Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 8 Cánh diều có đáp án

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều được VnDoc đăng tải sau đây bao gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, hệ thống kiến thức được học trong học kì 2 Ngữ văn 8 giúp các em học sinh ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi cuối học kì 2 lớp 8 sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án cho các em so sánh và đối chiếu sau khi làm xong. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Truyện

Khái niệm đề tài và chủ đề đã được giới thiệu ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Bài học này hướng dẫn các em cách xác định đề tài và chủ đề. Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? Còn để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? Ví dụ, truyện Lão Hạc (Nam Cao) viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ, còn chủ đề của truyện là vấn đề cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm con người. Tuy nhiên, cần chú ý là mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề)

b. Thơ Đường luật

Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 9070, sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ Quốc ngữ.

Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)

c. Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lích ử không chỉ đơn thuần là liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.

d. Nghị luận văn học

Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản.

Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng.

Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,… trong tác phẩm) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ

e. Văn bản thông tin: giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim

Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim là loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,… của cuốn sách hoặc bộ phim đó.

Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó.

2. Phần tiếng Việt

a. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

c. Câu khẳng định và câu phủ định

d. Thành phần biệt lập trong câu

e. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

3. Phần Làm văn

a. Phân tích một tác phẩm truyện

b. Phân tích một tác phẩm thơ

c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

Văn bản Lão Hạc

Câu 1. Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

A. Con trai lão Hạc

B. Vợ ông giáo

C. Ông giáo

D. Binh Tư

Câu 2. Trong tác phẩm Lão Hạc, lão là một người như thế nào?

A. Là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý

B. Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc

C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng

D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

Văn bản Trong mắt trẻ

Câu 3. Tác giả của bài Trong mắt trẻ là ai?

A. Antoine de Saint-Exupery

B. Charles Dickens

C. George Orwell

D. J.K Rowling

Câu 4. Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt?

A. Nhân vật "tôi" đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán

B. Nhân vật "tôi" đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra

C. Nhân vật "tôi" bị thương và sắp không qua khỏi

D. Nhân vật "tôi" buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình

Văn bản Người thầy đầu tiên

Câu 5. Truyện Người thầy đầu tiên lấy bối cảnh như thế nào?

A. Bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX

B. Bối cảnh ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na

C. Bối cảnh ở khu nhà trọ thuộc Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ

D. Bối cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX

Câu 6. Tác phẩm Người thầy đầu tiên được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1961

B. 1962

C. 1963

D. 1964

Văn bản Mời trầu

Câu 7. Bài thơ Mời trầu được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1845

B. 1848

C. 1869

D. Chưa xác định

Câu 8. Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?

A. Miếng trầu là đầu câu chuyện

B. Cúng ông Công, ông Táo

C. Cúng ông Công, ông Táo

D. Bày mâm ngũ quả

Văn bản Vịnh khoa thi Hương

Câu 9. Hai câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?

A. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm

B. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần

C. Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm

D. Tất cả đều sai

Câu 10. Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào?

A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với với trường Hà

B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa

C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra

D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

Văn bản Xa ngắm thác núi Lư

Câu 11. Trong bài Xa ngắm thác núi Lư, tác giả đã so sánh dòng thác núi Lư với điều gì?

A. Dải lụa

B. Cánh đồng

C. Dải ngân hà

D. Con đường

Câu 12. Điểm nhìn của bài thơ là?

A. Ngay dưới chân núi Hương Lô

B. Trên con thuyền xuôi dòng sông

C. Trên đỉnh núi Hương Lô

D. Đứng nhìn từ xa

Văn bản Cảnh khuya

Câu 13. Mở đầu tác phẩm xuất hiệu âm thanh gì?

A. Tiếng đàn

B. Tiếng hát xa

C. Tiếng suối

D. Tiếng hạc bay qua

Câu 14. Đáp án nào nhận xét đúng nhất bức tranh thiên nhiên nơi cảnh khuya Việt Bắc?

A. Bức tranh sống động

B. Bức tranh trong trẻo, tinh sương

C. Bức tranh trầm mặc, huyền ảo

D. Bức tranh đượm buồn với gam màu tối

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

Câu 15. Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh viết về sự kiện lịch sử nào?

A. Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên

B. Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán

C. Quang Trung đại phá quân Thanh

D. Lê Lợi đại phá quân Minh

Câu 16. Quang Trung đại phá quân Thanh xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?

A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán

B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình

C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Đánh nhau với cối xay gió

Câu 17. Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào?

A. Là một cuộc giao tranh lớn

B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ

C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại

D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức

Câu 18. Dòng nào thuật đúng tình trạng của Đôn Ki-hô-tê sau khi đánh nhau với cối xay gió?

A. Nằm không cựa quậy, được giám mã nâng dậy, đỡ ngồi lên ngựa nhưng không ngồi ngay ngắn được vì đau

B. Nằm không cựa quậy, cầu mong nàng Đuy-xi-nê-a cứu giúp, lại có sức mạnh, nhảy phắt lên ngựa đi tiếp

C. Vùng dậy ngay, nhảy lên ngựa đi tiếp và rất hùng dũng

D. Nằm không cựa quậy, rồi thu hết sức vùng đứng lên, nhảy lên ngựa đi về cảng La-pi-xê

Văn bản Bên bờ Thiên Mạc

Câu 19. Bối cảnh được đặt ra trong đoạn trích là khi nào?

A. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ nhất

B. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai

C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ ba

D. Tất cả đáp án trên

Câu 20. Xác định nội dung chính của đoạn trích Bên bờ Thiên Mạc?

