Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm học 2022 - 2023

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8

Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm học 2022 - 2023. Tài liệu giúp các em học sinh củng cố lại phần kiến thức môn Sinh học đã được học trong học kì 2, chuẩn bị thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì. Ngoài ra đây còn là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô nhằm phục vụ công tác giảng dạy.

Tổng hợp kiến thức Sinh học 8 học kì 2

Câu 1: Nơrôn là gì? Cấu tạo nơrôn? Chức năng của nơrôn?

Norôn là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh.

* Cấu tạo nơrôn: gồm có:

  • Thân hình sao, chức nhân
  • Sợi nhánh từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh
  • Sợi trục là một tua dài, bên ngoài có bao miêlin, tận cùng sợi trục là các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơrôn này với nơron khác hoặc với các cơ quan.

* Chức năng của nơron: có 2 chức năng là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 2: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não?

Các bộ phận

       Đặc điểm

Trụ não

Não trung gian

Tiểu não

Cấu tạo

- Gồm hành não, cầu não và não trung gian

- Chất trắng bao ngoài, chất xám là các nhân xám

- Gồm đồi thị và dưới đồi thị.

- Đồi thị và các nhân xám, nằm dưới đồi là chất xám

- Gồm: vỏ chất xám nằm ngoài.

- Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác cũa hệ thần kinh

Chức năng

- Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp

- Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

- Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể

Câu 3: Trình bày cấu tạo ngoài và cấu tạo trong đại não?

* Cấu tạo ngoài của đại não:

  • Đại não là phần não phát triển nhất ở người, bề mặt của đại não được phủ một lớp chất xám làm thành võ não, bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt của võ não.
  • Rãnh trên bán cầu chia đại não ra làm 2 nửa.
  • Rãnh sâu chia bán cầu não là 4 thùy (thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy trán, và thùy thái dương)

* Cấu tạo trong của đại não

  • Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ não dày 2 - 3mm, gồm có 6 lớp chủ yếu là các tế bào hình tháp, trung tâm của các phản xạ không điều kiện
  • Chất trắng ở trong, nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh.
  • Trong chất trắng còn có các nhân nền

Câu 4: Cơ quan phân tích thị giác gồm những phần nào? Trình bày cấu tạo của cầu mắt và màng lưới?

* Cơ quan phân tích thị giác: gồm có: các tế bào thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm

* Cấu tạo của cầu mắt: gồm có 3 lớp: màng cứng, màng mạch, màng lưới

  • Màng cứng: Ở ngoài, bảo vệ cầu mắt, phía trước trong suốt là màng giác để ánh sáng đi qua.
  • Màng mạch: Ở giữa có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen.
  • Màng lưới: Ở trong cùng, chứa các tế bào thụ cảm thị giác hình que và hình nón.
  • Môi trường trong suốt gồm có: thủy dịch, thể thủy dịch và dịch thủy tinh

* Cấu tạo màng lưới: gồm có: các tế bào nón, tế bào que, điểm vàng, điểm mù

  • Tế bào nón: tiếp nhận ánh sáng mạch và màu sắc.
  • Tế bào que: tiếp nhận ánh sáng yếu
  • Điểm vàng: nơi tập trung các tế bào nón
  • Điểm mù: là nơi tập trung các tế que (không có tế bào thụ cảm của thị giác)

Các tế bào có 2 cực tiếp nhận kích thích ánh sáng và màu sắc

Cậu 5: Trình bày tật về mắt, cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

* Cận thị: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

  • Nguyên nhân: có thể là tật bẩm sinh do cầu mắt dài hoặc thể thủy tinh quá phồng, do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách, báo.... làm cho thể thủy dịch luôn luôn phồng, lâu ngày mất khả năng đàn hồi.
  • Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở xa phải đeo kính lõm.

* Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.

  • Nguyên nhân: có thể do tật bẩm sinh do cầu mắt ngắn, hay do người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi nên không phồng được.
  • Khắc phục: Muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính lồi.

Câu 6: Nêu ý nghĩa tiếng nói và chữ viết trong đời sống con người?

  • Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu 2.
  • Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, thuộc hệ thống tín hiệu 2, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.
  • Tiếng nói và chữ viết giúp cho con người hiểu nhau và gần nhau hơn, từ đó tạo được lòng yêu thương nhân loại và yêu thương con người.

Câu 7: Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được?

