112
ADCDABADBAAA

II. Tự luận

Câu 1:

Đại não ở người là tiến hóa nhất trong các động vật thuộc lớp Thú vì:

- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.

- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

Câu 2:

a) Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận

Gồm 3 quá trình:

- Quá trình lọc máu:

  • Diễn ra ở cầu thận và nang cầu thận
  • Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc được giữ lại trong máu → Tạo nước tiểu đầu

- Quá trình hấp thụ lại:

  • Diễn ra ở ống thận
  • Các chất dinh dưỡng, cần thiết được hấp thụ lại máu
  • Sử dụng năng lượng ATP

Quá trình bài tiết tiếp:

  • Diễn ra ở ống thận
  • Các chất độc, cặn bã, ... được bài tiết ra khỏi máu
  • Sử dụng năng lượng ATP

→ Tạo nước tiểu chính thức

b) Các biện pháp để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là:

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.

- Cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý như:

+ Không ăn quá nhiều Protein quá mặn hoặc quá chua.

+ Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc.

- Cần uống đủ nước

- Khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên cố nhịn tiểu.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh số 3

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Ở người, sự thụ tinh thường xảy ra trong ống dẫn trứng, ở … phía ngoài.

A. 3/4

B. 1/3

C. 2/3

D. 1/5

Câu 2: Hoocmôn nào dưới đây không phải do tuyến trên thận tiết ra ?

A. Norađrênalin

B. Ađrênalin

C. Cooctizôn

D. Glucagôn

Câu 3: Insulin do tuyến tuỵ tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Không đặc trưng cho loài

C. Hoạt tính sinh học cao

D. Tính đặc hiệu

Câu 4: Sóng âm được truyền từ ngoài vào trong theo chiều nào sau đây ?

A. Ống tai – màng nhĩ – xương búa – xương đe – xương bàn đạp – màng cửa bầu dục - ốc tai

B. Ống tai – màng nhĩ – xương bàn đạp – xương đe – xương búa – màng cửa bầu dục - ống bán khuyên - ốc tai

C. Ống tai – màng cửa bầu dục - xương bàn đạp – xương đe – xương búa – màng nhĩ - ốc tai

D. Ống tai – màng nhĩ – xương đe – xương bàn đạp – xương búa – màng cửa bầu dục - ốc tai

Câu 5: Thể thuỷ tinh bị lão hoá sẽ dẫn đến

A. tật viễn thị.

B. tật cận thị.

C. tật loạn thị.

D. tật quáng gà.

Câu 6: Ở cầu mắt, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của

A. tế bào hạch.

B. tế bào que.

C. tế bào nón.

D. tế bào hai cực.

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở phân hệ giao cảm ?

A. Có chuỗi hạch nằm gần cột sống

B. Trung ương nằm ở trụ não

C. Nơron trước hạch có sợi trục dài

D. Nơron sau hạch có bao miêlin

Câu 8: Khi nói về vỏ não người, điều nào sau đây là đúng ?

A. Có diện tích bề mặt khoảng 1500 – 1800 cm2

B. Dày khoảng 2 – 3 mm

C. Gồm có 5 lớp

D. Chủ yếu là tế bào hình que

Câu 9: Thành phần nào dưới đây là sản phẩm của da ?

A. Tóc

B. Tất cả các phương án còn lại

C. Lông

D. Móng

Câu 10: Trong các loại quả dưới đây, loại quả nào chứa nhiều vitamin C nhất ?

A. Ổi

B. Cam

C. Đu đủ

D. Khế

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: Hãy so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não. (5 điểm)

Câu 2: Bệnh tiểu đường phát sinh như thế nào? Có mấy cơ chế chính làm phát sinnh bệnh tiểu đường ở người ? Hãy làm rõ từng cơ chế. (1 điểm)

Câu 3 (1 điểm): Hiện nay, tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị ngày càng tăng. Ở nông thôn tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị là 15-20%, ở thành phố là 30-40%. Em hãy cho biết nguyên nhân của tình trạng trên và cần phải làm gì để hạn chế tỷ lệ học sinh mắc tật cận thị?