A. Kể về vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo, ngợi ca tư thế bình tĩnh, ung dung, tự tại của người đứng đầu đất nước trong cuộc chiến tranh.

B. Bố con ông già Màn Trò và người dân Thiên Mạc, ngợi ca tấm lòng và tinh thần yêu nước của tầng lớp quần chúng, nhân dân

C. Kể về Trần Bình Trọng, ngợi ca tinh thần gan dạ, quả cảm, bất khuất trước kẻ thù của vị tướng này

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Vẻ đẹp cảu bài thơ “Cảnh khuya”

Câu 21. Văn bản bàn luận về bài thơ nào?

A. Rằm tháng Giêng

B. Cảnh khuya

C. Tức cảnh Pác Bó

D. Chiều tối

Câu 22. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản thuyết minh

B. Văn bản tự sự

C. Văn bản nghị luận

D. Văn bản hành chính

Văn bản Chiều sâu của truyện “Lão Hạc”

Câu 23. Nội dung phần 1 của bài “Chiều sâu của truyện Lão Hạc” là gì?

A. Nghệ thuật sáng tác của Nam Cao trong truyện Lão Hạc

B. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của lão Hạc và ông giáo

C. Tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết của lão Hạc

D. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện Lão Hạc

Câu 24. Tác giả đã bắt đầu việc phân tích nghệ thuật bằng cách nào?

A. Giới thiệu một bài đoạn văn có cùng nội dung

B. Đặt câu hỏi

C. Giới thiệu tác giả

D. Trích thành ngữ, tục ngữ

Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư

Câu 25. Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh của tác giả nào?

A. Lê Quang Hưng

B. Quang Trung

C. Nguyễn Huệ

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu 26. Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là gì?

A. Giá trị nghệ thuật của bài thơ

B. Giá trị nội dung của bài thơ

C. Làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư

D. Điểm đặc sắc trong văn chương của nhà thơ

Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Câu 27. Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về người anh hùng thiếu niên nào?

A. Lượm

B. Thánh Gióng

C. Trần Hưng Đạo

D. Trần Quốc Toản

Câu 28. Câu chuyện trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng bắt đầu bằng?

A. Cảnh Trần Quốc Toản đứng bên bến Bình Than

B. Cảnh vua Thiệu Bảo trao cho Trần Quốc Toản quả cam quý

C. Giấc mơ bắt sống được Sài Thung – một tên sứ nhà Nguyên hống hách – của Hoài Văn Hầu

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Bộ phim “Người cha và con gái”

Câu 29. Người cha và con gái (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn nào?

A. Michael Dudok de Wit

B. James Gunn

C. James Cameron

D. Clint Eastwood

Câu 30. Bộ phim Người cha và con gái được thực hiện năm bao nhiêu?

A. 1999

B. 2000

C. 2001

D. 2002

Văn bản Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ”

Câu 31. Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ có tên gốc tiếng Anh là?

A. The Story of A Seagull and The Cat Who Taught Her To Fly

B. Father and Daughter

C. George’s Secret Key to the Universe

D. 20,000 leagues under the sea

Câu 32. Cuốn sách này mang chủ đề gì?

A. Khám phá đại dương

B. Khám phá hang động

C. Khám phá rừng rậm

D. Khám phá vũ trụ

2. Phần tiếng Việta. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Câu 1. Từ ngữ toàn dân là gì?

A. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương

B. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định

C. Là từ ngữ được ít người biết đến

D. Là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân

Câu 2. Thế nào là từ ngữ địa phương?

A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu

B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương

C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định

D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 3. Biệt ngữ xã hội là gì?

A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định

B. Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân

C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định

D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội

b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

Câu 4. Đảo ngữ là gì?

A. Là biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể

B. Là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người

C. Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau

D. Là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu

Câu 5. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật

B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

C. Là những từ miêu tả tính cách của con người

D. Là những từ gọi tả bản chất của sự vật

Câu 6. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật

B. Là những từ miêu tả tính cách của con người

C. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật

D. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

c. Câu khẳng định và câu phủ định

Câu 7. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?

A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

D. Là câu có ngữ điệu phủ định

Câu 8. Câu khẳng định là gì?

A. Là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu khẳng định.

B. Là câu xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó.

C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…

D. A và B đúng

d. Thành phần biệt lập trong câu

Câu 9. Thành phần biệt lập của câu là gì?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm…

D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Câu 10. Điền vào chỗ (…) để hoàn chỉnh câu sau:

“Thành phần … được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận…)”

A. Tình thái

B. Cảm thán

C. Gọi đáp

D. Phụ chú

e. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Câu 11. Câu hỏi (nghi vấn) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 12. Câu khiến (cầu khiến) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 13. Câu cảm (cảm thán) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

Câu 14. Câu kể (trần thuật) là kiểu câu gì?

A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi

C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết

D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc

3. Phần Làm văna. Phân tích một tác phẩm truyện

Đề 1. Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Đề 2. Phân tích truyện ngắn Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tôp

b. Phân tích một tác phẩm thơ

Đề 1. Phân tích bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương

Đề 2. Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương

c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục”

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”

d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

Đề 1. Phân tích đoạn trích “Đổi tên cho xã” (từ vở kịch “Bệnh sĩ” của Lưu Quang Vũ)

Đề 2. Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng đài (trích từ vở kịch Vũ Như Tô)

e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách

Đề 1. Hãy viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích

Đề 2. Viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà em yêu thích (Ví dụ: cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế)

Mời các bạn xem Đáp án trong file tải về

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng