Đề thi Lịch sử 8 học kì 2 năm 2025
Đề thi học kì 2 Sử 8 Kết nối tri thức
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 có đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Tài iệu bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận, có đầy đủ đáp án, giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 Sử 8 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.
1. Đề thi học kì 2 Lịch sử 8 KNTT
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.
Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?
A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX
B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50- 60 của thế kỉ XIX
D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX
Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hiệp ước Tân Sửu
D. Hiệp ước Bắc Kinh
Câu 3: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?
A. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng.
B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.
C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ.
D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?
A. Huế.
B. Gia Định
C. Hà Nội
D. Đà Nẵng
Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Cao Thắng.
Câu 6: Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là…
A. bảo vệ cuộc sống tự do.
B. giữ đất, giữ làng.
C. bảo vệ độc lập dân tộc.
D. giữ đấtm giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.
Câu 7: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam xuất hiện yếu tố gì mới?
A. Kinh tế TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.
B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Việt Nam.
C. Kinh tế TBCN phát triển bền vững ở Việt Nam.
D. Kinh tế TBCN phát triển và phá vỡ nền kinh tế phong kiến ở Việt Nam.
Câu 8. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. 1895 - 1918 B. 1896 - 1914
C. 1897 - 1914 D. 1898 - 1918
II. Tự luận (3,0 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm)
Vì sao Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam ?
Câu 2 (1,5 điểm)
Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:
a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
……………..Hết…………..
2. Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử 8 KNTT
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm )(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | A | D | B | D | A | C |
TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||
1 (1,5đ) | * Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì : + Đà Nẵng nằm ở phần trung bộ, nối liền hai miền Nam Bắc, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta. + Đà Nẵng là cảng nước sâu, rộng, vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. |
0,5 0,5 0,5 | |||||||||||||||
2.a (1,0đ) | * Giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn. * Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế
| 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 | |||||||||||||||
2.b (0,5đ) | Bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay: - Cần hiểu rõ được tình hình quốc tế và trong nước để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước phồn thịnh, tạo tiềm lực cho việc bảo vệ tổ quốc… - Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân, cọi trọng yếu tố sức dân, phát huy nội lực dân tộc… |
0,25 0,25 |
……………..Hết…………..