Đáp án:

A. Phần trắc nghiệm

12345
BDDAA
678910
CABBA

B. Phần tự luận

Câu 1

Bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não:

Nội dung so sánhTrụ nãoNão trung gianTiểu não
Cấu tạo- Cấu tạo gồm hành não, cầu não và não giữa

- Cả ba cấu trúc thành phần đều có chất trắng bao ngoài, chất xám bên trong tập hợp thành các nhân xám

- Cấu tạo gồm đồi thị và vùng dưới đồi

- Đồi thị được cấu tạo hoàn toàn từ chất xám còn vùng dưới đồi có chất trắng bao ngoài, chất xám bên trong tập hợp thành các nhân xám

- Không phân vùng, là một khối thống nhất có dạng cành cây

- Chất xám bao ngoài tạo thành vỏ xám, chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh

Chức năng- Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng : tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp…- Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt- Điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể

Câu 2: Bệnh tiểu đường xảy ra khi nồng độ glucôzơ trong máu luôn vượt mức bình thường, quá ngưỡng thận nên bị lọc thải ra ngoài theo đường nước tiểu (0,5 điểm)

Có 2 cơ chế chính làm phát sinh bệnh tiểu đường ở người :

- Cơ chế 1 : Các tế bào của vùng đảo tuỵ tiết không đủ lượng insulin cần thiết đã làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao (0,25 điểm)

- Cơ chế 2 : Insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng không được các tế bào tiếp nhận hoặc insulin bị mất hoạt tính và hiện tượng này cũng làm hạn chế quá trình chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, khiến cho đường huyết tăng cao (0,25 điểm)

Câu 3:

Nguyên nhân của tật cận thị:

+ Tật bẩm sinh do cầu mắt dài

+ Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thủy thể tinh luôn luôn phồng lâu dần mắt khả năng co dãn.

+ Một số nguyên nhân khác: Đọc sách nơi thiếu ánh sáng, ánh sáng quá chói, tiếp xúc với máy tính nhiều, độ cao của bàn ghế không phù hợp...

Mặt khác, học sinh ở thành phố có tỷ lệ cận thị nhiều hơn ở nông thôn là do: môi trường sống chật hẹp làm tầm nhìn bị giới hạn, thiếu không gian cho trẻ vui chơi, vận động ngoài trời, tiếp xúc sớm, nhiều với các phương tiện (ti vi, điện thoại, máy tính...)

Để hạn chế tật cận thị ta cần

- Ngồi học đúng tư thế, đọc sách nơi có ánh sáng vừa đủ

- Không ngồi quá lâu trước máy tính (sau khi ngồi 1 – 2 tiếng nên cho mắt thư giãn 5 – 10 phút)

- Ngồi học ở bàn ghế phù hợp, khoảng cách hợp lí.

- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt như: gấc, cà rốt, dầu cá …

- Thường xuyên vui chơi ngoài trời

- Khám mắt định kỳ

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh số 4

Phòng GD&ĐT Hòn Đất
Trường THCS Bình Giang
KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học:........
Môn: Sinh học - Khối: 8
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm? Vì sao da ta luôn mềm mại lại không bị thấm nước?

Câu 2: (2,0 điểm)

Nêu tính chất và vai trò của hooc môn? Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và ở nữ là gì? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?

Câu 3: (4,0 điểm)

Trình bày cấu tạo trong và chức năng của đại não? Giải thích vì sao khi giết bò, thỏ người ta chỉ cần đánh mạnh vào gáy?

Câu 4: (2,0 điểm)

Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên? Ảnh hưởng của việc có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì?

Đáp án:

CâuNội dungĐiểm
Câu 1

* Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là: CO2, mồ hôi, nước tiểu.

* Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên:

  • Hệ hô hấp thải CO2
  • Da thải mồ hôi.
  • Hệ bài tiết nước tiểu thải nước tiểu.

* Da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước vì:

  • Da cấu tạo gồm nhiều tế bào xếp rất sát nhau, ở lớp bì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau nên da không thấm nước.
  • Trên da có tuyến tiết chất nhờn nên da luôn mềm mại.
0,25

0,25

0,25

0,25

0,75

0,25

Câu 2
  • Tính chất và vai trò của hoóc môn:

- Tính chất: Hoóc môn có hoạt tính sinh học cao, không mang tính đặc trưng cho loài và chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.

- Vai trò: Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể và điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

  • Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì:

- Ở nam do tinh hoàn tiết testôstêrôn.

- Ở nữ do buồng trứng tiết estrôgen.

  • Biến đổi quan trọng cần lưu ý:

- Trong những biến đổi ở tuổi dậy thì của nam thì xuất tinh lần đầu tiên là biến đổi quan trọng nhất, chứng tỏ đã có khả năng có con.

- Trong những biến đổi ở tuổi dậy thì của nữ thì hành kinh lần đầu tiên là biến đổi quan trọng nhất, chứng tỏ đã có khả năng có con.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

Câu 3

* Cấu tạo trong của đại não:

- Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2- 3mm gồm 6 lớp
để điều khiển các phản xạ có điều kiện

- Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh dẫn truyền nối các vùng của vỏ đại não với nhau và với vùng dưới của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống.

* Chức năng: Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống cá thể.

* Khi giết bò, thỏ người ta chỉ cần đánh mạnh vào gáy vì: Gáy là vị trí khớp đầu, cổ, liên quan đến hành tủy có các trung khu điều khiển hoạt động tuần hoàn, hô hấp, khi bị tổn thương dễ chết.

0,75

0,75

0,5

2,0

Câu 4

* Những nguy cơ xảy ra khi có thai ở tuổi vị thành niên.

- Dễ sẩy thai hoặc đẻ non do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường bị sót nhau thai, băng khuyết, nhiễm khuẩn.

- Con sinh ra thường ra thường nhẹ cân, khó nuôi và dễ bị nhiễm bệnh.

- Nếu phải nạo thai thì dễ dẫn đến vô sinh vì bi dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.

- Thành tử cung cũng rất mỏng nên việc nạo thai sẽ khó thực hiện, vì sẽ vỡ tử cung.

- Thai không phát triển bình thường và gây ra dị tật bẩm sinh.

* Ảnh hưởng của việc có thai ngoải ý muốn ở tuổi vi thành niên

- Phải bỏ học nên ảnh hưởng đến sự nghiệp và tiền đồ sau này.

- Có thể dẫn đến tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh số 5

PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC ..........
Môn: Sinh học - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

A. Phần trắc nghiệm (2 điểm):

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

Câu 1: Cơ thể người thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:

A. Tê phù.

B. Thiếu máu.

C. Còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn.

D. Khô giác mạc ở mắt.

Câu 2: Quá trình lọc máu để tạo ra nước tiểu đầu xảy ra ở đâu?

A. Cầu thận

B. Ống thận.

C. Bàng quang.

D. Ống dẫn nước tiểu.

Câu 3: Khi kích thích chi sau bên trái ở ếch đã hủy não để nguyên tủy bằng dung dịch HCl 1%, chi sau bên phải co nhưng chi sau bên trái không co chứng tỏ:

A. Rễ sau bên trái bị đứt

B. Rễ sau bên phải bị đứt.

C. Rễ trước bên trái bị đứt.

D. Rễ trước bên phải bị đứt

Câu 4: Các tế bào nón ở màng lưới của cầu mắt có chức năng:

A. Tiếp nhận ánh sáng mạnh

B. Tiếp nhận ánh sáng yếu

C. Tiếp nhận màu sắc

D. Tiếp nhận ánh sáng mạnh và màu sắc

B. Phần tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ?

Câu 2 (2,0 điểm) Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại, em cần xây dựng các thói quen sống khoa học như thế nào?

