Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo

Đề cương Toán 8 học kì 2 CTST

Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024 do VnDoc đăng tải sau đây. Tài liệu tóm tắt lý thuyết kèm bài tập ôn tập đi kèm, dưới dạng trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo, lên kế hoạch ôn thi, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 Toán 8 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về tham khảo toàn bộ đề cương Toán 8 học kì 2 dưới đây.

Phần I. Tóm tắt nội dung kiến thức

A. Đại số

1. Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số.

2. Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất.

3. Hệ số góc của đường thẳng.

4. Phương tình bậc nhất một ẩn.

5. Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất.

B. Thống kê và xác suất

1. Mô tả xác suất bằng tỉ số.

2. Xác suất lí thuyết và xác suất thực nghiệm.

C. Hình học

1. Định lí Thalès trong tam giác.

2. Đường trung bình của tam giác.

3. Tính chất đường phân giác của tam giác.

4. Hai tam giác đồng dạng.

5. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.

6. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông.

7. Hai hình đồng dạng.

Phần II. Một số câu hỏi, bài tập tham khảo

A. Bài tập trắc nghiệm

Chọn câu trả lời đúng.

Câu 1. Cho đường thẳng y = ax + b. Với giá trị a thỏa mãn điều kiện nào sau đây thì góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox là góc tù?

A. a < 0

B. a = 0

C. a > 0

D. a ≠ 0

Câu 2. Cho hàm số y = f(x) = 2x - 1. Để giá trị của hàm số bằng 3 thì giá trị của x bằng bao nhiêu?

A. x = 2

B. x = 1

C. x = 5

D. x = 3

Câu 3. Giá trị của m để đồ thị hàm số y = (m - 1)x - m + 4 đi qua điểm (2; -3) là

A. m = -5

B. m = \frac{1}{2}

C. m = -1

D. m = \frac{3}{2}

Câu 4. Phương trình nào sau đây là phương trình một ẩn?

A. 2x2 - yz = 7

B. x2 - 2mx = 0 (với m là tham số)

C. x(y - 2) = 3

D. x2 + 2xyz = 0

Câu 5. Phương trình x(x - 5) + 5x = 4 có baonhiêu nghiệm?

A. 0

B. 1

C. 2

D. Vô số nghiệm

Câu 6: Trong các phương trình sau, đâu là phương trình bậc nhất một ẩn

A. 3x - y = 0.

B. 2y + 1 = 0.

C. 4 + 0.x = 0.

D. 3{x^2} = 0.

Câu 7: Phương trình bậc nhất một ẩn ax + b = 0 với hệ số b = 3 là phương trình nào

A. 3x + 1 = 0.

B. x - 3 = 0.

C. - x + 3 = 0.

D. 3x - 3 = 0.

Câu 8: Phương trình 6x - 3 = 0 có nghiệm là

A. x = 2.

B. x =  - \frac{1}{2}.

C. x =  - 2.

D. x = \frac{1}{2}.

Câu 9: Đưa phương trình 2\left( {x + 2} \right) = 1 - 2x về dạng ax + b = 0, ta được:

A. 4x + 3 = 0.

B. - 2x + 1 = 0.

C. 4x + 5 = 0.

D. 2x + 4 = 0.

Câu 10: Tập nghiệm S của phương trình 3\left( {x + 1} \right) + 2x = 7 + \left( {x - 2} \right) là:

A. S = \left\{ 0 \right\}.

B. S = \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}.

C. S = \emptyset.

D. S = \mathbb{R}.

Câu 11: Phương trình 2x + m - x + 4 = 0 nhận x =  - 3 thì m là:

A. m = 1.

B. m = 2.

C. m =  - 1.

D. m =  - 2.

Câu 12: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Gọi số học sinh của một lớp là x (học sinh thì điều kiện là x \in N*.

B. Gọi thời gian làm của một xưởng là x (ngày) thì điều kiện là x > 0.

C. Gọi số bài tập của một học sinh làm trong một ngày là x thì điều kiện là x < 0.

D. Gọi tốc độ của một xe ô tô là x thì điều kiện của x là x > 0.

Câu 13: Xe máy đi từ A đến B với vận tốc x\left( {km/h} \right). Ô tô đi từ B về A với vận tốc nhanh hơn vận tốc của xe máy là 15km/h. Vậy vận tốc của ô tô được biểu diễn theo x là:

A. x - 15\left( {km/h} \right).

B. 15x\left( {km/h} \right).

C. 15 - x\left( {km/h} \right).

D. x + 15\left( {km/h} \right).

Câu 14: Cho \Delta ABC\backsim \Delta DEF. AM, AN lần lượt là hai tia phân giác của \widehat A,\widehat D. Khi đó \Delta ABM\backsim \Delta DEN theo trường hợp nào?

