Bộ đề thi cuối học kì 2 Công nghệ 8 năm 2025
Bộ đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 8 môn Công nghệ
Bộ đề thi cuối học kì 2 Công nghệ 8 năm 2025 bộ 3 Sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều được biên soạn theo cấu trúc mới năm 2025, giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.
Link tải chi tiết từng đề:
- Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 Kết nối tri thức
- Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều
1. Đề thi học kì 2 Công nghệ 8 KNTT cấu trúc mới 2025
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Phần 1: Nhiều lựa chọn (7 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau: (Mỗi đáp án đúng 0,5đ)
Câu 1: Lõi của dây dẫn điện thường được làm bằng:
A. nhựa.
B. cao su.
C. thủy tinh.
D. đồng.
Câu 2: Ngành nghề nào sau đây thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện?
A. Kĩ sư luyện kim
B. Kĩ sư điện
C. Kĩ thuật viên siêu âm
D. Kĩ thuật viên kết cấu
Câu 3: Điều kiện của người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện là:
A. Làm việc khi có điện
B. Làm việc độc lập
C. Làm việc trong môi trường nước
D. Làm việc tự chủ
Câu 4: Hoạt động thiết kế có vai trò chủ yếu nào?
A. Phát triển sản phẩm
B. Phát triển công nghệ
C. Phát triển cơ khí
D. Phát triển sản phẩm, công nghệ
Câu 5: Đặc điểm của nhà thiết kế sản phẩm và may mặc là?
A. Thiết kế nội dung trò chơi máy tính, video âm nhac, quảng cáo…
B. Thiết kế sản phẩm may măc, giày dép, phụ kiện thời trang
C. Giám sát việc xây dựng các tòa nhà, các công trình, khu dân cư
D. Thiết kế, tổ chức lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống máy móc
Câu 6: Bước 1 của quy trình thiết kế kĩ thuật là gì?
A. Xác định vấn đề
B. Tìm hiểu tổng quan
C. Đánh giá phương án thiết kế
D. Hình thành ý tưởng thiết kế
Câu 7: Người trực tiếp lắp đặt, bào trì, sửa chữa đường dây truyền tải và thiết bị điện:
A. Kĩ sư cơ khí
B. Kiến trúc sư
C. Kĩ sư điện tử
D. Thợ điện
Câu 8: Bước nào trong quy trình thiết kế kĩ thuật thể hiện tính sáng tạo của người thiết kế?
A. Lập hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm
B. Tiến hành thiết kế
C. Đánh giá phương án thiết kế
D. Hình thành ý tưởng thiết kế
Câu 9: Bộ phận truyền dẫn là?
A. Công tắc điện
B. Dây dẫn điện
C. Cầu dao điện
D. Bếp điện
Câu 10: Quạt tự động bật khi thời tiết nóng và tắt khi thời tiết mát thì sử dụng mô đun cảm biến nào?
A. Cảm biến ánh sáng
B. Cảm biến độ ẩm
C. Cảm biến nhiệt độ
D. Cảm biến âm thanh
Câu 11: Mô đun cảm biến ánh sáng được sử dụng như thế nào trong đời sống?
A. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự động
B. Thiết kế mạch tưới nước tự động
C. Thiết kế mạch báo hiệu có khí
D. Thiết kế mạch điện điều khiển nhiệt độ tự động
Câu 12: Ngành nghề nào không liên quan đến thiết kế kĩ thuật?
A. Người vẽ bản đồ
B. Kĩ sư cơ khí
C. Nhà thiết kế thời trang
D. Nhà trang trí nội thất
Phần 2: Chọn đáp án “Đúng – sai”
Câu 1. Cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái, quá trình vật lý hay hóa học ở môi trường cần khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng của môi trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử lý thông tin hay trong điều khiển các quá trình khác.
a) Cảm biến là thiết bị cảm nhận và biến đổi đại lượng vật lí, hóa học, sinh học,... cần đo thành tín hiệu điện.
b) Cảm biến được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, y tế, ô tô và tự động hóa để thu thập dữ liệu và điều khiển thiết bị.
c) Mọi cảm biến đều hoạt động theo nguyên lý cơ học.
d) Cảm biến chỉ có thể đo lường nhiệt độ và áp suất, không thể đo các đại lượng khác như ánh sáng hay độ ẩm.