Câu 3 (2,0 điểm)

Em hãy nêu những điểm tiến hóa của não người so với não của các động vật thuộc lớp Thú? Vì sao tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện ở người?

Câu 4 (2,0 điểm)

Trình bày cơ chế điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định ở 0,12% của các tuyến nội tiết?

Đáp án:

I/ TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

D

II/ TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,đ)

* Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không cần phải học tập.

0,5đ

Ví dụ: Tay chạm vào vật nóng, rụt tay lại.

0,5đ

* Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.

0,5đ

Ví dụ: Đi qua ngã tư thấy có đèn đỏ, những người tham gia giao thông dừng xe lại.

0,5đ

Câu 2

(2 đ)

* Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.

0,5đ

- Khẩu phần ăn uống hợp lí:

+ Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.

+ Uống đủ nước

0,5đ

0,5đ

- Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu.

0,5đ

Câu 3

(2 đ)

* Tiến hóa của não người so với não của các động vật khác trong lớp Thú:

- Khối lượng não so với cơ thể người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú.

0,5đ

- Vỏ não người có nhiều khe và rảnh làm tăng bề mặt chứa các nơron.

0,5đ

- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói và hiểu chữ viết).

0,5đ

* Tiếng nói và chữ viết có thể giúp ta mô tả các sự vật, hiện tượng mà không có sự vật hiện tượng vẫn cũng làm cho người nghe, người đọc tưởng tượng ra. Vì vậy chúng cũng là tín hiệu gây ra các PXCĐK

0,5đ

Câu 4

(2 đ)

* Cơ chế điều hòa lượng đường trong máu:

- Khi lượng đường trong máu tăng: Tế bào bê-ta tiết hooc môn insulin chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ

0,5đ

- Khi lượng đường trong máu giảm:

+ Tế bào an-pha của tuyến tụy tiết hooc môn glucagon biến glicogen thành glucozo để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường

+ Tuyến trên thận tiết hoocmon cotizon giúp chuyển hóa lipit, protein làm tăng đường huyết.

0,5đ

0,5đ

- Hoạt động của tuyến tụy, tuyến trên thận được điều hòa bởi hoocmon do tuyến yên tiết ra.

0,5 đ

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh số 6

TRƯỜNG THCS BÌNH CHÂU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC ...........

Môn: Sinh học - Lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

Đề 1

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày cấu tạo của da phù hợp với chức năng? Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?

Câu 2 (3,0 điểm): Tật cận thị là gì? Nguyên nhân là do đâu? cách khắc phục như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Nêu những đặc điểm tiến hóa của não người so với não thú.

Câu 4 (2,0 điểm): Nêu tính chất của hoocmôn? Thiếu hoocmôn tirôxin gây bệnh gì? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh đó?

Câu 5 (2,0 điểm): Nêu rõ các nguy cơ của có thai sớm, ngoài ý muốn ở lứa tuổi vị thành niên? Nêu nguyên tắc tránh thai mà em biết?

Đề 2

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu cấu tạo của thận. Trong các chức năng của da, chức nào quan trọng nhất? Tại sao?

Câu 2 (3,0 điểm): Tật viễn thị là gì? Nguyên nhân là do đâu? cách khắc phục như thế nào?

Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày quá trình điều hòa lượng đường huyết trong máu luôn ổn định?

Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao ở tuổi vị thành niên không nên có thai hoặc nạo phá thai? Nêu các phương tiện sử dụng để tránh thai mà em biết.

Câu 5 (1,0 điểm): Não người tiến hóa hơn so với não thú ở những đặc điểm nào?