A. góc - góc.

B. cạnh – góc – cạnh.

C. cạnh – cạnh – cạnh.

D. cạnh huyền – góc nhọn.

Câu 15: Cho \Delta ABC\backsim \Delta DEF theo tỉ số đồng dạng k = 2. Khi đó chu vi \Delta ABC gấp mấy lần chu vi \Delta DEF?

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 8.

Câu 16:Cho tam giác ABC có M, N lần lượt nằm trên cạnh AB, AC sao cho MN // BC. Biết AM = 16cm, AN = 20cm, NC = 15cm. Khi đó độ dài AB bằng:

A. 28cm.

B. 26cm.

C. 24cm.

D. 22cm.

Câu 17:Cho hình thang ABCD (AB // CD), có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại I. Biết AB = 16cm, CD = 40cm. Khi đó \Delta AIB\backsim \Delta CID với tỉ số:

A. k = \frac{2}{3}.

B. k = \frac{3}{2}.

C. k = \frac{2}{5}.

D. k = \frac{5}{2}.

Câu 18: Cho hai tam giác đồng dạng. Tam giác thứ nhất có độ dài ba cạnh là 4cm , 8cm và 10cm Tam giác thứ hai có chu vi là 33cm. Độ dài ba cạnh của tam giác thứ hai là bộ ba nào sau đây?

A. 6cm, 12cm, 15cm.

B. 8cm, 16cm, 20cm.

C. 6cm, 9cm, 18cm.

D. 8cm, 10cm, 15cm.

Câu 19: Hình A đồng dạng phối cảnh với hình B theo tỉ số đồng dạng là k = \frac{2}{3} thì hình B đồng dạng phối cảnh với hình A theo tỉ số đồng dạng là bao nhiêu?

A. \frac{1}{2}.

B. \frac{2}{3}.

C. \frac{1}{3}.

D. \frac{3}{2}.

Câu 20: Một hộp chứa 15 tấm thẻ cùng loại được đánh số từ 11 đến 25. Minh lấy ngẫu nhiên một thẻ từ hộp. Xác suất để thẻ chọn ra ghi số chia hết cho 3 là:

A. \frac{1}{2}.

B. \frac{1}{3}.

C. \frac{1}{4}.

D. \frac{1}{5}.

Câu 21: Một hộp chứa thẻ màu xanh và thẻ màu đỏ có kích thước và khối lượng như nhau. Hải lấy ra ngẫu nhiên một thẻ từ hộp, xem màu rồi trả lại hộp. Lặp lại thí nghiệm đó 50 lần, Hải thấy có 14 lần lấy được thẻ màu xanh. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được thẻ màu đỏ” là:

A. 0,14.

B. 0,28.

C. 0,72.

D. 0,86.

Câu 22: Tỉ lệ học sinh bị cận thị ở một trường trung học cơ sở là 18%. Gặp ngẫu nhiên một học sinh ở trường, xác suất học sinh đó bị cận thị là:

A. 0,18.

B. 0,82.

C. 0,92.

D. 0,5.

Câu 23: An gieo 3 con xúc sắc cân đối và đồng chất. Xác suất của biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc bằng 28” là:

A. 0.

B. \frac{1}{{18}}.

C. \frac{1}{{36}}.

D. \frac{1}{{12}}.

Câu 24: Lớp 8A có 38 học sinh, trong đó có 18 bạn nữ. Có 8 bạn nữ tham gia câu lạc bộ thể thao và 10 bạn nam không tham gia câu lạc bộ thể thao. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp, xác suất để học sinh đó là một bạn nam tham gia câu lạc bộ thể thao là

A. \frac{{10}}{{20}}.

B. \frac{5}{{19}}.

C. \frac{{18}}{{21}}.

D. \frac{9}{{23}}.

Câu 25: Một túi đựng các quả cầu giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 27 quả màu đỏ, 35 quả màu tím, 7 quả màu vàng, 11 quả màu trắng và 15 quả màu đen. Lấy ngẫu nhiên 1 quả trong túi. Xác suất lấy được quả cầu màu tím là:

A. \frac{{33}}{{95}}.

B. \frac{{34}}{{95}}.

C. \frac{7}{{19}}.

D. \frac{{19}}{{35}}.

B. Bài tập tự luận

Bài 1. Cho hàm số bậc nhất y = ax - 4.

a) Tìm hệ số góc α biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm M(1; -2).

b) Vẽ đồ thị của hàm số.