Câu 2. Quan sát hình ảnh dưới đây:
a) Mạch điều khiển sử dụng mô đun cảm biến có những thành phần chính sau: Mô đun cảm biến, đối tượng điều khiển, nguồn điện.
b) Khi có nguồn điện cung cấp cho mạch điện, cảm biến trên mô đun thu nhận tín hiệu đầu vào từ môi trường xung quanh và chuyển thành tín hiệu đầu ra điều khiển để đóng hoặc cắt nguồn điện cấp cho đối tượng điều khiển (phụ tải).
c) Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến không cần nguồn điện để hoạt động.
d) Đối tượng điều khiển quyết định tín hiệu đầu ra.
Câu 3. Khi tìm hiểu về tiến trình thiết kế kĩ thuật, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Tiến trình thiết kế kĩ thuật gồm 3 bước cơ bản.
b) Bước đầu tiên là xác định vấn đề, xây dựng tiêu chí cần đạt của sản phẩm.
c) Bước thứ hai là tìm hiểu tổng quan, đề xuất và lựa chọn giải pháp.
d) Bước thứ cuối cùng là thử nghiệm và đánh giá.
Câu 4 : Khi tìm hiểu về mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật, các bạn học sinh đưa ra một số ý kiến như sau:
a) Thiết kế kĩ thuật giúp đáp ứng nhu cầu của con người, giải quyết các vấn dề trong đời sống và sản xuất.
b) Thiết kế kỹ thuật không chỉ đóng vai trò trong việc phát triển các sản phẩm mới mà còn là nền tảng để cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất và hiệu quả của các quy trình sản xuất hiện có.
c) Thiết kế kỹ thuật chỉ tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới.
d) Vai trò của thiết kế kỹ thuật chỉ giới hạn ở việc làm đẹp bên ngoài sản phẩm.
II/ Tự luận: (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mô tả các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.
Câu 2 (1 điểm): Hãy kể tên một số mô đun cảm biến và ứng dụng của chúng.
Xem đáp án trong file tải
1. Đề thi học kì 2 Công nghệ 8 CTST cấu trúc mới năm 2025
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN (3,0 điểm) (Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi học sinh khoanh tròn vào một phương án đúng)
Câu 1. Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển tưới cây tự động?
A. Cảm biến ánh sáng.
B. Cảm biến nhiệt độ.
C. Cảm biến độ ẩm.
D. Cảm biến hồng ngoại.
Câu 2. Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động?
A. Cảm biến ánh sáng.
B. Cảm biến nhiệt độ.
C. Cảm biến độ ẩm.
D. Cảm biến hồng ngoại.
Câu 3. Quy trình lắp ráp một mạch điều khiển đơn giản sự dung mô đun cảm biến gồm mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 4. Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện là:
A. Kĩ sư cơ khí.
B. Thợ vận hành máy công cụ.
C. Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.
D. Nhà thiết kế đồ họa.
Câu 5. Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu nào về phẩm chất?
A. Nhanh nhẹ, cẩn thẩn, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung.
B. Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới.
C. Có sức khỏe tốt và không sợ độ cao.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6. Ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện phổ biến tại khu vực nào?
A. Các thành phố lớn.
B.Các khu chế xuất.
B. Các khu công nghiệp.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7. Công việc của kĩ sư xây dựng là:
A. Thiết kế các chi tiết máy móc, công cụ cho sản xuất.
B. Thiết kế trạm điện, hệ thống phát điện.
C. Thiết kế mạch, hệ thống điện tử.
D. Thiết kế công trình dân dụng.
Câu 8. Thiết kế kĩ thuật nhằm mục đích:
A. Lập hồ sơ thiết kế gồm các bản vẽ kĩ thuật và thuyết minh có liên quan
B. Giúp cho nhà sản xuất trong chế tạo, thi công tạo ra sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu.
C. Giúp cho người chuyên môn và người sử dụng trong lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 9. Ngành nghề nào liên quan đến thiết kế?
A. Thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện
B. Thợ sửa chữa xe có động cơ
C. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử
D. Thợ lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.
Câu 10. Quy trình thiết kế kĩ thuật gồm mấy bước?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 11. Thiết kế sản phẩm là gì?
A. Là công việc đầu tiên trong quy trình thiết kế kĩ thuật.
B. Là dựa trên giải pháp thiết kế đã chọn, tiến hành chọn vật liệu, tính toán cà lập bản vẽ thiết kế.
C. Đề xuất những yêu cầu, tiêu chí thiết kế cần phải đạt được.
D. Đề xuất các giải pháp, xem xét và đánh giá toàn diện về mức độ phù hợp với yêu cầu, tiêu chí đã đặt ra cho sản phẩm.
Câu 12. Quy trình thiết kế kĩ thuật nào là đúng?
A. Thiết kế sản phẩm → Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp → Đánh giá và hiệu chỉnh → Lập hồ sơ kĩ thuật
B. Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp → Lập hồ sơ kĩ thuật → Thiết kế sản phẩm → Đánh giá và hiệu chỉnh → Lập hồ sơ kĩ thuật
C. Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp → Thiết kế sản phẩm → Đánh giá và hiệu chỉnh → Lập hồ sơ kĩ thuật
D. Thiết kế sản phẩm → Lập hồ sơ kĩ thuật → Đánh giá và hiệu chỉnh → Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐÚNG SAI (4,0 điểm)
(Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai)
Câu 1. Trong các đặc điểm sau đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về kĩ sư điện?
a. Kĩ sư điện là những người có chuyên môn cao thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện.
b. Một trong những công việc của kĩ sư điện là kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị trong sản xuất và đời sống.
c. Môi trường làm việc của kĩ sư điện: tại các viện nghiên cứu, công ty tư vấn thiết kế, công ty sản xuất thiết bị điện,…
d. Nơi đào tạo kĩ sư điện: các trường dạy nghề, cao đẳng nghề.
Câu 2. Trong các đặc điểm sau đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về khả năng của các mô đun cảm biến?
a. Mạch điện điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến hoạt động không cần nguồn điện.
b. Mô đun cảm biến có thể cảm nhận được ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ
c. Mô đun cảm biến có thể sử dụng được trong các hệ thống tự động hóa
d. Mô đun cảm biến là thiết bị điện tử chỉ có khả năng cảm nhận, không có khả năng đo lường các đại lường các đại lượng vật lí
Câu 3. Trong các đặc điểm sau đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về kĩ sư xây dựng?
a. Kĩ sư xây dựng có nhiệm vụ thiết kế, giám sát và tham gia vào quá trình thi công các công trình như nhà ở, cầu đường, tòa nhà.
b. Công việc của kĩ sư xây dựng đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu về kết cấu, vật liệu xây dựng và quản lý dự án, giúp họ đưa ra các giải pháp tối ưu cho công trình.
c. Kĩ sư xây dựng chỉ làm việc tại văn phòng và không cần tham gia vào quá trình thi công thực tế tại công trường.
d. Vai trò của kĩ sư xây dựng chỉ giới hạn ở việc thiết kế mà không cần phải quan tâm đến yếu tố an toàn, bảo vệ môi trường hay tối ưu hóa chi phí trong quá trình xây dựng.
Câu 4. Trong các đặc điểm sau đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về thiết kế sản phẩm?
a. Khi thiết kế sản phẩm, bước đầu tiên cần phải xác định rõ nhiệm vụ thiết kế sản phẩm và yêu cầu của sản phẩm.
b. Yêu cầu của sản phẩm chỉ thể hiện qua tính năng: sử dụng, hình dáng, màu sắc, giá thành.
c. Việc đưa ra một hay nhiều giải pháp thiết kế phụ thuộc một phần vào các yêu cầu của sản phẩm.
d. Một sản phẩm chỉ có thể đưa ra nhiều giải pháp thiết kế duy nhất.
III. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Hãy chọn một sản phẩm trong đời sống gia đình em và nêu các ngành nghề liên quan đến thiết kế sản phẩm đó.
Câu 2. (1,0 điểm) Nêu những thuận lợi, khó khăn của ngành kĩ thuật điện.