Đáp án:

Đề 1

Câu 1 (2,0 điểm):

- Da cấu tạo gồm 3 lớp

+ Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống

+ Lớp bì gồm sợi mô liên kết và các cơ quan

+ Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ

Câu 2 (3,0 điểm):

Các tật của mắt

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

- Bẩm sinh: Câu mắt dài

- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => Thể thủy tinh quá phồng

- Đeo kính mắt lõm (kính cận)

- giữ vệ sinh học đường, không đọc sách khi đi tàu xe...

Câu 4 (2,0 điểm):

  1. Tính chất củahoocmon

- Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan nhất định

- Hoocmon có hoạt tính sinh dục rất cao

- Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài

  1. Bệnh bướu cổ

Nguyên nhân: Thiếu Iôt, thì hoocmôn tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến.

Phòng bệnh: sử dụng muối có Iốt và sử dụng các thực phẩm từ biển nếu có thể.

Câu 5 (2,0 điểm):

* Nguy cơ

+ Nguy cơ tử vong cao vì dễ sẩy thai, đẻ non.

+ Con sinh ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong.

+ Nếu nạo phá thai thì dễ dẫn đến vô sinh sau này, vì: dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.

+ Nguy cơ bỏ học, ảnh hưởng tới tương lai, sự nghiệp.

* Nguyên tắc tránh thai:

+ Ngăn trứng chín và rụng

+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

Đề 2

Câu 1:

- Thận gồm 2 triệu đơn vị thận có chức năng lọc máu và hình thành nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 túi mao mạch) nang cầu thận (thực chất là 2 cái túi 2 lớp bao quanh cầu thận) và ống thận.

- Chức năng quan trọng nhất là bảo vệ cơ thể. Vì bảo vệ các hệ cơ quan tránh vi khuẩn, va đập cơ học…mà không cơ quan nào thay thế được.

Câu 2:

Viễn thi là tật mặt chỉ có khả năng nhìn xa

- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.

- Do thể thủy tinh bị lão hóa (người già) => Không phồng được

- Đeo kính mắt lồi (kính lão)

Câu 3:

- Khi nồng độ đường tăng cao, tế bào beta tiết insulin giúp chuyển hóa glucozo thành glicogen giúp làm giảm lượng đường trong máu

- Khi đường huyết giảm, tế bào anpha tiết insulin giúp chuyển hóa glicogen thành đường glucozo giúp tăng lượng đường trong máu.

Câu 4:

* Nguy cơ

+ Nguy cơ tử vong cao vì dễ sẩy thai, đẻ non.

+ Con sinh ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong.

+ Nếu nạo phá thai thì dễ dẫn đến vô sinh sau này, vì: dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.

+ Nguy cơ bỏ học, ảnh hưởng tới tương lai, sự nghiệp.

* Các biện pháp tránh thai:

+ Dùng thuốc tránh thai nội tiết.

+ Dùng bao cao su trong quan hệ tình dục.

+ Đặt vòng tránh thai.

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 số 7

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BÌNH CHÂU

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: Sinh Học – LỚP 8

Thời gian làm vài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) 15 phút

A. Hãy khoanh tròn vào chữ cái a, b, c hoặc d trước phương án trả lời đúng: (1,5 điểm)

Câu 1: Tai là bộ phận tiếp nhận âm thanh thuộc giác quan nào?

a. Thị giác.

b. Thính giác.

c. Khứu giác

d. Vị giác .

Câu 2: Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo là do:

a. Trên da có nhiều tuyến nhờn.

b. Tầng sừng bị nhiễm khuẩn gây bệnh.

c. Lớp tế bào ngoài cùng hóa sừng và chết

d. Lớp tế bào sống .

Câu 3: Tai người nghe được âm thanh trong giới hạn nào:

a. 20 – 20000 Hz.

b. 20 – 2000 Hz

c. 10 – 10000 Hz.

d. 10 – 1000 Hz.