Bài 2. Cho đường thẳng d: y=−3x và đường thẳng d': y=x+2.

a) Vẽ đồ thị hai hàm số trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Tìm a, b để đường thẳng d'': y=ax+b đi qua điểm A(-1; 3) và song song với (d').

Bài 3. Đồng euro (EUR) là đơn vị tiền tệ chính thức ở một số quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu. Vào một ngày, tỉ giá hối đoái giữa đồng euro và đồng đô la Mỹ (USD) là 1 EUR = 1,1052 USD.

a) Viết công thức để chuyển đổi x euro sang y đô la Mỹ. Công thức tính y theo x này có phải là hàm số bậc nhất của x không?

b) Vào ngày đó, 200 euro có giá trị bằng bao nhiêu đô la Mỹ?

c) Vào ngày đó, 500 đô la Mỹ có giá trị bằng bao nhiêu euro?

Bài 4. Để sử dụng dịch vụ truyền hình cáp, người dùng phải trả một khoản phí ban đầu và phí thuê bao hàng tháng. Một phần đường thẳng d ở hình dưới đây biểu thị chi phí (đơn vị: triệu đồng) để sử dụng dịch vụ truyền hình cáp theo thời gian sử dụng của một gia đìng (đơn vị: tháng).

a) Tìm hàm số bậc nhất sao cho đồ thị của hàm số là đường thẳng d

b) Giao điểm của đường thẳng d với trục tung trong tình huống này có ý nghĩa gì?

c) Tính tổng chi phí mà gia đình đó phải trả khi sử dụng dịch vụ truyền hình cáp với thời gian 12 tháng.

Bài 5. Giải các phương trình sau:

a) 4x - 5 = 2x + 1;

b) 6x + 7 = 3x - 2;

c) 7x - 10 = 4x + 11;

d) 5(x - 3) + 5 = 4x + 1;

e) 8x - 5 = 3(x - 6) + 7;

g) 7x - (12 + 5x) = 6;

Bài 6. Bác Nam đầu tư 500 triệu đồng vào hai tài khoản: mua trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất 8% một năm và gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 6% một năm. Cuối năm bác Nam nhận được 34 triệu đồng tiền lãi. Hỏi bác Nam đã đầu tư vào mỗi tài khoản bao nhiêu tiền?

Bài 7. Một xe tải đi từ M đến N với tốc độ 50 km/h. Khi từ N quay về M xe chạy với tốc độ 40 km/h. Thời gian cả đi lẫn về mất 5 giờ 24 phút không kể thời gian nghỉ. Tính chiều dài quãng đường MN.

Bài 8. Cho \Delta KBC vuông tại K có KB < KC. Tia phân giác của \widehat B cắt KC tại H . Qua C vẽ đường thẳng vuông góc với tia BH tại I .

a) Chứng minh \Delta BHK\backsim \Delta CHI.

b) Chứng minh C{I^2} = IH.IB.

c) Tia BK cắt CI tại A, tia AH cắt BC tại D .

Chứng minh KC là phân giác của \widehat {IKD}.

Bài 9. Cho ΔABC vuông tại A, biết AB = 3cm,BC = 5cm. Tia phân giác của \widehat {ABC} cắt AC tại D.

a) Vẽ tia Cx vuông góc với BD tại E và tia Cx cắt đường thẳng AB tại F.

Chứng minh \Delta ABD\backsim \Delta EBC.

b) Tia FD cắt BC tại H. Kẻ đường thẳng qua H và vuông góc với AB tại M.

Chứng minh MH.AB = FH.MB.

Bài 10. Cho ΔABC vuông tại A có AB < AC , đường cao AH .

a) Chứng minh \Delta HAC\backsim \Delta ABC

b) Chứng minh H{A^2} = HB.HC

c) Gọi D và E lần lượt là trung điểm của AB, BC.

Chứng minh CH.CB = 4.D{E^2}

d) Gọi M là giao điểm của đường thẳng vuông góc với BC tại B và đường thẳng DE . Gọi N là giao điểm của AH và CM . Chứng minh N là trung điểm của AH.

Bài 11. Một hộp chứa 6 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt là 2; 3; 5; 8; 13; 21. Lấy ra ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:

A: ‘‘Số ghi trên thẻ là số lẻ’’.

B: ‘‘Số ghi trên thẻ là số nguyên tố’’.

C: ‘‘Số ghi trên thẻ là số chính phương’’.

Đánh giá bài viết
1 592
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Toán

    Xem thêm