-------------------Hết--------------------
Xem đáp án trong file tải
1. Đề thi học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều cấu trúc mới 2025
Ma trận đề thi
TT |
Chủ đề/ Chương |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Tổng |
Tỉ lệ % điểm |
||||||||||||
TNKQ |
Tự luận |
|
|||||||||||||||
Nhiều lựa chọn |
“Đúng – sai” |
|
|
|
|||||||||||||
Biết |
Hiểu |
VD |
Biết |
Hiểu |
VD |
Biết |
Hiểu |
VD |
Biết |
Tự luậnHiểu |
VD |
||||||
1 |
I. Kĩ thuật điện |
1.1. Khái quát về mạch điện |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
5% |
||
1.2. Cảm biến và mô đun cảm biến |
2 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
1 |
|
15% |
||||
1.3 Mạch điện điều khiển mô đun cảm biến. |
|
1 |
|
|
1 |
|
|
|
C1 TL |
|
2 |
1 |
35% |
||||
1.4. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện |
1 |
1 |
|
1 |
|
|
|
|
C2TL |
2 |
1 |
1 |
30% |
||||
2 |
II.Thiết kế kĩ thuật |
2.1. Giới thiệu về thiết kế kĩ thuật |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
10% |
||
2.2. Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
|
5% |
||||
Tổng số câu |
6 |
6 |
|
2 |
2 |
|
|
|
2 |
7 |
5 |
2 |
14 |
||||
Tổng số điểm |
3,0 |
4,0 |
3,0 |
4,0 |
3,0 |
3,0 |
10 |
||||||||||
Tỉ lệ (%) |
30 |
40 |
30 |
|
|
|
100% |
Đề kiểm tra
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:
Phần 1: Nhiều lựa chọn (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:( Mỗi đáp án đúng 0,5đ)
Câu 1: Cầu chì, công tắc và ổ điện là các phần tử thuộc tập hợp nào trong cấu trúc của mạch điện?
A. Nguồn điện.
B. Truyền dẫn, đóng cắt, điều khiển và bảo vệ.
C. Phụ tải.
D. Nguồn điện và phụ tải.
Câu 2: Cảm biến là thiết bị dùng để biến đổi các đại lượng nào sau đây?
A. Đại lượng vật lí, hóa học, sinh học.
B. Đại lượng điện
C. Đại lượng dòng điện.
D. Đại lượng điện áp
Câu 3: Vai trò của mô đun cảm biến là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
D. Điều khiển đóng, cắt nguồn điện cho các thiết bị điện theo tín hiệu cảm nhận của cảm biến.
Câu 4. Quạt tự động bật khi trời nóng và tắt khi trời mát sử dụng mô đun cảm biến nào?
A. Mô đun cảm biến ánh sáng.
B. Mô đun cảm biến độ ẩm.
C. Mô đun cảm biến nhiệt độ.
D. Mô đun cảm biến hồng ngoại.
Câu 5: Quy trình lắp ráp mạch điện điều khiển đơn giản sử dụng mô đun cảm biến thường được tiến hành theo mấy bước?
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước
Câu 6: Trong ngành nghề kĩ sư điện có những nghề cụ thể như?
A. Kĩ sư cơ điện và kĩ sư sản xuất.
B. Kĩ sư sản xuất điện và kĩ sư điện.
C. Kĩ sư điện và kĩ sư cơ điện.
D. Kĩ sư điện, kĩ sư cơ điện và kĩ sư sản xuất.
Câu 7. Bạn B là người thiết kế, tổ chức chế tạo, lắp đặt, vận hành và bảo trì các hệ thống máy móc. Như vậy, ngành nghề của B là
A. Kĩ sư công nghiệp chế tạo.
B. Kĩ sư xây dựng.
C. Nhà thiết kế sản phẩm và may mặc.
D. Nhà thiết kế đồ họa và truyền thông đa phương tiện.
Câu 8: Mục đích của thiết kế kĩ thuật là để:
A. Sản xuất nhiều hàng hóa hơn
B. Thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
C. Tìm kiếm các ý tưởng và giải pháp để giải quyết các vấn đề trong đời sống và sản xuất.
D. Quảng cáo sản phẩm.
Câu 9: Vai trò chính của thiết kế kĩ thuật là gì?
A. Phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.
B. Giúp mở rộng quy mô sản xuất.
C. Nâng cao hiểu biết của mọi người về các nghành nghề thiết kế.
D.Tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực thiết kế.
Câu 10: Trong quá trình thiết kế một sản phẩm, bước nào quyết định sản phẩm được hoàn thiện tiếp hay phải quay lại các bước trước đó để điều chỉnh lại?
A. Tìm hiểu tổng quan và đề xuất giải pháp.
B. Xây dựng nguyên mẫu.
C. Thử nghiệm, đánh giá
D. Lập hồ sơ kĩ thuật.
Câu 11: Mô đun cảm biến độ ẩm thường được dùng để làm gì?
A. Thiết kế hệ thống chiếu sáng tự động
B. Thiết kế mạch tưới cây tự động.
C. Thiết kế mạch điều khiển nhiệt độ tự động
D. Thiết kế mạch báo động có khói.
Câu 12: Vai trò của mô đun cảm biến ánh sáng trong hệ thống chiếu sáng tự động là
A Biến đổi độ ẩm của môi trường thành tín hiệu điều khiển.
B Biến đổi nhiệt độ của môi trường thành tín hiệu điều khiển.
C.Biến đổi ánh sáng thành tín hiệu điều khiển..
D Biến đổi nồng độ khí gas có trong môi trường thành tín hiệu điều khiển..
Phần 2: Chọn đáp án “Đúng – sai”
Câu 1: Một nhóm học sinh đang trao đổi về các vai trò và nhiệm vụ của những người làm việc trong ngành điện, mỗi người đưa ra một ý kiến:
A.Thợ điện là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.
B.Công nhân sửa chữa điện chỉ cần kiến thức cơ bản về an toàn điện mà không cần chuyên môn sâu.
C. Kỹ sư điện có thể làm việc trong việc thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống điện.
D.Các vị trí trong ngành kỹ thuật điện bao gồm kỹ sư điện và thợ điện.
Câu 2. Một nhóm học sinh đưa ra ý kiến về lựa chọn mô đun cảm biến cho các tình huống như sau:
a. Chọn mô đun cảm biến hồng ngoại cho tình huống cửa tự động mở khi có người và đóng khi không có người.
b. Chọn mô đun cảm biến ánh sáng cho tình huống bật, tắt tự động đèn chiếu sáng sân,vườn.
c. Chọn mô đun cảm biến hồng ngoại cho tình huống bật,tắt đèn tự động trong hành lang, nhà kho.
d. Chọn mô đun cảm biến nhiệt độ cho tình huống tưới cây tự động.
Câu 3. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiệt bị điện ở nhà như nồi cơm điện, bàn là,.. ý kiến đưa ra của một số học sinh như sau:
a. Lau khô thiết bị điện trước khi cắm dây điện.-đ
b. Ngắt điện (rút dây cắm điện) trước khi sử dụng -s
c. Thực hiện nối đất cho các đồ dùng có vỏ bằng kim loại - đ
d. Cắm nhiều đồ dùng điện công suất lớn trên cùng một ổ cắm. - s
Câu 4: Quan sát hình vẽ sau và đưa ra đáp án đúng/sai với các ý a, b, c, d:
a) Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện trong hình là: Vi phạm khoảng cách bảo vệ an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp - s
b) Để cứu người bị tai nạn điện ta cần thực hiện: Sơ cứu nạn nhân → Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện → Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất - s
c) Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - đ
d) Khi cứu nạn nhân bị điện giật, nạn nhân ngất, không thở hoặc thở không đều, co giật thì cần hô hấp nhân tạo cho tới khi thở được, tỉnh lại và đưa đi viện - đ
II/ Tự luận: (3 điểm)
Câu 1: (2điểm) Vẽ và mô tả sơ đồ khối của mạch điện điều khiển trong một đồ dùng điện gia đình em đang sử dụng? Hãy nêu chức năng của từng khối trong sơ đồ?
Câu 2 (1 điểm). Hãy tìm hiểu về công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện ở khu vực nơi em sống?
---------------------------------
Xem đáp án trong file tải