Bộ đề thi học kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2024
Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân
Bộ đề thi cuối kì 2 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức được VnDoc đăng tải sau đây gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Giáo dục công dân 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.
1. Đề thi học kì 2 GDCD 8 KNTT - Đề 1
Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8 KNTT
TT | Chủ đề | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục kỹ năng sống | Phòng, chống bạo lực gia đình | 2 câu | 2 câu | 0.5 | ||||||||
2 | Giáo dục kinh tế | Lập kế hoạch chi tiêu | 2 câu | 2 câu | 0.5 | ||||||||
3 | Giáo dục pháp luật | Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại | 4 câu | ½ câu | ½ câu | 4 câu | 1 câu | 5.0 | |||||
Quyền và nghĩa vụ lao động | 4 câu | 1 câu | 4 câu | 1 câu | 4.0 | ||||||||
Tổng | 12 |
|
| 1 |
| 1/2 |
| 1/2 | 12 | 2 | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 KNTT
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?
A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học
Câu 2: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?
A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.
Câu 3: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.
Câu 4: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.
Câu 5. Dầu hỏa là
A. chất độc hại.
B. chất cháy.
C. chất nổ.
D. vũ khí.
Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.?
A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.
B. Cá nhân.
C. Công ty tư nhân.
D. Tổ chức phản động.
Câu 7: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Mời bạn bè mua pháo.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Câu 8: Hành động nào dưới đây không ảnh hưởng đến quá trình phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Cô H sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.
B. Các chú bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
C. Bạn H tự chế súng để chơi.
D. Bác Q dùng mìn để đánh bắt cá.
Câu 9: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động
A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
Câu 10: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền sở hữu tài sản.
C. Quyền được tuyển dụng lao động.
D. Quyền bóc lột sức lao động.
Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?
A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.
C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào
Câu 12: Người lao động có nghĩa vụ
A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1. ( 2.0 điểm) Nghỉ hè, bạn T được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu út. Bạn thấy cậu út thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại.
Nếu là bạn T, dựa vào những quy định của pháp luật, em sẽ nói gì với cậu út?
Câu 2. (2.0 điểm) Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
Câu 3. ( 3.0 điêm) Em hãy phân tích tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người?
Đáp án đề thi GDCD 8 học kì 2 KNTT
Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | B | C | A | B | B | A | A | B | A | C | D | A |
Điểm | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ | 0,25 đ |
Phần I- Tự luận (7 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
1 2.0 điểm | Nếu là bạn T, em sẽ: + Giải thích để cậu út hiểu: việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: gây độc cho rau, quả; gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất. + Cung cấp thêm tới cậu út những thông tin, quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn chất độc hại. + Khuyên cậu út nên: sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định; có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu hóa học. |
1.0 đ
0.5 đ 0.5 đ |
2 2.0 điểm | - Để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, em cần: + Tư vấn, giải thích cho người thân và bạn bè hiểu rõ những nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. + Khuyên mọi người nên tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật và trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng để phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. |
1.0đ
1.0 đ |
3 3.0 đ | * Vai trò của lao động đối với đời sống con người: - Lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội, là một trong nhũng nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại. - Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng xã hội phát triển, xây dựng đất nước giàu mạnh. - Lao động là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong xã hội, giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, đem đến cho con người niẽm vui và tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc sống, |
1.0 đ
1.0 đ
1.0 đ |
2. Đề thi cuối kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức - Đề 2
Đề thi cuối học kì 2 GDCD 8 KNTT
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm
Câu 1: Hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi
A. Bạo lực gia đình.
B. Bạo lực giới.
C. Bạo lực học đường.
D. Bạo lực xã hội.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Thiết bị điện bị quá tải.
B. Bảo quản thực phẩm sai cách.
C. Nắng nóng kéo dài.
D. Rò rỉ khí ga.
Câu 3: Khi các thành viên trong gia đình có những hành vi xâm phạm tới các quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về
A. tinh thần.
B. thể chất.
C. kinh tế.
D. tình dục.
Câu 4: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.