Sóng âm truyền vào tai trong làm rung lớp màng nhĩ chuỗi xương tai Tai trong rung động ngoại dịch, nội dịch tác động đền tế bào phụ cảm thính giác của cơ quan Coocti nằm trên màng cơ sở làm các tế bào hưng phấn chuyển thành xung thần kinh đến dây thần kinh thính giác vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Câu 8: Phản xạ có điều kiện là gì? Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người?

* Phản xạ có điều kiện: là những phản xạ được hình thành trong đời sống qua quá trình học tập và rèn luyện

* Những điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện:

  • Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện.
  • Kích thích có điều kiện tiến hành trước kích thích không điều kiện trong vài giây.
  • Phải có sự kết hợp lặp đi lặp lại nhiều lần

* Ý nghĩa: Việc hình thành và sự ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người là đảm bảo được sự kích thích với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi của động vật và sự hình thành các thói quen ,các tập quán tốt của con người

Câu 9: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ? Nêu các biện pháp để có giấc ngủ tốt?

  • Ngủ là một nhu cầu sinh lý của cơ thể, bản thân của giấc ngủ là một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ và phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh.
  • Biện pháp để có giấc ngủ sâu: Ngủ đúng giờ, cơ thể sảng khoái làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho hệ thần kinh.

Câu 10: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha?

  • Giống nhau: Cùng là các tuyến có các tế bào tuyến (tế bào tiết), có khả năng tiết ra các chất tiết của cơ thể để thực hiện một nhiệm vụ nhất định.
  • Khác nhau:

Tuyến nội tiết

Tuyến ngoại tiếp

- Không có ống dẫn.

- Chất tiết ra được thẳng vào nơi để tới cơ quan đích

- Có ống dẫn

- Đưa các chất tiết tứ tuyến ra ngoài

Tuyến tụy là một tuyến pha vì nó có cả 2 hoạt động ngoại tiết và nội tiết

Câu 11: Trình bày chức năng của hoóc môn tuyến tụy?

- Tuyến tụy: có 2 loại hoócmôn là insulin và glucagôn có vai trò điều hòa lượng đường trong máu luôn được ổn định .

- Khi lượng đường trong máu tăng: insulin biến đổi glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và tế bào làm giảm đường huyết .

- Khi lượng đường trong máu giảm: glucagôn biến đổi glicôgen thành glucôzơ làm tăng đường huyết.

Câu 12: Trình bày cơ thể chế hoạt động của tuyến tụy?

- Sự phối hợp hoạt động của các tế bào α và β của đảo tụy trong tuyến tụy, khi đường huyết tăng hay giảm chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định .

- Sau bữa ăn, thức ăn được hấp thụ làm tăng lượng đường huyến trong máu, các tế bào β của đảo tụy tiết ra insulin biến đổi glucôzo thành glycogen dự trữ ở gan và cơ, làm giảm đường huyến đến mức bình thường.

- Sau các hoạt động mạnh hay đói kéo dài làm lượng đường huyết trong máu giảm,các tế bào α của đảo tụy tiết ra glucagôn biến đổi glicôgen thành glucozơ làm tăng lượng đường huyết đến mức trung bình.

Câu 13: Tinh trùng được tạo ra như thế nào? Sự rụng trứng là gì? Hiện tượng kinh nguyệt là gì?

- Tinh trùng được sản sinh trong ống sinh tinh, từ các tế bào mầm, trải qua quá trình phân chia giảm nhiễm, tinh trùng bắt đầu được tinh hoàn tạo ra từ lúc có thể trước vào tuổi dậy thì

- Khi trứng chín bao noãn vỡ ra để trứng thoát ra ngoài đó là sự rụng trứng.

- Khi trứng chín, hoócmôn buồng trứng làm lớp niêm mạc ở tử cung trở nên xốp và xung huyết, chuẩn bị cho trứng được thụ tinh đến làm tổ, nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng sẽ thoái hóa sau 14 ngày và lớp niêm mạc sẽ bung ra, gây hiện tượng kinh nguyệt.

Câu 14: Sự thụ tinh và thụ thai là gì? Nếu những hậu quả của việc có thai sớm và ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên?

* Sự thụ tinh và thụ thai:

- Sự thụ tinh: là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.

- Sự thụ thai: Là quá trình trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.

  • Những hậu quả của việc có thai sớm: Làm tăng nguy cơ tử vong ở bà mẹ và trẻ sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ sẩy thai, đẻ con non cao do tử cung chưa phát triển nay đầy đủ để mang thai đủ tháng, thường hay bị sót nhau, làm băng huyết bị nhiễm khuẩn và sẽ dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng đến học tập đến gia đình và xã hội và tương lai công việc sau này

Bài tập Sinh học 8 học kì 2

Trắc nghiệm Sinh học 8 kì 2

Bài trắc nghiệm số: 2801

Nội dung bài trắc nghiệm được biên soạn bởi KhoaHoc.vn - Chuyên trang học online!

1. Bài tập trắc nghiệm Sinh học kì 2

Câu 1. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần

B. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt

C. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người?

A. Ếch

B. Bò

C. Cá mập

D. Khỉ

Câu 3. Kính hội tụ còn có tên gọi khác là

A. kính râm.

B. kính cận.

C. kính lão.

D. kính lúp.

Câu 4. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?

A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.

B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.

C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố ?

A. Co chân lại khi bị kim châm

B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức

C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu

D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc

Câu 6. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

A. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

B. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

C. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì ?

A. Kháng nguyên

B. Hoocmôn

C. Enzim

D. Kháng thể

Câu 8. Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn ?

A. Tính đặc hiệu

B. Tính phổ biến

C. Tính đặc trưng cho loài

D. Tính bất biến

Câu 9. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào ?

A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt

B. Đường máu

C. Đường bạch huyết

D. Ống tiêu hóa

Câu 10. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác ?

A. Tuyến sinh dục

B. Tuyến yên

C. Tuyến giáp

D. Tuyến tuỵ

Câu 11. Tuyến nội tiết nào có khối lượng lớn nhất trong cơ thể người ?

A. Tuyến giáp

B. Tuyến tùng

C. Tuyến yên

D. Tuyến trên thận

Câu 12. Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là

A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.

B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.

C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.

D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.

Câu 13. Ở người, bộ phận nào nằm giữa trụ não và đại não ?

A. Tủy sống

B. Hạch thần kinh

C. Não trung gian

D. Tiểu não

Câu 14. Liền phía sau trụ não là

A. não giữa.

B. đại não.

C. tiểu não.

D. hành não.

Câu 15. Bộ phận nào của não nối liền trực tiếp với tủy sống ?

A. Não trung gian

B. Não giữa

C. Cầu não

D. Hành não

Câu 16. Ở người, trụ não có chức năng chủ yếu là gì ?

A. Điều khiển các hoạt động có ý thức của con người.

B. Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa.

C. Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giúp giữ thăng bằng cơ thể.

D. Là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

Câu 17. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

B. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

C. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18. Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?

A. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

C. Lắng nghe những bản nhạc du dương

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19. Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ?

A. Trà tâm sen

B. Trà móc câu

C. Trà sâm

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ?

A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh.

B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.

C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.

D. Tất cả các phương án trên.

2. Bài tập tự luận Sinh học kì 2

Cậu 1: Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào? Tại sao ta nhìn rõ vật? Trình bày tật về mắt, cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Câu 2: Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào? Trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được?

Câu 3: Phản xạ có điều kiện là gì? Điều kiện để hình thành phản xạ có điều kiện và ý nghĩa việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống của động vật và con người? Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện. Cho ví dụ.

Câu 4: Nêu ý nghĩa của giấc ngủ? Nêu các biện pháp để có giấc ngủ tốt?

Câu 5: So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết? Tại sao nói tuyến tụy là một tuyến pha?

Câu 6: Tuyến tụy có chức năng gì? Ở người mắc bệnh tiểu đường lượng đường trong máu có thể lên đến 4% – 5% là do đâu? Với hiểu biết của mình em hãy nêu cách phòng tránh bệnh tiểu đường ở người.

.............................................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8. Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 8 sắp tới, ngoài việc ôn tập theo đề cương, các em học sinh cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng bài khác nhau. Chuyên mục đề thi học kì 2 lớp 8 trên VnDoc với đầy đủ các môn, là tài liệu hay cho các em ôn luyện. Với đề thi học kì 2 lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
165
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm
    Bạn cần đăng ký gói thành viên VnDoc PRO để làm được bài trắc nghiệm này!
    VnDoc PRO:Trải nghiệm không quảng cáoTải file không cần chờ đợi!
    Mua VnDoc PRO 79.000đ