Câu 4: Giai đoạn hấp thu lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết của quá trình tạo thành nước tiểu xảy ra ở:

a. Ống dẫn nước tiểu.

b. Nang cầu thận.

c. Bóng đái.

d. Ống thận.

Câu 5: Có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy:

a. 12            b. 21              c. 31                       d. 13

Câu 6: Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết nằm ở thùy nào?

a. Thùy trán

b. Thùy chẩm

c. Thùy đỉnh

d. Thùy thái dương

B. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)

Não bộ bao gồm các thành phần: ……………….…..(1) tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Phần phát triển nhất của não bộ, bao trùm các phần khác là ………………..…..(2) Nằm giữa trụ não và đại não là ………………….…..(3) Phía sau trụ não là ………………………..….(4).

C. Hãy ghép từ cột B vào cột A sao cho thích hợp.(1,5đ)

Cột A

Cột B

Ghép

1. Vành tai

a. Hướng sóng âm

1+

2. Ống tai

b. Hứng sóng âm

2+

3. Tai ngoài giới hạn với tai giữa

c. Bài tiết qua thận

3+

4. Nước tiểu

d. Bài tiết qua phổi

4+

5. Mồ hôi

e. Bài tiết qua da

5+

6. CO2

g. Màng nhỉ

6+

II. TỰ LUẬN (6 điểm) 30 phút

Câu 1: Trình bày vai trò của hoocmon tuyến tụy trong việc điều hòa đường huyết? (2 điểm)

Câu 2: So sánh tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. (2điểm)

Câu 3: Em hiểu như thế nào về các tật của mắt? nguyên nhân, cách khắc phục các tật của mắt. (2 điểm)

Đáp án:

I. TRẮC NGHIỆM: 4đ

A. Chọn đúng mỗi câu: 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

b

c

b

d

c

b

B. Điền cụm từ đúng vào mỗi chỗ trống: 0,25 điểm

Câu 1: (1): Trụ não (2): Đại não (3): Não trung gian (4): Tiểu não

C. Ghép đúng mỗi ý 0,25đ

1 +b ; 2 + a; 3 + g; 4 + c; 5 + e ; 6 + d

2. TỰ LUẬN: 6đ

Câu

Đáp án

Câu 1 (2 điểm)

Có 2 loại tế bào đảo tụy: tế bào α tiết glucagon, tế bào β tiết insulin (0,25)

-Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, tỉ lệ này tăng cao kích thích tế bào β tiết insulin, chuyển glucozo thành glicogen dự trữ trong gan và cơ (0,75)

– Tỉ lệ đường huyết giảm so vời bình thường kích thích tế bào α tiết glucagon, biến glicogen thành glucozo nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường.(0,75)

Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hoocmon trên mà tỉ lệ đường huyết luôn luôn ổn định.(0,25)

Câu 2 (2 điểm)

So sánh đúng 1 ý 0,25; đúng hết 2 đ

Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.

2. Bẩm sinh

3. Bền vững

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.

5. Số lượng hạn chế

6. Cung phản xạ đơn giản

7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.

– Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện.

– Được hình thành trong đời sống

– Dễ mất khi không củng cố

– Không di truyền, mang tính cá thể

– Số lượng không hạn định

– Hình thành đường liên hệ tạm thời

– Trung ương nằm ở vỏ đại não.

Câu 3 (2 điểm)

Trình bày đúng đặc điểm của mỗi tật 1 điểm

mắt

Khái niệm

Nguyên nhân

Cách khắc phục

Cận thị

Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

Bẩm sinh do cầu mắt dài

Đeo kính cận ( kính phân kì)

Viễn thị

Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa

Bẩm sinh do cầu mắt ngắn hoặc thể thủy tinh bị lão hóa

Đeo kính lão (kính hội tụ)

Đề thi học kì 2 lớp 8 Môn khác

.............................................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Bộ đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 8 trên VnDoc tổng hợp đề thi của tất cả các môn của bộ 3 sách mới, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
115
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh Học

    Xem thêm