B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.
C. Tự do lựa chọn việc làm.
D. Thực hiện hợp đồng lao động.
Câu 5: Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Ngược đãi thân thể.
B. Xúc phạm danh dự.
C. Chiếm đoạt tài sản.
D. Cưỡng ép sinh con.
Câu 6: Bạo lực gia đình về mặt tình dục thể hiện ở hành vi nào dưới đây?
A. Ngược đãi thân thể.
B. Cưỡng ép sinh con.
C. Chiếm đoạt tài sản.
D. Xúc phạm danh dự.
Câu 7: Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?
A. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.
B. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.
C. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.
Câu 8: Hành vi của nhân vật nào dưới đây có thể gây ra tai nạn về cháy, nổ?
A. Ông B tố cáo hành vi tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ của anh V.
B. Anh T báo công an khi phát hiện vật thể lạ giống quả lựu đạn.
C. Chị X gọi lực lượng cứu hỏa khi phát hiện đám cháy.
D. Anh K mở bật lửa để kiểm tra bình xăng xe máy.
Câu 9: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?
A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.
B. Thực hiện hợp đồng lao động.
C. Chấp hành kỉ luật lao động.
D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.
Câu 10: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Cân bằng được tài chính.
B. Chi tiêu tiền hoang phí.
C. Thực hiện được tiết kiệm tiền.
D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.
Câu 11: Khi phát hiện vật thể lạ nghi là bom, mìn, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lại gần, nhặt vật thể lạ lên để kiểm tra xem đó là loại bom, mìn gì.
B. Huy động thêm nhiều người tới để khiêng vật thể đó về trụ sở công an.
C. Tránh xa vật thể lạ, báo cho lực lượng công an và cảnh báo tới mọi người.
D. Rời khỏi hiện trường và không cần cảnh báo cho người xung quanh biết.
Câu 12: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?
A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.
B. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.
C. Tự ý nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động.
D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1: 3 (điểm) Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái. Nếu là A, em sẽ ứng phó với tình huống trên như thế nào? Nêu 2 câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về sự hòa thuận, hạnh phúc gia đình.
Câu 2: 4 (điểm) Cho tình huống sau: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thêu mới 14 tuổi những ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.
a) Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?
b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
************HẾT***********
Đáp án đề thi GDCD 8 học kì 2 KNTT
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm ) Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | B | C | D | A | B | C | D | A | B | C | D |
Điểm | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 |
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 | - Nếu là bạn A, em sẽ tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, … ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) hoặc chuyên gia tư vấn tâm lí học đường để nhờ sự giúp đỡ. - 2 câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về sự hòa thuận, hạnh phúc gia đình | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 | a) Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm sau: | 2 điểm 2 điểm |
Chú ý (Khi chấm giáo viên cần linh hoạt cho điểm phần ý kiến giải thích của học sinh.)
Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8 KNTT
TT | Mạch nội dung |
Nội dung
| Mức độ nhận thức | Tổng | ||||||||||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Số câu |
Tổng điểm | |||||||||||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||||||||||||||
1 | Giáo dục kỹ năng sống | Phòng chống bạo lực gia đình | 2 |
| 1 | 1/2 |
| 3 | 1 | 3.75 | ||||||||||||||
2 | Giáo giáo kinh tế | Lập kế hoạch chi tiêu | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 3 | 0.75 | |||||||||||||
3 | Giáo dục pháp luật | Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nỗ và các chất độc hại | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 3 | 0.75 | |||||||||||||
4 | Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | 2 |
| 1 |
|
|
|
| 1/2 | 3 | 1 | 4.75 | ||||||||||||
Tổng số câu | 8 |
| 4 |
|
| 1/2 |
| 1/2 | 12 | 2 | 10 điểm | |||||||||||||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | ||||||||||||||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |